intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Đại Lộc" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Đại Lộc

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT ĐẠI LỘC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 25) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ Mức độ nhận thức Tổng Nhận Thông Vận Vận Nội dung/ TT Kĩ năng biết hiểu dụng dụng đơn vị kĩ năng (số (số (số cao câu) câu) câu) (số câu) 1 Đọc Văn nghị luận 4 1 1 0 6 Tỷ lệ % điểm 30 10 10 0 50 2 Viết Nghị luận 1* 1* 1* 1 4 về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Kĩ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Vận năng vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu Dụng cao 1 Nhận biết: 4 1 1 - Phương thức biểu đạt (0,5 điểm) Đọc - Từ đồng nghĩa . (0,5 điểm) hiểu - Căn cứ vào đoạn trích, nhận biết sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. (1 điểm) - Nhận biết phép liên kết câu và Văn nghị liên kết đoạn văn. (1 điểm) luận Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được vấn đề đặt ra trong đoạn trích (1,0 điểm) Vận dụng: - Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích.. 2. Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* - Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Thông hiểu: Nghị luận - Cách làm bài nghị luận về tác về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích phẩm Vận dụng: LÀM truyện VĂN hoặc đoạn - Viết bài nghị luận về tác phẩm trích truyện hoặc đoạn trích theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Vận dụng cao: - Viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, theo bố cục
  3. 3 phần, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, có sức thuyết phục. - Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. Tổng 5 2 2 1 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 1trang) I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thói ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. (George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng địch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.,44) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2: (0,5 điểm) Tìm từ đồng nghĩa với từ “đố kị” trong đoạn trích trên. Câu 3: (1 điểm) Căn cứ vào đoạn trích, hãy cho biết đâu là sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại? Câu 4: (1 điểm) Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thể hiện phép liên kết ấy trong đoạn văn: “Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác,
  4. đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày”. Câu 5 (1,0 điểm) Theo em, vì sao người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến thành công của người khác”? Câu 6. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình ” không? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI LỘC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm có 2 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thầy cô giáo dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trântrọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I Câu Nội dung Điểm ĐỌC 5,0 HIỂU 1 - PTBĐ chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 2 - Từ đồng nghĩa với từ “đố kị”: ganh tị, lòng tị hiềm,... 0,5 (HS tìm được 1 từ ghi 0,5 điểm) 3 - Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại: “người thành 1,0 công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác, kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê ba i,
  5. hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thói ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày”. 4 - Phép liên kết: Phép lặp: “họ” 1,0 5 - Người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành công 1,0 của người khác vì họ cảm thấy ganh ghét, bản thân mình thua kém trước thành công đó. 6 Trình bày quan điểm của bản thân, lý giải hợp lý. Sau đây là 1,0 những gợi ý. - Đồng ý - Lý giải: Ganh tị với người khác khiến cho bản thân tốn nhiều thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự tin. Đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát triển bản thân của mình Tuỳ vào mức độ mà GV ghi điểm sao cho thích hợp, chấm điểm tối đa là 1,0 điểm. II. HS tạo lập được văn bản nghị luận: 5.0 Làm 1. Yêu cầu chung: văn a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản nghị luận hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng viết bài văn NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. b) Yêu cầu về kiến thức: Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích phải có luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn 0.25 trích: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng nghị luận: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn 0.25 Làng của Kim Lân. c) Viết bài: Vận dụng tốt cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là những yêu cầu có tính định hướng: - Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính 0.5 của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp . - Thân bài: 3.0 Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. * Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện:
  6. + Chi tiết đi tản cư nhớ làng + Theo dõi tin tức kháng chiến + Tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây + Niềm vui tin đồn được cải chính * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật + Các chi tiết miêu tả nhân vật + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại,…). Nhận xét, đánh giá về nhân vật: - Kết bài: 0.5 Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.25 vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2