intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. Sở GD & ĐT Tỉnh Quảng Nam Kiểm tra cuối kỳ I Trường PTDTNT THCS & THPT Nước Oa NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Công nghệ nông nghiệp 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 104 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: ( Chọn đáp án đúng nhất) Câu 1. Triển vọng của ngành chăn nuôi là gì? A. Hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ vi sinh, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả. B. Ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng xuất và chất lượng C. Hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả và bền vững. D. Hiện đại hóa, nâng cao năng xuất và chất lượng Câu 2. Ở nước ta, có các phương thức chăn nuôi chủ yếu nào? A. Chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi nhốt, chăn nuôi bán công nghiệp. B. Chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp. C. Chăn thả tự do, nuôi nhốt, chăn nuôi truyền thống. D. Chăn thả tự do, chăn nuôi truyền thống, bán chăn thả. Câu 3. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là gì? A. Lượng chất dinh dưỡng cần cung cấp cho đàn vật nuôi để duy trì sự sống và tạo ra sản phẩm. B. Lượng chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi để duy trì sự sống và tạo ra sản phẩm. C. Nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm. D. Lượng thức ăn đủ cho vật nuôi ăn trong vòng một ngày đêm. Câu 4. Ý nào sau đây không phải là ưu điểm của thức ăn hỗn hợp? A. Tăng hiệu quả sử dụng. B. Tiết kiệm được nhân công. C. Giảm chi phí thức ăn, chi phí chế biến, bảo quản. D. Tăng hiệu quả sử dụng và tăng giá thành sản phẩm. Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi? A. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người. B. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người. C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt. D. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Câu 6. Trong cùng một điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng, giống gà Ri cho sản lượng trứng thu được trong một năm cao hơn giống gà Mía. A. Quyết định năng suất chăn nuôi. B. Khả năng thích nghi của vật nuôi. C. Hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi. D. Quyết định sản phẩm chăn nuôi. Câu 7. Ưu điểm của phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng kho silo là gì? A. Thời gian bảo quản ngắn. B. Sức chứa lớn, tự động hóa, ngăn chặn phá hoại của động vật, VSV; tiết kiệm diện tích, chi phí lao động. C. Sức chứa lớn, tự động hóa, ngăn chặn phá hoại VSV, tiết kiệm diện tích, chi phí lao động. D. Chi phí lao động thấp. Câu 8. Phương pháp nào được sử dụng bảo quản thức ăn chăn nuôi? A. Phương pháp làm khô, bảo quản thức ăn bằng ứng dụng công nghệ cao. B. Bảo quản thức ăn bằng phương pháp phơi khô, sấy khô. C. Bảo quản thức ăn trong nhà kho, kho silo, kho lạnh. D. Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho, làm khô, ứng dụng công nghệ cao. Mã đề 104 Trang 3/3
  2. Câu 9. Thành tựu xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi chủ yếu nhờ ứng dụng công nghệ nào? A. Công nghệ thụ tinh nhân tạo. B. Công nghệ thông minh. C. Công nghệ vi sinh. D. Công nghệ gene. Câu 10. Thứ tự các bước trong quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng máy móc tự động: A. Nhập nguyên liệu, làm sạch → Nghiền, phối trộn → Hấp chín và ép viên → Phân loại, đóng bao. B. Nhập nguyên liệu, làm sạch → Hấp chín và ép viên → Phân loại, đóng bao → Nghiền, phối trộn C. Nghiền, phối trộn → Hấp chín và ép viên → Phân loại, đóng bao → Nhập nguyên liệu, làm sạch D. Nhập nguyên liệu, làm sạch → Phân loại, đóng bao → Nghiền, phối trộn → Hấp chín và ép viên Câu 11. Nguyên liệu thường sử dụng chế biến thức ăn giàu Vitamin cho vật nuôi? A. Bột ngô, khoai, sắn. B. Bột vỏ tôm, vỏ cua. C. Các loại bột tôm, cá. D. Các loại rau cỏ, lá cây. Câu 12. Nhân giống vật nuôi gồm các phương pháp nào? A. Lai giống và gây đột biến. B. Nhân giống thuần chủng và gây đột biến. C. Nhân giống thuần chủng và chọn lọc cá thể. D. Nhân giống thuần chủng và lai giống. Câu 13. Nhóm thức ăn nào sau đây cung cấp nguyên liệu để tổng hợp protein đặc trưng cho cơ thể? A. Hạt ngũ cốc (thóc, ngô). B. Các loại bột tôm, cá. C. Các loại rau cỏ, lá cây. D. Bột vỏ tôm, vỏ cua. Câu 14. Khi phân loại vật nuôi theo mục đích sử dụng, gồm có nhóm vật nuôi nào sau đây? A. Vật nuôi lấy thịt, vật nuôi lấy trứng. B. Vật nuôi đẻ con, vật nuôi đẻ trứng. C. Vật nuôi trên cạn, vật nuôi dưới nước. D. Vật nuôi ngoại nhập, vật nuôi bản địa. Câu 15. