intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TÂY GIANG Năm học 2023 - 2024 MÔN: SINH HỌC. LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 2 trang) (Không kể thời gian giao đề) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề SI 111 I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm ) Câu 1: Sinh trưởng ở thực vật là gì? A. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào. B. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào. C. Quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể theo thời gian. D. Quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào theo thời gian. Câu 2: Cho các nội dung sau : (1) các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh (2) động vật đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp (3) phản ứng mang tích chất định khu, chính xác hơn (4) phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể (5) ngành Ruột khoang (6) các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể (7) tiêu tốn nhiều năng lượng (8) tiết kiệm năng lượng hơn Sắp xếp cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch bằng cách ghép các đặc điểm tương ứng với mỗi nhóm động vật A. hệ thần kinh dạng lưới: (4), (5), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (1), (2), (3) và (8). B. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (5) và (8). C. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (8) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (7). D. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (8). Câu 3: Tuổi thọ của sinh vật là A. Tuổi thọ của các loài sinh vật là rất giống nhau. B. Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển, sinh sản, già đi rồi chết. C. Gồm toàn bộ sự phát triển của cá thể. D. Thời gian sống của một sinh vật. Câu 4: Ở động vật, hình thức học tập nào sau đây là đơn giản nhất? A. in vết. B. quen nhờn. C. học xã hội. D. học liên kết. Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống? A. Giun dẹp. B. Bò sát. C. Chân khớp. D. Ruột khoang. Câu 6: Mô phân sinh ở thực vật là A. nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân. B. nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế. C. nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng. D. nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật. Câu 7: Ví dụ nào sau đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A. Chó nghiệp vụ biết tìm tội phạm. B. Vẹt nói được tiếng người. C. Ve kêu vào mùa hè. D. Khỉ làm xiếc. Câu 8: Cho các tập tính sau ở động vật: (1) Sự di cư của cá hồi (2) Báo săn mồi (3) Nhện giăng tơ (4) Vẹt nói được tiếng người (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản (7) Xiếc chó làm toán (8) Ve kêu vào mùa hè Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được? Trang 1/2 - Mã đề SI 111
  2. A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7) B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7) C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8) D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7) Câu 9: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền. B. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài. C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền được. D. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Câu 10: Phản ứng của cơ thể để trả lời lại kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài thông qua hệ thần kinh gọi là gì? A. Phản xạ. B. Truyền tin. C. Cảm ứng. D. Thụ thể. Câu 11: Ở động vật có mấy loaị tập tính phổ biến? A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 12: Các hormone kích thích sinh trưởng bao gồm A. auxin, gibberellin, ethylene. B. auxin, abscisic acid, cytokinin. C. auxin, ethylene, abscisic acid. D. auxin, gibberellin, cytokinin. Câu 13: Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là A. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng. B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành. C. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng.D. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành. Câu 14: Neu ron được cấu tạo từ mấy phần? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 15: Hormone được ứng dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô tính là A. auxin. B. gibberellin. C. cytokinin. D. kinetin. Câu 16: Làm tăng hoạt động tiêu hoá cơ học và hoá học của hệ tiêu hoá là vai trò của giác quan nào sau đây? A. Vị giác. B. Xúc giác. C. Thính giác. D. Khứu giác. Câu 17: Trong cấu tạo của xináp hóa học, bóng chứa chất trung gian hóa học nằm ở A. chùy xináp. B. màng sau xináp. C. màng trước xináp. D. khe xináp. Câu 18: Giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có quan hệ với nhau như thế nào? A. Mật thiết với nhau, không tách rời và đan xen với nhau. B. Không mật thiết với nhau, không tách rời. C. Mật thiết với nhau nhưng tách rời. D. Không mật thiết với nhau. Câu 19: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính A. sinh sản. B. bảo vệ lãnh thổ. C. kiếm ăn. D. di cư . Câu 20: Tập tính là những hành động của động vật A. cảm ứng lại kích thích từ môi trường trong và ngoài đảm bào cho động vật tồn tại và phát triển. B. trả lời lại kích thích từ môi trường trong và ngoài đảm bào cho động vật tồn tại và phát triển. C. tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài đảm bào cho động vật tồn tại và phát triển. D. thu nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài đảm bào cho động vật tồn tại và phát triển. Câu 21: Cho các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa: I. yếu tố di truyền. II. hormone thực vật. III. ánh sáng. IV. nhiệt độ. V. chất dinh dưỡng. Các nhân tố bên trong là A. I, II. B. III, IV, V. C. I, II, IV. D. I, II, V. II. TỰ LUẬN: (3 điểm ) Câu 1 (2,0 điểm ): Giải thích cơ chế tác dụng giảm đau của thuốc giảm đau Aspirin? Câu 2 (1,0 đểm ): Trong sản xuất, người ta thường kéo dài giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh dưỡng của những đối tượng cây trồng nào? Nêu một số biện pháp để thực hiện. ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề SI 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2