intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hội An” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN Mức độ nhận Tổng Nội thức dung Nhậ Thô Vận Kĩ / đơn Vận n ng dụng năng vị dụng biết hiểu cao kiến thức TNK TNK TNK TNK Phần TL TL TL TL Q Q Q Q I Đọc Truy hiểu ện 10 4 0 3 1 0 1 0 1 ngụ câu ngôn Tỉ lệ 20 0 15 10 0 10 0 5 60 % % điểm II Viết Viết bài văn 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu nghị luận 10 0 15 0 10 0 5 Tỉ lệ % 0 40 % điểm Tỉ lệ % các mức độ nhận 40% 20% 10% 100% thức 30%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 7 Số câu hỏi Phần Nội theo mức độ nhận thức Chương/ dung/ Mức độ chủ đề đơn vị đánh giá kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao I Đọc hiểu Truyện * Nhận 4TN 3TN/ 2TL ngụ ngôn biết: 1TL - Ngôi kể - Chi tiết liên quan đến nhân vật - Từ trái nghĩa * Thông hiểu: - Liên kết câu bằng từ ngữ - Câu tục ngữ liên quan đến thông điệp của văn bản - Hình ảnh - Nhận xét về nhân vật * Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu
  3. chuyện. * Vận dụng cao: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong văn bản. II Viết Viết bài Nhận 1* 1* 1* văn nghị biết: luận về Nhận biết vấn đề được yêu trong đời cầu của sống đề (viết (trình bày bài văn ý kiến tán nghị luận thành) về vấn đề 1TL trong đời sống). Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức bài văn nghị luận. Vận dụng: Viết bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành). Có lập luận chặt chẽ, luận
  4. cứ xác thực, nêu được quan điểm của mình về ý kiến. Vận dụng cao: Bài viết có sáng tạo trong cách diễn đạt. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng. 30 40 20 10 Tỉ lệ (%) từng mức độ 100% Tỉ lệ chung UBND KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II THÀNH NĂM HỌC 2023-2024 PHỐ HỘI MÔN: NGỮ VĂN 7 AN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) TRƯỜN G THCS CHU VĂN AN (Đề gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
  5. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. ( SGK Tiếng Việt, bộ Cánh Diều, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài (từ câu 1 đến câu 7) Câu 1 (0.5 điểm): Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 2 (0.5 điểm): Điều gì làm người cha buồn phiền? A. Các con hay cãi vã. B. Các con không yêu thương nhau. C. Các con không tôn trọng cha. D. Các con không nghe lời cha. Câu 3 (0.5 điểm): Người cha gọi các con đến để A. căn dặn và chia tài sản cho các con. B. trò chuyện vui vẻ với các con. C. căn dặn các con làm việc chăm chỉ. D. bảo các con rằng ai bẻ gãy bó đũa thì thưởng tiền. Câu 4 (0.5 điểm): Từ “đoàn kết” trái nghĩa với từ nào? A. Đùm bọc . B. Yêu thương. C. Chia rẽ. D. Giúp đỡ. Câu 5 (0.5 điểm): Nêu tác dụng của từ “anh em” trong hai câu văn: “Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận.” A. Từ ngữ lặp để liên kết hai câu văn với nhau. B. Từ ngữ nối để liên kết hai câu văn với nhau. . C. Từ ngữ thay thế để liên kết hai câu văn với nhau. D. Từ ngữ đồng nghĩa để liên kết hai câu văn với nhau. . Câu 6 (0.5 điểm): Thông điệp của câu chuyện liên quan đến câu tục ngữ nào? A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. B. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. C. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. D. Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới. Câu 7 (0.5 điểm): Hình ảnh một chiếc đũa và cả bó đũa được ngầm so sánh với điều gì?
