intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Câu 1. Nhóm các hoocmon kích thích ở thực vật bao gồm: A.Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin B.Auxin, Êtilen, Axit abxixic C.Etilen, Axit abxixic, Xitôkinin D.Gibêrelin, Xitôkinin, Axit abxixic Câu 2. Xinap là: A.Diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…). B.Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. C.Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau. D.Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. Câu 3. Ví dụ nào thuộc tập tính học được? A.Chim mẹ bảo vệ và chăm sóc con non khi nở. B.Ngỗng con mới nở chạy theo ngỗng mẹ. C.Tò vò xây tổ để đẻ trứng. D.Chim đưa thư mang thư đến nơi nhận. Câu 4. Sự hình thành tập tính học tập là: A.Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững. B.Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. C.Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền. D.Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. Câu 5. Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ A.12 B.14 C.15 D.13 Câu 6. Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, thanh long. Những loài này A.chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày B.ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối C.ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh D.chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày Câu 7. Ứng động có vai trò gì đối với đời sống của thực vật? A.Giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường. B.Giúp cây sinh trưởng dãn dài của tế bào thân và rễ. C.Nhận biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của ngày nhờ có nhịp sinh học ngày và đêm. 1/4 - Mã đề 953
  2. D.Tăng tốc độ sinh trưởng của cây dước tác động của ngoại cảnh. Câu 8. Khi nói về các kiểu hướng động của thân cây và rễ cây, phát biểu nào sau đây là đúng? A.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương B.Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm C.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương D.Thân hướng sáng dương và hướng trọng tâm lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương Câu 9. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về quá trình phát triển ở thực vật? A.Tất cả các loại cây đều ra hoa khi phát triển đủ số lá. B.Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ gọi là florigen C.Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể D.Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào sự tương quan độ dài ngày và đêm gọi là xuân hoá. Câu 10. Sinh trưởng ở thực vật là A.Quá trình tăng về thể tích cơ thể do tăng về kích thước tế bào B.Quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào C.Quá trình phân hoá và tăng số lượng tế bào D.Quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô phân sinh Câu 11. Khẳng định nào sau đây chưa chính xác khi nói về hoocmon? A.Auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh của thân và cành B.Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao C.Auxin kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào D.Hormone ethylene được tổng hợp chủ yếu ở quả đang chín Câu 12. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về cảm ứng ở thực vật? A.Nguyên nhân của hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ là do sự sinh trưởng không đồng đều của tế bào ở 2 phía đối diện cuống hoA. B.So với tính cảm ứng ở động vật thì tính cảm ứng của thực vật là những phản ứng diễn ra chậm và nhưng dễ nhận thấy C.hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng, hoa quỳnh nở về đêm là ứng động sinh trưởng D.Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là không liên quan đến sự phân chia tế bào Câu 13. Khẳng định nào sau đây là chưa chính xác khi nói về tập tính của động vật? A.Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vì số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn. B.Tập tính bảo vệ lãnh thổ chỉ diễnra giữa những cá thểcùngloài. C.Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội D.Cô giáo dạy văn yêu cầu bạn làm một bài văn. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập học khôn. Câu 14. Cho các tập tính sau ở động vật: (1)Sự di chuyển của cua đỏ về biển đẻ trứng, (2)sư tử săn mồi, (3)Nhện giăng tơ, (4)Vẹt nói được tiếng người, (5)Đánh kẻng trâu bò về chuồng, (6)Công múa vào mùa sinh sản, (7)Xiếc khỉ đi xe đạp, (8)Ve kêu vào mùa hè Những tập tính nào là bẩm sinh? A.(2), (4), (6), (7) B.(2), (4), (5), (8) C.(1), (3), (6), (8) D.(3), (4), (5), (7) Câu 15. Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta sử dụng thuốc kích thích ra rễ, trong các thuốc này chất nào có vai trò chính
