Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
lượt xem 2
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II ĐIỂM HỌ VÀ TÊN: ………………………… MÔN: SINH HỌC 9 LỚP: ………………………………… NĂM HỌC 2022- 2023 Mã đề A: Thời gian: 45 phút I. PHẦNTRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm (Ví dụ: 1A, 2B, 3C …) Câu 1. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh gọi là gì? A. Công nghệ gen. B. Kỹ thuật gen. C. Công nghệ tế bào. D. Công nghệ sinh học. Câu 2: Ý nào sau đây là SAI khi nói về ứng dụng của công nghệ tế bào? A. Nhân giống vô tính ở cây trồng. B. Chọn giống cây trồng. C. Nhân bản vô tính ở động vật. D. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. Câu 3. Kỹ thuật gen gồm mấy khâu cơ bản? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Công nghệ gen là gì? A. Là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng kỹ thuật gen. B. Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. C. Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết. D. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Câu 5. Giao phối gần ở động vật dẫn đến thoái hóa là do ở thế hệ kế tiếp có A. tỉ lệ gen dị hợp tăng. B. tỉ lệ gen đồng hợp lặn tăng. C. tỉ lệ gen đồng hợp trội tăng. D. tỉ lệ gen đồng hợp và dị hợp tăng. Câu 6. Loài nào sau đây hiện tại không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua các thế hệ? A. Đậu phộng. B. Lúa. C. Đậu Hà Lan. D. Ngô. Câu 7. Trong chọn giống ở thực vật, người ta sử dụng phương pháp nào để tạo dòng thuần? A. Lai khác dòng. B. Tự thụ phấn. C. Lai kinh tế. D. Lai khác thứ. Câu 8. Khi cho giao phối gần liên tục qua các thế hệ thì loài nào sau đây không bị thoái hóa? A. Gà. B. Lợn. C. Trâu. D. Chim bồ câu. Câu 9. Các loại môi trường sống của sinh vật gồm A. Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất, môi trường sinh vật. B. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. C. Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường không khí, môi trường sinh vật. D. Môi trường nước mặn, môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. Câu 10. Nhân tố sinh thái là gì? A. là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. B. là những yếu tố của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. C. là con người và các sinh vật khác. D. là những yếu tố của môi trường thay đổi theo thời gian.
- Câu 11. Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước(1), nhiệt độ không khí(2), kiến(3), ánh sáng(4), rắn hổ mang(5), cây gỗ(6), gỗ mục(7) và sâu ăn lá cây(8). Những nhân tố thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là A. (1),(3),(6),(8) B. (1),(2),(4),(7) C. (2),(4),(5),(7) D. (3),(5),(6),(8) Câu 12. Nhân tố con người được tách thành nhóm nhân tố sinh thái riêng vì A. cơ thể con người cũng là nơi sống của sinh vật khác. B. hoạt động của con người ảnh hưởng tới các sinh vật khác. C. cơ thể con người là nơi ở, nơi lấy thức ăn nước uống của sinh vật khác. D. con người vừa biết khai thác, sử dụng tài nguyên, đồng thời biết cải tạo thiên nhiên. Câu 13. Ánh sáng ảnh hưởng đến đặc điểm chủ yếu nào ở thực vật? A. Sinh trưởng và sinh sản. B. Sinh trưởng và phát triển. C. Hình thái và hoạt động sinh lí. D. Hình thái, sinh trưởng và sinh sản. Câu 14. Nhóm nào sau đây gồm các sinh vật biến nhiệt? A. Chó, mèo, gà, vịt. B. Ếch nhái, giun, ốc, thỏ, lợn. C. Trâu, bò, cá, vi khuẩn. D. Cây cối, nấm, côn trùng, bò sát. Câu 15. Chịu ảnh hưởng của độ ẩm, động vật được chia thành các nhóm nào? A. Ưa ẩm và ưa khô. B. Ưa sáng và ưa tối. C. Ưa ẩm và ưa sáng. D. Ưa ẩm và chịu hạn. Câu 16. Hiện tượng thân mọng nước hoặc lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai ở một số loài cây khi sống ở nơi khô hạn là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Độ ẩm. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Sinh vật khác. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (2,0đ) a/ Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? b/ Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp gì chủ yếu? Câu 18. (2,0đ) Cho các ví dụ sau đây: - Cỏ dại và lúa trên một cánh đồng. - Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. - Rắn bắt chuột. - Tầm gửi sống trên thân cây gỗ. - Địa y sống bám trên cành cây - Trùng roi sống trong ruột mối. - Giun đũa sống trong ruột người. - Hai con hổ cùng tranh nhau con mồi. Em hãy cho biết chúng thể hiện mối quan hệ nào giữa các sinh vật? Câu 19. (2,0đ) a/ Giới hạn sinh thái là gì? b/ Cho biết: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5oC đến 42oC, trong đó điểm cực thuận là 30oC. Trong khi đó, cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ tương ứng: 2oC đến 44oC và 28oC là điểm cực thuận. Em hãy cho biết loài nào có vùng phân bố rộng hơn? Giải thích? .................Hết...............
