intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC (2024-2025) TỔ: HÓA – SINH –CN Môn Sinh học lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 4 trang) Họ tên thí sinh: ……………………………………lớp: …………….. Mã đề thi 121 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 15. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về A. Phiêu bạt di truyền. B. Di - nhập gene. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 2: Tiến trình nào sau đây là tiến trình nghiên cứu đã được Darwin sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài? A. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Xây dựng học thuyết. B. Hình thành giả thuyết → Quan sát → Xây dựng học thuyết. C. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Kiểm chứng giả thuyết. D. Hình thành giả thuyết → Quan sát → Kiểm chứng giả thuyết. Câu 3: Cánh dơi và tay người có kiểu cấu tạo xương giống nhau do chúng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên thuộc bằng chứng tiến hóa A. Tế bào học. B. Giải phẫu so sánh. C. Hóa thạch. D. Sinh học phân tử. Câu 4: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể là đặc trưng nào sau đây? A. Kích thước của quần thể. B. Tăng trưởng của quần thể. C. Mật độ cá thể của quần thể. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 5: Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. Mối quan hệ sinh thái giữa các con bồ nông này là A. Ức chế - cảm nhiễm. B. Hỗ trợ cùng loài. C. Kí sinh. D. Cộng sinh. Câu 6: Nhận định nào dưới đây không chính xác khi nói về hiện tượng nhịp sinh học? A. Hiện tượng gấu ngủ đông là ví dụ về nhịp sinh học ở động vật. B. Nhịp sinh học có liên quan đến sự biến đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường. C. Nhịp sinh học có tính di truyền. D. Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị va chạm là ví dụ về nhịp sinh học ở thực vật. Câu 7: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là A. Thời gian mang thai 270 – 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa. B. Sự giống nhau về DNA của tinh tinh và DNA của người. C. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên. D. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ. Câu 8: Thực vật có hạt phát triển mạnh từ A. kỉ Devonian, đại Cổ sinh. B. kỉ Silurian, đại Cổ sinh. C. kỉ Than đá, đại Cổ sinh. D. kỉ Permian, đại Cổ sinh. Câu 9: Xác côn trùng trong hổ phách được phát hiện có từ đại Cổ sinh thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây? A. Tế bào học. B. Hóa thạch. C. Sinh học phân tử. D. Giải phẫu so sánh. Câu 10: Cơ quan tương tự ở các loài khác nhau có đặc điểm nào sau đây? A. Là bằng chứng tế bào học. B. Không được bắt nguồn từ một nguồn gốc. C. Có chức năng hoàn toàn khác nhau. D. Là bằng chứng tiến hóa trực tiếp. Câu 11: Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. Loài. B. Quần thể. C. Allele. D. Cá thể. Câu 12: Trong hệ sinh thái đồng cỏ, nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? Mã đề thi 121 - Trang 1/ 4
  2. A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Sâu ăn cỏ. D. Mùn hữu cơ Câu 13: Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Cây đước. B. Khí CO2. C. Tôm. D. Cua. Câu 14: Một loài cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6℃ đến 42℃. Nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của chúng có giá trị từ 20℃ đến 35℃. Nhiệt độ nào sau đây là giới hạn trên của loài này? A. 42℃. B. 35℃. C. 20℃. D. 5,6℃. Câu 15: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tác động của giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền) tới quần thể đều có thể dẫn đến kết quả A. Tăng tần số allele trội theo một hướng xác định. B. Làm giảm sự đa dạng di truyền. C. Tăng cường biến dị tổ hợp. D. Xuất hiện các allele mới. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt: ● Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. ● Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung. Những nhận định sau đây là Đúng hay Sai về hiện tượng trên? a) Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến tăng dần sự cạnh tranh giữa 3 loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung. b) Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau. c) Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ. d) Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau. Câu 2: Hình dưới mô tả sự biến động các chỉ số trong một thuỷ vực. Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi phân tích đồ thị hình bên? a) Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian. b) Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6. c) Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn. d) Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5 – 6. Câu 3: Hình bên dưới mô tả kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), (b), (c) thuộc ba loài giả định trong diện tích 100 m2. Cho rằng các khu vực còn lại của ba quần thể nghiên cứu không có sự khác biệt so với mô tả trên hình và mỗi dấu chấm (●) trong hình minh họa cho một cá thể. Mã đề thi 121 - Trang 2/ 4
