intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, TRƯỜNG THCS -THPT ĐĂK LUA NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Sinh học – Lớp 11A1 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (7điểm) Câu 1. Quan sát hình sau, xác định tế bào thần kinh gồm những thành phần chính nào sau đây? A. Thân, sợi trục, sợi nhánh. B. Nhân, sợi trục, eo Ranvier. C. Sợi nhánh, sợi trục, tận cùng synapse. D. Thân nơron, bao myelin. Câu 2. Phản ứng của cơ thể đáp trả lại các kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài) đưới sự điều khiển của hệ thần kinh được gọi là A. phản xạ. B. hướng động. C. ứng động. D. cảm ứng. Câu 3. Khi chạm vào một vật, nhờ loại giác quan nào sau đây ta có thể nhận biết được mùi của vật đó? A. Xúc giác. B. Khứu giác. C. Vị giác. D. Thị giác. Câu 4. Loại thụ thể nào sau đây sẽ tiếp nhận kích thích khi chạm tay vào vật sắc nhọn? A. Thụ thể hóa học. B. Thụ thể cơ học. C. Thụ thể nhiệt. D. Thụ thể đau. Câu 5. Bệnh nào sau đây là bệnh do tổn thương hệ thần kinh? A. Tâm thần. B. Còi xương. C. Bứu cổ. D. Ung thư. Câu 6. Chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển được gọi là A. tập tính. B. thói quen. C. bản năng. D. phản xạ. Câu 7: Hiện tượng vịt con vừa chào đời chạy theo vật di động đầu tiên nó nhìn thấy là hình thức học tập A. in vết. B. học ngầm. C. học khôn. D. quen nhờn. Câu 8: Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình A. tăng chiều dài cơ thể sinh vật. B. tăng về chiều ngang cơ thể sinh vật. C. tăng về khối lượng cơ thể sinh vật. D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể sinh vật. Câu 9. Đặc điểm sinh trưởng ở thực vật không có đặc điểm nào sau đây? A. Được bắt đầu tại vị trí có mô phân sinh. B. Có thể diễn ra suốt vòng đời của thực vật. C. Cơ sở của sinh trưởng là quá trình nguyên phân và sự kéo dài tế bào. D. Thực vật đều có sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Câu 10. Một nhóm gồm những tế bào còn non chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên trong suốt đời sống của cây để tạo ra tế bào mới được gọi là A. Mô phân sinh. B. Đỉnh sinh trưởng. C. Noãn bào. D. Nhóm tế bào sơ cấp. Câu 11. Hoocmon thực vật có vai trò A. điều chỉnh quá trình sinh lý, sinh trưởng, phát triển của cây. B. kích thích quá trình nảy mầm của hạt, quá trình rụng lá. C. ức chế hoặc kích thích cây ra hoa. D. tạo chồi trong nuôi cấy mô. Câu 12. Ở thực, vật mô phân sinh đóng vai trò nào sau đây? A. Tạo ra rễ mới. B. Tạo ra cơ quan mới. C. Tạo ra tế bào mới. D. Tạo ra cây mới. Câu 13. Đặc điểm sinh trưởng động và phát triển vật là A. khác nhau về tốc độ sinh trưởng và phát triển ở mỗi giai đoạn trong vòng đời B. mỗi phần khác nhau trên cơ thể có tốc độ giống nhau.