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II ĐIỂM HỌ VÀ TÊN: ………………………… MÔN: SINH HỌC 9 LỚP: ………………………………… NĂM HỌC 2022- 2023 Mã đề B: Thời gian: 45 phút I. PHẦNTRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm (Ví dụ: 1A, 2B, 3C …) Câu 1. Công nghệ tế bào là gì? A. Là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng kỹ thuật gen. B. Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. C. Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết. D. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Câu 2: Ý nào sau đây là ĐÚNG khi nói về ứng dụng của công nghệ tế bào? A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. B. Tạo ra các loại cây trồng biến đổi gen. C. Nhân bản vô tính ở động vật. D. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. Câu 3. Kỹ thuật gen gồm mấy khâu cơ bản? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 4. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kỹ thuật gen gọi là gì? A. Công nghệ gen. B. Kỹ thuật gen. C. Công nghệ sinh học. D. Công nghệ tế bào. Câu 5. Tự thụ phấn ở cây giao phấn dẫn đến thoái hóa là do ở thế hệ kế tiếp có A. tỉ lệ gen đồng hợp lặn tăng. B. tỉ lệ gen dị hợp tăng. C. tỉ lệ gen đồng hợp trội tăng. D. tỉ lệ gen đồng hợp và dị hợp tăng. Câu 6. Loài nào sau đây hiện tại không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua các thế hệ? A. Đậu phộng. B. Lúa. C. Ngô. D. Cà chua. Câu 7. Trong chọn giống ở vật nuôi, người ta sử dụng phương pháp nào để tạo dòng thuần? A. Giao phối gần. B. Lai khác dòng. C. Lai kinh tế. D. Lai khác thứ. Câu 8. Khi cho giao phối gần liên tục qua các thế hệ thì loài nào sau đây không bị thoái hóa? A. Gà. B. Lợn. C. Chim cu gáy. D. Trâu Câu 9. Các loại môi trường sống của sinh vật gồm A. Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. B. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất, môi trường sinh vật. C. Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường không khí, môi trường sinh vật. D. Môi trường nước mặn, môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. Câu 10. Nhân tố sinh thái là gì? A. là những yếu tố của môi trường thay đổi theo thời gian. B. là những yếu tố của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. C. là con người và các sinh vật khác. D. là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Câu 11. Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước(1), nhiệt độ không khí(2), kiến(3), ánh sáng(4), rắn hổ mang(5), cây gỗ(6), gỗ mục(7) và sâu ăn lá cây(8). Những nhân tố thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là A. (1),(3),(6),(8) B. (1),(2),(4),(7) C. (2),(4),(5),(7) D. (3),(5),(6),(8) Câu 12. Nhân tố con người được tách thành nhóm nhân tố sinh thái riêng vì A. cơ thể con người cũng là nơi sống của sinh vật khác. B. hoạt động của con người ảnh hưởng tới các sinh vật khác. C. con người vừa biết khai thác, sử dụng tài nguyên, đồng thời biết cải tạo thiên nhiên. D. cơ thể con người là nơi ở, nơi lấy thức ăn nước uống của một số sinh vật khác. Câu 13. Độ ẩm ảnh hưởng đến đặc điểm chủ yếu nào ở sinh vật vật? A. Hình thái và hoạt động sinh lí. B. Sinh trưởng và phát triển. C.Hoạt động sinh trưởng và sinh sản. D. Hình thái, sinh trưởng và sinh sản. Câu 14. Nhóm nào sau đây gồm các sinh vật hằng nhiệt? A. Trâu, bò, cá, vi khuẩn. B. Ếch nhái, giun, ốc, thỏ, lợn. C. Chó, mèo, gà, vịt. D. Cây cối, nấm, côn trùng, bò sát. Câu 15. Chịu ảnh hưởng của ánh sáng, động vật được chia thành các nhóm nào? A. Ưa ẩm và ưa khô. B. Ưa sáng và ưa tối. C. Ưa ẩm và ưa sáng. D. Ưa ẩm và chịu hạn. Câu 16. Hiện tượng các loài thú như gấu, cáo khi sống ở vùng lạnh có bộ lông dày hơn so với các loài này khi sống ở vùng nóng là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Độ ẩm. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Sinh vật khác. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (2,0đ) a/ Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? b/ Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi người ta dùng phương pháp gì chủ yếu? Câu 18. (2,0đ) Cho các ví dụ sau đây: - Phong lan sống trên thân cây gỗ. - Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây. - Tôm sống chung với hải quỳ. - Giun đũa sống trong ruột người. - Trâu và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. - Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. - Cây nắp ấm bắt côn trùng. - Hai con gà tranh nhau mổ thóc. Em hãy cho biết mỗi ví dụ trên thể hiện mối quan hệ nào giữa các sinh vật? Câu 19. (2,0đ) a/ Giới hạn sinh thái là gì? b/ Cho biết: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5oC đến 42oC, trong đó điểm cực thuận là 30oC. Trong khi đó, cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ tương ứng: 2oC đến 44oC và 28oC là điểm cực thuận. Em hãy cho biết loài nào có vùng phân bố rộng hơn? Giải thích? .................Hết...............
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 161 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn