I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm):
Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nghề nghiệp?
A. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.
B. Việc làm có tính ổn định, gắn bó lâu dài với mỗi con người, mang lại thu nhập và cơ hội
để họ phát triển bản thân.
C. Bao gồm tất cả các công việc có môi trường làm việc năng động, hiện đại.
D. Con người có năng lực, tri thức, kĩ năng để tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc tinh thần đáp
ứng nhu cầu xã hội, mang lại thu nhập và tạo nên giá trị bản thân.
Câu 2. Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với cá nhân là
A. cơ hội tạo ra thu nhập cho cá nhân và gia đình, không giảm thiểu sự lãng phí cho xã hội.
B. không giảm thiểu các tệ nạn xã hội, cơ hội tạo ra thu nhập cho cá nhân và gia đình.
C. nền tảng để thành công trong công việc, hài lòng, hạnh phúc với công việc mình đã chọn.
D. cơ hội tạo thu nhập góp phần xây dựng kế hoạch gia đình tương lai một cách chắc chắn.
Câu 3. Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với gia đình là
A. cơ hội tạo ra thu nhập cho cá nhân và gia đình, không giảm thiểu sự lãng phí cho xã hội.
B. không giảm thiểu các tệ nạn xã hội, cơ hội tạo ra thu nhập cho cá nhân và gia đình.
C. nền tảng để thành công trong công việc, hài lòng, hạnh phúc với công việc mình đã chọn.
D. cơ hội tạo thu nhập góp phần xây dựng kế hoạch gia đình tương lai một cách chắc chắn.
Câu 4. Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với xã hội là
A. cơ hội tạo ra thu nhập cho cá nhân và gia đình, không giảm thiểu sự lãng phí cho xã hội.
B. giảm các tệ nạn xã hội, giảm sự lãng phí cho xã hội, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
C. nền tảng để thành công trong công việc, hài lòng, hạnh phúc với công việc mình đã chọn.
D. cơ hội tạo thu nhập góp phần xây dựng kế hoạch gia đình tương lai một cách chắc chắn.
Câu 5. Ngành nghề nào dưới đây làm công việc “lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện,
thiết bị điện, đồ dùng điện,…”?
A. Thợ điện. B. Thợ hàn. C. Kỹ sư tự động hóa. D. Kỹ sư xây dựng.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công
nghệ?
A. Tạo ra các sản phẩm cơ khí, điện tử kĩ thuật cao, thiết bị tự động hóa.
B. Vận dụng các kiến thức toán học, khoa học tự nhiên, kĩ thuật, công nghệ vào công việc.
C. Tạo ra các sản phẩm handmade như lồng đèn, tranh treo tường, gốm, sứ, ...
D. Môi trường làm việc năng động, hiện đại, luôn có sự biến đổi và đầy thách thức.
Câu 7. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bao nhiêu năm học?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 8. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong bao nhiêu năm học?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9. Giáo dục phổ thông có mấy thời điểm phân luồng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10. Sau khi tốt nghiệp THCS, em không thể lựa chọn hướng đi liên quan đến lĩnh vực kĩ
thuật, công nghệ nào sau đây?
A. Theo học các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ các trình độ sơ cấp, trung
cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo.
B. Theo học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên để vừa học
chương trình trung học phổ thông kết hợp với học một nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
C. Tiếp tục học trung học phổ thông và định hướng lựa chọn các môn học liên quan đến lĩnh
vực kĩ thuật, công nghệ.
D. Theo học các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ các trình độ cao đẳng, đại
học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo.
Câu 11. Thị trường lao động là thị trường
A. trao đổi hàng hóa sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở
thỏa thuận với nhau về tiền lương, các điều kiện làm việc.
B. người lao động là bên bán, người sử dụng lao động là bên mua.
C. hàng hóa sức lao động, toàn bộ thể lực và trí lực của con người.
D. các loại hàng hóa, dịch vụ có trên thị trường để trao đổi và mua, bán trên cơ sở thuận
mua vừa bán.
Câu 12. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động gồm:
A. sự phát triển khoa học, công nghệ, sự chuyển dịch cơ cấu, nhu cầu lao động, nguồn cung
lao động.
B. sự phát triển khoa học, công nghệ, sự chuyển dịch cơ cấu, nhu cầu lao động, xu hướng
tuyển dụng.
C. sự chuyển dịch cơ cấu, nhu cầu lao động, nguồn cung lao động, xu hướng tuyển dụng
D. sự chuyển dịch cơ cấu, nhu cầu lao động, nguồn cung lao động, chất lượng lao động.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thị trường lao động?
A. Đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
B. Đóng vai trò to lớn trong việc định hướng nghề nghiệp.
C. Cung cấp cho người lao động thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động.
D. Người sử dụng lao động khó tuyển dụng được người lao động phù hợp.
Câu 14. Các lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp gồm:
A. mật mã Holland, Ikigai.
B. cây nghề nghiệp, Ikigai.
C. mật mã Holland, cây nghề nghiệp.
D. cây nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp.
Câu 15. Quy trình lựa chọn nghề nghiệp gồm có mấy bước?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm):
Câu 16. ( 2.0 điểm) Em hãy nêu tóm tắt lí thuyết cây nghề nghiệp?
Câu 17. ( 2.0 điểm) Em vận dụng các bước lựa chọn nghề nghiệp như thế nào trong tương lai
để phù hợp với bản thân mình?
Câu 18. (1.0 điểm) Một người bạn của em cho rằng, khi chọn nghề cứ chọn nghề dễ xin việc
và kiếm được nhiều tiền mà không cần quan tâm tới mình có thích nghề đó hay không. Em hãy
đưa ra lời khuyên giúp bạn có những bước chọn nghề đúng đắn.
…………..Hết………
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm): Mỗi câu đúng đạt 0.33 điểm
u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đ/A C C D B A C C B A D A A D C B
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm):
Câu Nội dung cần đạt Đim
u 16
(2.0đ)
Cây nghề nghiệp có hai phần:
- Phần rễ: minh hoạ nền tảng lựa chọn nghề nghiệp, bao gồm: sở
thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp.
Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành
công trong nghề nghiệp tương lai của mỗi người.
- Phần quả: minh hoạ các yếu tố phát triển, thành công của nghề
nghiệp dựa trên nền tảng của phần rễ, bao gồm: cơ hội việc làm, môi
trường làm việc tốt, lương cao, công việc ổn định, được nhiều người
tôn trọng, …
0.5
0.5
1.0
Câu 17
(2.0đ)
Em vận dụng các bước lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai để phù
hợp với bản thân mình:
- Với quy trình chọn nghề 3 bước, đầu tiên phải thông qua đánh giá
bản thân để tìm ra nghề phù hợp từ sở thích, năng lực, tính cách, sức
khỏe của mình, hoàn cảnh gia đình, những mong muốn về giá trị
nghề nghiệp.
- Sau đó là tìm hiểu thị trường lao động những nghề mình quan tâm
thông qua internet, sách báo,… tìm hiểu nhu cầu xã hội đối với
những ngành nghề đó. Đồng thời tìm hiểu sâu hơn về nghề với
những thông tin cụ thể về vị trí việc làm, nhiệm vụ, các yêu cầu, cơ
hội phát triển, thu nhập, …
- Từ kết quả ở hai bước trên, em tiến hành so sánh, đối chiếu tìm ra
sự phù hợp nhằm đưa ra quyết định cuối cùng.
1.0
0.5
0.5
u 18
(1.0đ)
Theo em, chọn nghề nghiệp, đầu tiên phải quan tâm tới sở thích của
mình với công việc đó.
Nghề mình chọn sẽ đi theo bản thân mình cả cuộc đời. Khi yêu thích,
dù gặp khó khăn, trở ngại mình cũng vượt qua được. Mặt khác, khi
không quan tâm đến công việc mình làm, chỉ cần một chút khó khăn
cũng khiến ta từ bỏ.
0.5
0.5
Giáo viên ra đề
Nguyễn Thị Minh Tin
UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG
(HDC gồm có 01 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: ………………………………
Lớp: …..
Điểm
Chữ giám thị
I. TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm):
Chọn phương án trả lời ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm.
Câu 1. Ngành nghề nào dưới đây làm công việc “lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện,
thiết bị điện, đồ dùng điện, …”?
A. Thợ điện. B. Thợ hàn. C. Kỹ sư tự động hóa. D. Kỹ sư xây dựng.
Câu 2. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bao nhiêu năm học?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong bao nhiêu năm học?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4. Giáo dục phổ thông có mấy thời điểm phân luồng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thị trường lao động?
A. Đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
B. Đóng vai trò to lớn trong việc định hướng nghề nghiệp.
C. Cung cấp cho người lao động thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động.
D. Người sử dụng lao động khó tuyển dụng được người lao động phù hợp.
Câu 6. Các lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp gồm:
C. mật mã Holland, Ikigai.
D. cây nghề nghiệp, Ikigai.
C. mật mã Holland, cây nghề nghiệp.
D. cây nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp.
Câu 7. Quy trình lựa chọn nghề nghiệp gồm có mấy bước?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
II. TỰ LUẬN (3.0 điểm):
Câu 8. ( 3.0 điểm) Em hãy nêu tóm tắt lí thuyết cây nghề nghiệp?
……Hết……
UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG
(Đề gồm có 01 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ DÀNH CHO HSKT
I. TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm): Mỗi câu đúng đạt 0.33 điểm
u 1 2 3 4 5 6 7
Đ/A A C B A D C B
II. TỰ LUẬN (3.0 điểm):
Câu Nội dung cần đạt Điểm
u 8
(3.)
Cây nghề nghiệp có hai phần:
- Phần rễ: minh hoạ nền tảng lựa chọn nghề nghiệp, bao gồm: sở
thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp. Đây là những yếu tố
có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành công trong nghề
nghiệp tương lai của mỗi người.
- Phần quả: minh hoạ các yếu tố phát triển, thành công của nghề
nghiệp dựa trên nền tảng của phần rễ, bao gồm: cơ hội việc làm, môi
trường làm việc tốt, lương cao, công việc ổn định, được nhiều người
tôn trọng, …
2.0
1.0
UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG
(HDC gồm có 01 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)