  3. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về hai loài trên? a) Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), (b), (c). b) Kiểu phân bố cá thể của quần thể (c) là phổ biến nhất trong tự nhiên. c) Khi quần thể (b) xảy ra hiện tượng xuất cư, kích thước của quần thể này có thể thay đổi. d) Mật độ cá thể của quần thể tăng dần theo thứ tự (b) → (a) → (c). Câu 4: Một người nông dân muốn nuôi ghép các loài cá vào cùng một ao nuôi nhằm tận dụng được diện tích và nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Đồ thị hình bên dưới mô tả giới hạn sinh thái về độ pH của 4 loài cá nước ngọt nhiệt đới (loài 1 đến loài 4). Trong đó, loài 1 ăn thực vật nổi, loài 2 và loài 3 cùng ăn xác loài động vật ở tầng đáy, loài 4 ăn động vật nổi. Biết rằng các nhân tố sinh thái của 4 loài này là khác nhau. Khi nói về kết quả nghiên cứu, nhận xét nào sau đây đúng hay sai? a) Loài 1 không có sự cạnh tranh về nhân tố sinh thái với loài nào cả. b) Loài 2, 3 và 4 có sự cạnh tranh về nhân tố sinh thái vì có sự trùng lặp khoảng giá trị pH lớn. c) Loài 3 và 4 có sự cạnh tranh khốc liệt về thức ăn vì có khoảng trùng lặp nhân tố sinh thái về giá trị pH lớn. d) Loài 2 và loài 4 nếu kết hợp nuôi chung có thể sinh ra hiệu quả cao nhất. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp Bb bằng 60%. Sau một số thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự thụ phấn đã liên tiếp xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là bao nhiêu? Câu 2: Ở quần đảo Galapagos thuộc vùng Nam Mỹ, loài chim sẻ Geospiza fortis có kích thước mỏ đa dạng và phù hợp với các loại hạt cây mà chúng ăn: chim sẻ có mỏ nhỏ thường ăn hạt nhỏ, mềm; chim sẻ có mỏ lớn ăn các hạt to, cứng. Trong một nghiên cứu, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ đo được năm 1976 là 9,4mm. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài làm phần lớn các cây có hạt nhỏ, mềm bị chết do chịu hạn kém. Trong thời gian đó, khoảng 80% chim sẻ bị chết, chủ yếu là chim ăn hạt nhỏ, mềm có mỏ nhỏ. Đến năm 1978, quần thể chim sẻ này có kích thước mỏ trung bình là 10,2mm. Em hãy sắp xếp thứ tự các bước của quá trình tiến hóa 1. Tiến hóa đang diễn ra ở quần thể chim sẻ trên đảo Galapagos và đơn vị tiến hóa là quần thể. 2. Qua thời gian, có sự thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene dẫn đến sự thay đổi trong đặc điểm di truyền của quần thể chim sẻ trên đảo Galapagos. 3. Khi môi trường sống thay đổi thì kích thước mỏ của chim sẻ thay đổi. 4. Năm 1976, trong quần thể chim đã phát sinh đột biến gene quy định kích thước mỏ 10,2mm. Câu 3: Nghiên cứu hình bên và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về hiện tượng được mô tả trong hình. Mã đề thi 121 - Trang 3/ 4
  4. 1. Quần thể đang chịu sự tác động của hiện tượng phiêu bạt di truyền. 2. Sau hiện tượng này, tần số allele nâu nhạt giảm đi ở quần thể 1 và tăng lên ở quần thể 2. 3. Hiện tượng này làm xuất hiện allele mới ở quần thể 2. 4. Hiện tượng này làm giảm sự phân hoá vốn gene của hai quần thể. Câu 4: Loài thực vật A có bộ NST lưỡng bội là 12. Loài B có bộ NST lưỡng bội là 16. Một loài mới là loài C xuất hiện do xảy ra đa bội dị đa bội ở con lai giữa loài A và B. Bộ NST lưỡng bội của loài C có thể là bao nhiêu? Câu 5: Xét hai quần thể bướm cùng loài, tần số allele quy định thân màu đen (A) ở quần thể I là bằng 0,7 và quần thể II là 0,4. Khi một nhóm cá thể bướm từ quần thể I nhập cư vào quần thể II với tỉ lệ nhập cư là 30% thì tần số allele quy định thân màu trắng (a) trong quần thể II sau nhập cư là bao nhiêu? Câu 6: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như hình dưới đây. Bộ NST của loài lúa mì (T. aestivum) là tổ hợp bộ NST lưỡng bội của bao nhiêu loài lúa mì khác nhau? -------------- HẾT --------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề thi 121 - Trang 4/ 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
61=>1