  6. A. Một chiếc đũa và cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện. B. Một chiếc đũa ngầm so sánh với một người con, cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con. C. Một chiếc đũa ngầm so sánh với bốn người con, cả bó đũa ngầm so sánh với một người con D. Một chiếc đũa và cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện. Câu 8 (1.0 điểm): Nhận xét về hình ảnh người cha trong câu chuyện. Câu 9 (1.0 điểm): Em rút ra bài học gì qua câu chuyện? Câu 10 (0.5 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Mạng xã hội bao gồm facebook, tiktok, zalo, youtube,… mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra không ít tác hại cho người sử dụng”. Hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của em về ý kiến trên. …………………………………Hết…………………………………
  7. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm; khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phướng án trả lời C B D C A C B Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Tự luận Câu 8 (1,0đ): Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0đ) Hình ảnh người cha trong câu Học sinh nhận xét được Trả lời sai hoặc chuyện: về hình ảnh người cha không trả lời. - Người cha quan tâm, yêu thương nhưng diễn đạt chưa rõ và mong các con luôn sống hòa ràng. thuận, đoàn kết . - Cách giáo dục con của người cha rất thông minh và khéo léo. Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Bài học rút ra: Học sinh chỉ nêu Trả lời sai hoặc
  8. - Là anh em cùng chung một nhà phải biết yêu được 1 bài học không trả lời. thương, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, có như rút ra từ câu thế mới tạo nên sức mạnh để vượt qua những chuyện. khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. - Rộng lớn hơn, câu chuyện còn đề cao tinh thần đoàn kết giữa con người với con người trong xã hội. Chúng ta phải biết đoàn kết, đồng sức đồng lòng. Từ đó tạo nên sức mạnh để xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh. - Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy. Câu 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) Sức mạnh của tinh thần đoàn kết Học sinh nêu sức Trả lời nhưng không Gợi ý: mạnh của tinh thần chính xác, không liên Đoàn kết chính là người trong gia đoàn kết nhưng quan đến nội dung đình, tập thể, xã hội cùng nhau hướng diễn đạt chưa rõ câu hỏi, hoặc không tới mục tiêu chung và nỗ lực hết mình ràng, thiếu dẫn trả lời. để đạt được mục tiêu chung ấy. Đoàn chứng. kết tạo thành một sức mạnh vững chắc giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt được nhiều thành công. Dẫn chứng: Trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, trong lao động sản xuất, phòng chống thiên tai, dịch bệnh,… Phần II: VIẾT (4.0 điểm) Yêu cầu Điểm 1. Yêu cầu chung a) Yêu cầu về kĩ năng: Bài viết phải được tổ chức thành văn bản nghị luận hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... b) Yêu cầu về nội dung: Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra không ít tác hại cho người sử dụng. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần. 0,25 Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài: Phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài: Khái quát vấn đề, rút ra bài học cho bản thân.
  9. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Mặt lợi – mặt hại của mạng xã hội 0,25 c. Viết bài: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm 3,0 bảo các ý sau: (1) Mở bài: - Giới thiệu mạng xã hội với hai mặt lợi – hại, nêu ra ý kiến - Thể hiện quan điểm của bản thân: Đồng tình với ý kiến (2) Thân bài: * Giải thích khái niệm, thực trạng Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, nơi mọi người có thể dễ dàng kết nối và tương tác với nhau mà không giới hạn khoảng cách địa lý. Một số nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng có thể kể đến như: Facebook, TikTok,... * Phân tích hai mặt lợi - hại của mạng xã hội - Lợi ích mạng xã hội đem lại: + Đây là nơi mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau mà không có bất kỳ rào cản địa lí nào. + Nơi mọi người có thể tìm kiếm những nội dung giải trí thú vị. Lưu giữ kỉ niệm đẹp bằng nhiều bức ảnh, video ngắn,.. + Nơi giao lưu kết bạn, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau khi cần. + Cập nhật tin tức mới nhất, nhanh nhất từ nhiều nguồn khác nhau. + Cho phép mọi người chia sẻ trạng thái, câu chuyện của bản thân. + Nơi mọi người có thể chia sẻ trải nghiệm và thông tin hữu ích đến mọi người ở nhiều lĩnh vực khác nhau. + Địa điểm kinh doanh hấp dẫn dành cho các nhà bán hàng online. + Áp dụng hiệu quả vào hoạt động giáo dục, có thể kể đến như các lớp học online, sự kiện trực tuyến,... - Tác hại của mạng xã hội: + Dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng xã hội dẫn đến việc “nghiện mạng xã hội” làm sao nhãng việc học; ảnh hưởng đến sức khỏe; ảnh hưởng đến tâm trạng, hành động. + Sống trong thế giới ảo nhiều hơn thế giới thực, ít có kĩ năng giao tiếp trực tiếp với người khác. + Do sự đa dạng của thông tin được chia sẻ trên mạng, khiến người dùng gặp khó khăn trong việc chọn lọc và tiếp nhận các thông tin chính xác. Thậm chí có người còn tiếp thu những thông tin không lành mạnh dẫn đến những hành động sai lầm. + Các đối tượng lừa đảo sử dụng nền tảng này để chiếm đoạt tiền, đánh cắp thông tin các nhân, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác,... * Giải pháp sử dụng mạng xã hội có ích và hiệu quả - Tham gia và sử dụng mạng xã hội một cách tích cực trong việc đăng tải, chia sẻ, hay tiếp nhận nội dung. - Phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn và xử lý những cá nhân chia sẻ thông tin tiêu cực, sai sự thật, gây ảnh hưởng đến cộng đồng. - Chủ động bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân của mình. - Thận trọng trước những mối quan hệ trên mạng xã hội. - Quản lý thời gian dành cho mạng xã hội một cách hợp lý. Dành nhiều thời gian cho học tập, giúp đỡ gia đình, hoạt động của trường lớp.
  10. (3) Kết bài: + Khẳng định tính hai mặt của mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lí, hiệu quả. + Bài học nhận thức và hành động của bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, dẫn chứng thuyết phục, có giọng 0,25 điệu riêng. Chỉ cần viết bài văn ngắn nêu được lợi ích và tác hại của mạng xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2