  2. C. giống nhau về thời gian sinh trưởng, phát triển ở các cá thể trong loài. D. bao gồm ba giai đoạn: phôi, hậu phôi và biến thái. Câu 14. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở người thấy rõ nhất ở giai đoạn A. Sơ sinh. B. Dậy thì. C. Trưởng thành. D. Về già. Câu 15. Ở trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmon sinh trưởng thì sẽ gây hậu quả A. bệnh lùn tuyến yên. B. không dạy thì. C. bệnh to đầu xương chi. D. già trước tuổi. Câu 16. Hoocmon testosterone có vai trò nào sau đây? A. Phát triển cơ bắp và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. C. Phát triển chiều dài xương và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. Câu 17: Quan sát hình ảnh hệ thần kinh người, cho biết đây là hệ thần kinh dạng nào? A. Dạng lưới B. Dạng ống. C. Dạng chuỗi D. Dạng hạch Câu 18. Sắp xếp theo thứ tự đúng đường đi của xung thần kinh trong một cung phản xạ khi tay chạm vào gai nhọn. (1) Neuron trung gian (2) Neuron cảm giác. (3) Cơ quan thụ cảm bị kích thích. (4) Cơ quan đáp ứng (5) Neuron vận động. A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5). B. (5) → (1) → (2) → (3) → (4). C. (3) → (2) → (1) → (5) → (4). D. (3) → (5) → (1) → (4) → (2). Câu 19: Ví dụ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện? A. Vẹt biết nói tiếng người. B. Bạn A tiết nước bọt khi nghe từ quả cóc . C. Bạn B nổi da gà khi trời lạnh. D. Nhện biết găng tơ. Câu 20: Cho các đặc điểm sau, có mấy đặc điểm của tập tính bẩm sinh? (1) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể. (2) Rất bền vững và không thay đổi. (3) Là tập hợp các phản xạ không điều kiện. (4) Do kiểu gen quy định. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 21. Cho các ví dụ sau: (1) Ngỗng con vừa mới nở đã biết bơi. (2) Vẹt biết nói tiếng người. (3) Chó nghiệp vụ phát hiện thuốc nổ. (4) Kền kền phát hiện thức ăn ở khoảng cách hơn 1km. (5) Sư tử biết làm xiếc. Có bao nhiêu tập tính trên là tập tính học được? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 22. Biện pháp nào sau đây không nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của con người ? A. Ăn nhiều thịt, cá. B. Vệ sinh môi trường. C. Lối sống lành mạnh. D. Ăn uống khoa học. Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng về sinh trưởng sơ cấp ở thực vật? A. sinh trưởng thứ sơ cấp có ở tất cả các loài thực vật. B. sinh trưởng sơ cấp là quá trình tăng về kích thước bề ngang. C. sinh trưởng sơ cấp là kết quả của hoạt động của mô phân sinh bên. D. sinh trưởng sơ cấp chỉ có ở thực vật thân gỗ, 2 lá mầm. Câu 24. Nhân tố nào sau đây không chi phối sự ra hoa ở thực vật có hoa? A. Nồng độ CO2. B. Nhiệt độ thấp. C. Quang chu kì. D.Tuổi của cây. Câu 25. Đặc điểm nào sau đây có ở phát triển không qua biến thái mà không có ở phát triển qua biến thái?
  3. A. Con non và con trưởng thành có hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự con trưởng thành. B. Con non và con trưởng thành có hình thái, cấu tạo, sinh lí khác hoàn toàn con trưởng thành. C. Có sự thay đổi hình thái, cấu tạo sau mỗi lần lột xác. D. Có sự thay đổi hình thái, cấu tạo sau mỗi lần biến đổi. Câu 26. Dựa vào sơ đồ giai đoạn phát triển phôi người, có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau đây? (1) Hợp tử phân chia tạo ra nhiều tế bào tạo phôi thai. (2) Phôi thai phát triển thành thai nhi nhờ quá trình phân hóa tế bào tạo thành các cơ quan. (3) Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái. (4) Có sự thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 27. Quan sát hình ảnh sau đây, hãy xác định tên gọi giai đoạn trong quá trình phát triển của con người trong vòng đời ? A. Giai đoạn phôi. B. Giai đoạn sau sinh. C. Giai đoạn tiền phôi. D. Giai đoạn hậu phôi. Câu 28. Có bao nhiêu biện pháp sau bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì ở người? (1) Vệ sinh cơ thể. (2) Khẩu phần ăn uống hợp lý, cân đối. (3) Sử dụng nhiều chất kích thích. (4) Vận động và nghỉ ngơi hợp lý. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. B. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1 điểm): Dịp gần tết khi đi qua khu vực ấp 3 ra ấp 1 vào ban đêm chúng ta bắt gặp hình ảnh vườn cây hoa cúc sáng rực bởi những bóng đèn điện. Việc thắp đèn vào ban đêm nhằm mục đích gì? Cơ sở khoa học của hiện tượng trên? Câu 30 (1 điểm): Tại sao phải ăn uống đầy đủ các chất đặc biệt là giai đoạn dậy thì? Câu 31 (1 điểm). Viết bài tuyên truyền hoặc vẽ tranh cổ động về phòng chống tác hại của các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) trong trường học?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2