  3. A.Xitokinin B.Etilen C.Giberelin D.Auxin Câu 16. Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây? A.Ở chồi đỉnh B.Ở thân C.Ở chồi nách D.Ở đỉnh rễ Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng? A.Ngọn cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp B.Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm C.Cây một lá mầm có sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp D.Cây một lá mầm, cây hai lá mầm đều có sinh trưởng thứ cấp và sơ cấp Câu 18. Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật nào? A.Cá, lưỡng cư, bò sát,chim, thú, thân mềm. B.Cá, lưỡng cư, bò sát,chim, thú, giun tròn. C.Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. D.Cá, lưỡng cư, bò sát,chim, thú, giun đốt. Câu 19. Điện thế hoạt động được chia thành những giai đoạn nào? A.Đảo cực, tái phân cực, mất phân cực B.Đảo cực, mất phân cực, tái phân cực C.Mất phân cực, tái phân cực, đảo cực D.Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực Câu 20. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước A.tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng B.nhiều tác nhân kích thích C.tác nhân kích thích không định hướng D.tác nhân kích thích không ổn định Câu 21. Khẳng định nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp? A.Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap. B.Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp. C.Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước D.Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau. Câu 22. Trường hợp nào sau đây là hướng động? A.Vận động hướng sáng của cây đậu B.Vận động bắt côn trùng của cây gọng vó C.Vận động cụp lá của cây trinh nữ D.Vận động nở hoa của cây hoa tuylip Câu 23. Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A.Màng trước xinap. B.Chuỳ xinap. C.Khe xinap. D.Màng sau xinap. Câu 24. Ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là A.tay chạm vật nóng có phản ứng co ngón tay lại. B.thời tiết nóng bức con người có hiện tượng đổ mồ hôi. C.khi trời lạnh chim sẽxù lông giữ ấm. D.thỏ rừng bị săn đuổi, khi thoáng thấy bóng người sẽ bỏ chạy. 3/4 - Mã đề 953
  4. Câu 25. Giberelin được sinh ra ở bộ phận nào của cây: A.Chồi ngọn. B.Hạt, quả C.Lá, rễ. D.Thân,cành. Câu 26. Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh phát triển thuộc loại tập tính nào? A.Số ít là tập tính bẩm sinh. B.Phần lớn là ập tính bẩm sinh. C.Toàn là tập tính học tập. D.Phần lớn là tập tính học tập. Câu 27. Hoocmon thực vật là A.Chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra ức chế các quá trình già hoá của cây B.Chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra giúp cây kháng lại sâu bệnh C.Chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết các hoạt động trong cây D.Chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra kích thích sinh trưởng của cây Câu 28. Trong các hiện tượng sau: (1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng, (2)khí khổng đóng mở, (3)hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng, (4)sự khép và xòe của lá cây trinh nữ,(5)Hoa tuy lip nở Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng? A.(1), (2) và (3) B.(3) và (5) C.(2), (3) và (5) D.(2) và (4) Câu 29. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào? A.Bộ phận tiếp nhận kích thích  bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  bộ phận phản hồi thông tin. B.Bộ phận tiếp nhận kích thích  bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  bộ phận thực hiện phản ứng. C.Bộ phận trả lời kích thích  bộ phận tiếp nhận kích thích  bộ phận thực hiện phản ứng. D.Bộ phận tiếp nhận kích thích  bộ phận thực hiện phản ứng  bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận phản hồi thông tin. Câu 30. Phản xạ ở động vật là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích A.từ bên ngoài cơ thể. B.từ bên trong cơ thể. C.chỉ bên ngoài cơ thể. D.từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Câu 31. Những phản ứng nào sau đây là biểu hiện tính hướng động ở thực vật A.Hiện tượng cụp lá của cây bắt mồi B.Hiện tượng cuốn ngọn của cây sắn dây C.Hiện tượng thay đổi màu của hoa phù dung D.Hiện tượng đóng mở khí khổng Câu 32. Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của: A.hướng tiếp xúc B.hướng trọng lực âm C.hướng sáng D.vận động ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2