intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: CÔNG NGHỆ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 111 Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:………….. A. TRẮC NGHIỆM(7 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai: Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí là tính chất ? A. hóa học. B. sinh học. C. công nghệ. D. vật lý. Câu 2: Cơ khí chế tạo là ngành nghề A. thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng. B. xây dựng các công trình kiến trúc. C. thiết kế ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng. D. chăn nuôi để sản xuất thực phẩm. Câu 3: Dựa vào phân loại theo công nghệ gia công, gia công cơ khí được chia làm các loại gia công A. không phoi, có phoi. B. không phoi, có phoi và cắt gọt. C. có phoi, cắt gọt. D. bằng tia lửa điện, bằng siêu âm. Câu 4: Trong các công việc dưới đây, công việc nào không phải là của ngành cơ khí chế tạo? A. Gia công cắt gọt kim loại. B. Lắp ráp cơ khí. C. Chế biến thực phẩm. D. Thiết kế cơ khí. Câu 5: Đâu không phải đặc điểm của ngành cơ khí chế tạo? A. Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn.... B. Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,... C. Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác. D. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo không phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất Câu 6: Lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm thuộc bước thứ mấy trong quy trình chế tạo cơ khí? A. Bước 6 B. Bước 3 C. Bước 2 D. Bước 5 Câu 7: Phương pháp chế tạo phôi trong quá trình sản xuất cơ khí là? A. Đúc, hàn, khoan. B. Đúc, phay, hàn. C. Gia công áp lực, hàn, rèn. D. Gia công áp lực, phay, hàn. Câu 8: Phương pháp đúc trong khuôn cát có đặc điểm nào sau đây? A. Khuôn chỉ sử dụng một lần. B. Sử dụng kim loại nguyên liệu chính để tạo khuôn. C. Chất lượng sản phẩm tốt hơn. D. Khuôn có thể tái sử dụng nhiều lần. Câu 9: Trong các vai trò dưới đây, vai trò nào không phải là của cơ khí chế tạo? A. Chế tạo các thiết bị, máy và công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ. B. Tạo ra các chất hóa học giúp xử lý môi trường trong sạch hơn. C. Chế tạo các công cụ, máy móc giúp cho lao động trở nên nhẹ nhàng, nâng cao năng suất lao động, thay thế cho lao động thủ công. D. Chế tạo các đồ dùng, dụng cụ giúp cuộc sống của con người trở nên tiện nghi và thú vị, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trang 1/3 - Mã đề 111
  2. Câu 10: Có bao nhiêu bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 11: Vật liệu nano dùng sản xuất các thiết bị xe hơi, máy bay nhờ đặc tính nào? A. Tính đàn hồi và chống ăn mòn tốt. B. Dẫn điện, truyền nhiệt tốt hơn. C. Phản xạ ánh sáng tốt hơn. D. Siêu nhẹ, siêu bền. Câu 12: Đâu không phải là thành phần cơ bản của dây chuyền sản xuất tự động? A. Máy tính B. Máy công tác. C. Rô bốt D. Băng tải Câu 13: Bước nào trong quy trình chế tạo cơ khí giúp sản phẩm có những tính chất như: chống gỉ, chống mài mòn, chịu nhiệt, dẫn nhiệt? A. Lắp ráp và kiểm tra chất lượng B. Chế tạo phôi. C. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm. D. Thực hiện gia công các chi tiết máy. Câu 14: Chọn câu sai: Chuyên ngành đào tạo thiết kế sản phẩm cơ khí? A. Công nghệ chế biến thủy hải sản B. Công nghệ kĩ thuật nhiệt C. Công nghệ chế tạo máy. D. Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử. Câu 15: Vật liệu nào dưới đây dùng để chế tạo thép không gỉ và nam châm? A. Bạc. B. Niken và hợp kim Niken C. Thép carbon D. Sắt. Câu 16: Vật liệu nào sau đây được gọi là vật liệu cơ khí thông dụng? A. FGM. B. Composite. C. Nano. D. Cao su. Câu 17: Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí? A. Lắp ráp sản phẩm cơ khí B. Thợ sữa chữa điện thoại C. Nhân viên hàng không. D. Kĩ thuật viên máy tính Câu 18: Khi cắt sản phẩm có vật liệu là phi kim loại, ta nên chọn phương pháp gia công bằng A. tia laser. B. tia tử ngoại. C. siêu âm. D. tia lửa điện. Câu 19: Nhiệm vụ của robot gia công là gì? A. Vận chuyển các chi tiết, sản phẩm trong dây truyền sản xuất đến các vị trí cho nguyên công tiếp theo. B. Lắp ráp các chi tiết khác nhau thành một sản phẩm hoặc bán thành phẩm. C. Hàn nối các chi tiết hay bộ phận của sản phẩm. D. Thực hiện các công việc gia công sản phẩm trong dây truyền sản xuất. Câu 20: Phương pháp nào sau đây là gia công có phoi? A. Khoan. B. Cán. C. Hàn. D. Kéo. Câu 21: Đâu là tính chất cơ học của kim loại và hợp kim của nó? A. Tính đàn hồi, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt. B. Tính đàn hồi, tính giãn nở, tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo, tính đàn hồi, tính chịu ăn mòn. D. Tính dẻo, đàn hồi, độ bền nén, bền kéo nhất định. Câu 22: Nhựa nhiệt dẻo có thể tái chế được do tính chất nào dưới đây? A. Chịu được nhiệt độ cao, không thể nóng chảy hay hòa tan sau khi hóa rắn. B. Có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, không dẫn điện, không bị ôxi hóa. C. Có thể chảy mềm thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt độ cao và đóng rắn khi làm nguội. D. Ít bị hóa chất tác dụng, dễ pha màu, dễ gia công. Câu 23: Phương pháp tiện là phương pháp A. nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. B. gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa,... Trang 2/3 - Mã đề 111
  3. C. gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và tịnh tiến của phôi. D. rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn. Câu 24: Sản phẩm của phương pháp khoan là A. khớp nối. B. trục vít. C. bạc lót. D. đĩa phanh xe máy. Câu 25: Vật liệu nào dưới đây không phải là kim loại màu? A. Bạc. B. Vàng. C. Đồng. D. Sắt. Câu 26: Đặc điểm của dây truyền sản xuất tự động cứng là A. chi phí đầu tư cao. B. chi phí đầu tư không quá lớn. C. năng suất cao nhưng độ ổn định không cao. D. độ linh hoạt cao. Câu 27: Vật liệu composite được ứng dụng trong chế tạo cánh tay robot, vỏ máy bay… là vì tính chất nào sau đây? A. Tính chất hóa học vượt trội so với các vật liệu truyền thống. B. Độ cứng, độ bền cao, khả năng chống mài mòn và khối lượng riêng nhỏ. C. Chống ăn mòn tốt, độ giãn nở vì nhiệt rất nhỏ, từ tính cao, độ bền lớn. D. Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt và phản xạ ánh sáng tốt hơn. Câu 28: Cho các tính chất sau: (1) Tính chất vật lí; (2) Tính chất hoá học; (3) Tính chất cơ học; (4) Tính công nghệ; (5) Tính khoa học. Kim loại và hợp kim có tính chất cơ bản nào trên đây? A. (2), (3), (4) và (5) B. (1), (2), (3) và (4) C. (1), (2), (4) và (5) D. (1), (2), (3) và (5). B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Bài 1 (1 điểm): So sánh sự khác nhau của sản phẩm gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí có phoi Bài 2 (1 điểm): Trình bày các giai đoạn của quá trình sản xuất cơ khí Bài 3 (1 điểm): Hình vẽ bên mô tả bản vẽ của một chi tiết của một chốt. Biết rằng phôi hình trụ có đường kính 25mm dài 40mm, vật liệu thép C45. Hãy lập quy trình công nghệ gia công chi tiết chốt đó. ------ HẾT ------ Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2