ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT ÂU CƠ
(Đề gồm có 03 trang)
KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2024-2025
Môn: Sinh học – Lớp 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề 000
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm).
PHẦN I. (3,0 điểm) Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh
chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chức năng của neuron là
A. tiếp nhận kích thích, truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.
B. tiếp nhận kích thích, tạo ra và truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.
C. tiếp nhận kích thích, truyền xung thần kinh đến các tế bào khác hoặc neuron khác.
D. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron khác.
Câu 2. Dựa vào hình dưới đây và cho biết cung phản xạ tự vệ ở người gồm các thành phần nào?
A. Kích thích, đường dẫn truyền, tủy sống, cơ quan phản ứng.
B. Cơ quan thụ cảm, tủy sống, cơ quan phản ứng, đường dẫn truyền.
C. Cơ quan thụ cảm, đường dẫn truyền, tủy sống, cơ quan phản ứng.
D. Kích thích, cơ quan thụ cảm, đường dẫn truyền, tủy sống.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển là không đúng?
A. Sự phát triển của các quan, hệ quan trong thể thời điểm bắt đầu tốc độ khác nhau tuỳ
theo từng giai đoạn.
B. Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
C. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
D. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
Câu 4. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu chân vào mai. Lặp lại hành động đó
nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập
A. học khôn. B. học ngầm. C. quen nhờn. D. in vết.
Câu 5. Trong thực hành bấm ngọn nội dung của bước 2 là
A. bấm hoặc cắt bỏ chồi ngọn tại vị trí đã đánh dấu.
B. quan sát sự phân cành của cây sau 2 - 3 tuần thí nghiệm.
C. đánh dấu vị trí bấm ngọn
D. vệ sinh các vết cắt.
Câu 6. Hoocmôn thực vật nào sau đây có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá?
A. Auxin. B. Ethylene. C. Cytokinin. D. Giberelin.
Câu 7. Sinh trưởng ở thực vật được hiểu là quá trình tăng về:
A. chiều dài cơ thể. B. kích thước cơ thể và ra hoa kết quả.
C. chiều ngang cơ thể. D. kích thước và khối lượng cơ thể.
Câu 8. Tương quan giữa GA/ABA điều tiết sinh lý của hạt giống như thế nào?
A. Trong hạt nảy mầm, ABA đạt trị số lớn hơn GA.
B. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, ABA rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống
rất mạnh; còn ABA đạt trị số cực đại.
C. Trong hạt khô, GA và ABA đạt trị số ngang nhau.
Mã đề 000 Trang 1/3
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, ABA đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực
đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.
Câu 9. Sinh trưởng, phát triển qua biến thái không hoàn toàn sai khác cơ bản với kiểu sinh trưởng phát triển
không qua biến thái điểm nào?
A. Có hình thái cấu tạo của con non khác với con trưởng thành.
B. Trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành cơ thể trưởng thành.
C. Có giai đoạn con non dài hơn giai đoạn trưởng thành.
D. Chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhiều hormone sinh trưởng.
Câu 10. Thyroxine có tác dụng gì?
A. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
B. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào tăng kích thước tế bào,
vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
Câu 11. Hình thức học tập nào sau động vật học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi động vật khác?
A. Học xã hội. B. In vết. C. Quen nhờn. D. Học liên kết.
Câu 12. Những động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Trùng roi, trùng amip. B. Cá, ếch, thằn lằn.
C. Sứa, san hô, thủy tức. D. Giun đất, cánh cam.
PHẦN II. (2,0 điểm) Trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở
mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Nguyên nhân gây ngộ độc nóc chính là do độc chất tetrodotoxin ở trong nóc, tập trungtrứng,
ruột và tinh hoàn cá, một trong những chấtđộc lực rất mạnh tìm thấy trong tự nhiên. Tetrodotoxin là chất
độc không protein, tan trong nước không bị nhiệt phá hủy (nấu chín hay phơi khô) nhưng bất hoạt trong
môi trường acid hoặc kiềm mạnh.Tetrodotoxin được hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa sau 5-15 phút
đạt đỉnh nồng độ sau 20 phút, thải trừ đáng kể qua nước tiểu. Độc chất này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần
kinh, ức chế kênh natri làm cho tín hiệu thần kinh bị gián đoạn. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh
cũng dễ gặp những biến chứng nghiêm trọng như tê liệt tay chân, liệt nửa người, không thể giao tiếp.
Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a) Độc tố tetrodotoxin gây tác hại đến hệ thần kinh bằng cách ức chế kênh natri màng trước synapse
làm tín hiệu xung thần kinh không truyền từ neuron này sang neuron khác.
b) Để có thể sử dụng cá nóc làm thực phẩm thì phải lấy hết các bộ phận nội tạng, trứng, ruột và tinh hoàn
cá.
c) Một trong những nguyên nhân gây liệt khi ăn phải độc tố do độc tố này bám synapse của vân
rất chặt chẽ.
d) Thời gian để cứu sống lí tưởng một người khi nhiễm độc tố là 20 phút sau khi ăn phải độc tố này.
Câu 2. Em hãy quan sát hình ảnh mặt cắt ngang của thân cây gỗ sau đây :
Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a) Tuổi của cây gỗ được tính dựa vào vòng năm bằng cách đếm tổng số vòng sáng cộng với vòng tối của
thân.
b)thể sử dụng vòng gỗ để tính tuổi của cây và để tìm hiểu về đặc điểm khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ)
ở địa phương nơi thực vật đósinh sống.
c) Các vòng gỗ được hình thành là do hoạt động của tầng sinh mạch của mô phân sinh bên.
d) Các vòng gỗ đồng tâm hay còn gọi là vòng sinh trưởng
Mã đề 000 Trang 2/3
PHẦN III. (2,0 điểm) Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.
Câu 1. Có bao nhiêu hình thức phản xạ dưới đây được hình thành qua học tập và rút kinh nghiệm
1. Phản xạ tiết nước bọt khi thấy quả chua.
2. Trời lạnh run
3. Chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
4. Hút thuốc lá điện tử.
Câu 2. Hình dưới mô tả vòng đời của bướm
Quan sát hình trên cho biết vòng đời của bướm trải qua bao nhiêu giai đoạn?
Câu 3. Cho các nhận định sau về phản xạ có điều kiện?
1. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững
2. Không di truyền được, mang tính cá thể.
3. Phản xạ này chỉ cần hình thành là tồn tại suốt thời gian sống.
4. Thường do vỏ não điều khiển.
5. Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu không được củng cố.
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng với phản xạ có điều kiện?
Câu 4. Cho những nhận định sau về chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật:
1. Làm cho rễ cây dài ra.
2. làm cho thân cây dài ra.
3. làm cho cây nhanh ra hoa.
4. làm cho thân và rễ cây dài ra.
Có bao nhiêu nhận định trên là không đúng?
B. TỰ LUẬN. (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được theo các tiêu chí trong bảng dưới đây:
Tiêu chí Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Tính di truyền
Tính ổn định
Cơ sở thần kinh
Ví dụ
Câu 2. (1,0 điểm) Dựa vào quang chu hãy giải thích tại sao khi trồng thanh long vào mùa đông, ban đêm
người ta thường thắp đèn chiếu sáng cho cây thanh long?
Câu 3. (1,0 điểm) Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng hoặc ăn không đủ
chất dinh dưỡng thì hậu quả sẽ như thế nào? Giải thích.
------------- HẾT -------------
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh:…………………………………………………………SBD:……………
Mã đề 000 Trang 3/3