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có thuộc phương thức chăn nuôi nào? A. Chăn thả tự do B. Chăn nuôi bán công nghiệp C. Chăn nuôi công nghiệp D. Chăn nuôi hoang dã Câu 16. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để chọn lọc giống vật nuôi là gì ? A. ngoại hình, thể chất, sinh trưởng, phát dục, khả năng sản xuất. B. ngoại hình, thể chất, sinh trưởng, khả năng sản xuất. C. ngoại hình, thể chất, sinh trưởng, phát dục, khả năng xuất khẩu. D. ngoại hình, sinh trưởng, phát dục, khả năng sản xuất. Câu 17. Khi cho gà ăn các loại rau xanh thì nên sử dụng phương pháp chế biến nào? A. Nghiền nhỏ B. Nấu chín C. Cắt ngắn D. Xử lí kiềm Câu 18. Ứng dụng công nghệ cao chế biến thức ăn chăn nuôi gồm. A. Phương pháp cắt ngắn, nấu chín, nghiền nhỏ. B. Đường hóa, xử lý kiềm. C. Chế biến nhờ công nghệ vi sinh, dây chuyền tự động. D. Phương pháp sử dụng VSV để ủ chua. Câu 19. Tác dụng của nhóm thức ăn giàu Protein là gì? A. Nguyên liệu để tổng hợp các loại Protein đặc trưng. B. Điều hoà quá trình trao đổi chất trong cơ thể. C. Tăng hấp thu chất dinh dưỡng. D. Tham gia vào cấu trúc xương. Câu 20. Các nguyên liệu: thóc, ngô, khoai, sắn, cỏ, rơm rạ,… sử dụng để sản xuất loại thức ăn nào? A. Thức ăn đậm đặc. B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên. C. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột. D. Thức ăn truyền thống. Mã đề 104 Trang 3/3
  3. Câu 21. Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa,..)? A. Điều kiện sống. B. Ngoại hình vật nuôi. C. Giống vật nuôi. D. Chăm sóc, nuôi dưỡng. Câu 22. Chọn lọc hàng loạt có đặc điểm nào dưới đây khác với chọn lọc cá thể? A. Dựa vào ngoại hình để chọn lọc. B. Chọn lọc được nhiều cá thể trong thời gian ngắn. C. Dựa vào khả năng sản xuất để chọn lọc. D. Dựa vào phả hệ, lý lịch để chọn giống. Câu 23. Ý nào sau đây không phải là mục đích của phương pháp nhân giống thuần chủng? A. Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. B. Bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau. C. Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội. D. Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội. Câu 24. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? A. Nhu cầu các chất dinh dưỡng của một vật nuôi trong một ngày. B. Mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày đêm. C. Nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong hai ngày đêm. D. Mức ăn cần cung cấp cho vật nuôi trong một ngày đêm. Câu 25. “là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định”- đây là khái niệm của A. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. B. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn C. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi D. Khẩu phần ăn của vật nuôi Câu 26. Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật là: A. Lựa chọn nguyên liệu  Ủ Phơi héo, cắt ngắn  Đánh giá chất lượng, sử dụng. B. Lựa chọn nguyên liệu  Phơi héo, cắt ngắn  Ủ  Đánh giá chất lượng, sử dụng. C. Lựa chọn nguyên liệu  Phối trộn nguyên liệu Ủ Đánh giá chất lượng, sử dụng. D. Lựa chọn nguyên liệu  Ủ Sấy khô  Đánh giá chất lượng, sử dụng. Câu 27. Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì? A. Làm sạch nguyên liệu. B. Lựa chọn nguyên liệu. C. Cân đo theo tỉ lệ. D. Sấy khô. Câu 28. Cho các bước sau, phương pháp ủ chua thức ăn cho vật nuôi theo thứ tự nào? 1. Lựa chọn nguyên liệu 2. đánh giá chất lượng, sử dụng 3. Căt nhỏ, phơi héo 4. ủ 5. Bổ sung muối, cám gạo A. 3 → 1 → 5→ 4 → 2. B. 3 → 1 → 4→ 5 → 2. C. 1 → 3 → 5→ 4 → 2.D. 1 → 3 → 4→ 5 → 2. PHẦN 2. TỰ LUẬN Câu 1 (1,0 điểm): Tại sao ở các địa phương, phương pháp chọn giống bằng bộ gene ở bò sữa được áp dụng rộng rãi hơn ở bò thịt? Câu 2 (2,0 điểm): Khi nói về sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi có các phát biểu sau, các phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. 1. Nơi trữ thức ăn phải khô ráo, thoáng mát. Bao thức ăn phải để cao cách mặt nền và cách vách khoảng 30-40cm. 2.Thức ăn giàu protein, vitamin,…nên bảo quản bằng phương pháp lạnh. 3. Khi ủ chua những thức ăn thô, xanh nên cho thêm một lượng rỉ mật phù hợp với lượng thức ăn thô, xanh. 4. Khi ủ chua thức ăn, vi khuẩn lactic lên mên sản sinh sulfuric acid làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn được bảo quản trong thời gian dài. ------ HẾT ------ Mã đề 104 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2