intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ NN lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Công nghệ NN lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ NN lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH 2024 - 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 10 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (5.0đ) Câu 1. Phương pháp chọn lọc cá thể thường áp dụng đối với loại cây trồng nào sau đây? A. Cây tự thụ phấn. B. Cây nhân giống vô tính. C. Cây biến đổi gene. D. Cây giao phấn. Câu 2. Nhóm phân hóa học nào sau đây dễ tan? A. Phân lân, phân đạm. B. Phân lân, phân NPK. C. Phân lân, phân kali. D. Phân đạm, phân kali. Câu 3. Giống cây trồng có những đặc điểm nào sau đây? (1) Di truyền được cho đời sau. (2) Không di truyền được cho đời sau. (3) Đồng nhất về hình thái và ổn định qua các chu kì nhân giống. (4) Không đồng nhất về hình thái. A. (1), (2) B. (2), (4) C. (2), (3) D. (1), (3). Câu 4. Đất trồng có pH từ 6,6 đến 7,5 tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và hệ sinh vật trong đất. Đây là loại đất trồng có phản ứng A. kiềm. B. trung tính. C. lưỡng tính. D. chua. Câu 5. Trong các thành phần cơ bản của đất trồng, thành phần nào có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cho cây trồng đứng vững? A. Phần khí. B. Phần lỏng. C. Phần rắn. D. Sinh vật đất. Câu 6. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về nguyên lí sản xuất phân bón vi sinh trong trồng trọt? A. Những sản phẩm phân bón chứa một hay nhiều giống vi sinh vật không gây độc hại cho sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng; không làm ô nhiễm môi trường sinh thái. B. Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, sau đó trộn với chất phụ gia để tạo ra phân bón vi sinh vật. C. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu, sau đó xử lí, loại bỏ tạp chất và phối trộn, ủ sinh khối để tạo ra sản phẩm phân bón vi sinh vật. D. Ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm phân bón có giá trị, phục vụ đời sống sản xuất trồng trọt. Câu 7. Loại phân bón nào sau đây bón liên tục nhiều năm sẽ không làm hại đất mà còn có tác dụng tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất? A. Phân hữu cơ. B. Phân vi sinh. C. Phân lân. D. Phân urea. Câu 8. Loại phân bón nào sau đây có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên được dùng để bón thúc là chính? A. Phân vi sinh. B. Phân lân. C. Phân hữu cơ. D. Phân đạm. Câu 9. Kĩ thuật sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm là gì? A. Tẩm vào hạt giống trước khi gieo trồng ở nơi râm mát. B. Trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh nơi có ánh sáng mạnh. C. Trộn và tẩm hạt giống, không được bón trực tiếp vào đất. D. Tẩm hạt giống sau một thời gian mới được đem gieo. Câu 10. Kiểm soát sâu, bệnh hại; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, giúp bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là ý nghĩa của A. công nghệ thủy canh, khí canh. B. công nghệ nhà kính. Mã đề 000 Trang 1/3
  2. C. công nghệ tưới nước tự động. D. cơ giới hóa. Câu 11. Nguyên tắc nào sai khi bảo quản phân bón hóa học? A. Để nơi khô ráo, thoáng mát. B. Bảo quản trong chum, vại sành. C. Khu vực bảo quản có nhiều gian. D. Để phân bón gần nguồn nhiệt. Câu 12. Trước khi sử dụng phân hữu cơ để bón lót người nông dân cần phải làm việc gì? A. Trộn vào hạt. B. Ủ hoai. C. Trộn vào cát. D. Tẩm vào rễ. Câu 13. Biện pháp canh tác nào sau đây phù hợp để cải tạo đất chua? A. Hạn chế làm đất vào mùa mưa ở vùng đồi núi, đất dốc. B. Xây dựng chế độ luân canh hợp lý. C. Trồng xen canh cây họ đậu, cây ngắn ngày. D. Tưới tiêu hợp lý tránh rửa trôi chất dinh dưỡng. Câu 14. Khi đốt phân đạm trên ngọn lửa đèn cồn thì có hiện tượng gì? A. Phân có khói đen, mùi khai, hắc. B. Phân có ngọn lửa màu tím hoặc tiếng nổ lép bép. C. Phân có mùi khai, hắc, khói màu trắng. D. Phân có ngọn lửa màu hồng, không có mùi khai. Câu 15. Vai trò của giống cây trồng là A. quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu, bệnh và tăng khả năng chống chịu. B. quy định năng suất và chất lượng cây trồng, giảm khả năng kháng sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu. C. quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu và tăng khả năng chống chịu. D. quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu bệnh hại cây trồng. Câu 16. Cho thông tin ở bảng sau: Phương pháp tạo giống cây trồng Thành tựu 1. Tạo giống bằng công nghệ gen a. Giống lúa lai LY006 2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến b. Giống ngô chuyển gen NK66BT 3. Tạo giống bằng ưu thế lai c. Giống lạc LDH.10 Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – c; 2 – a; 3 – b. B. 1 – c; 2 – b; 3 – a. C. 1 – b; 2 – c; 3 – a. D. 1 – b; 2 – a; 3 – c. Câu 17. Phân loại cây trồng theo nguồn gốc có ý nghĩa gì đối với trồng trọt? A. Xác định điều kiện thời tiết phù hợp với các loại cây. B. Cho người làm nghề trồng trọt biết về nguồn gốc của các loại cây. C. Cho biết nhóm cây nào đạt được năng suất cao nhất. D. Giúp lựa chọn khu vực trồng có điều kiện phù hợp với cây trồng. Câu 18. Các thành phần nào sau đây thuộc phân bón vi sinh vật phân giải chất hữu cơ? 1. Than bùn. 2. Xác thực vật. 3.Nguyên tố khoáng. 4.Vi sinh vật cộng sinh Rhizobium. 5.Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. A. 1,2,3,5. B. 3,4,5 C. 2,3,5. D. 1,2,3,4. Câu 19. Loại vật liệu nào có thể sử dụng làm giá thể trồng cây? A. Than tổ ong. B. Cát biển. C. Xơ dừa. D. Đất đỏ bazan. Câu 20. Điểm giống nhau giữa phương pháp chọn lọc hỗn hợp và phương pháp chọn lọc cá thể? A. Gieo trồng, chọn 10% cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt để gieo vụ sau. B. Gieo trồng, thu hoạch và bảo quản hạt riêng và gieo riêng ở vụ sau. C. Thường áp dụng với cây tự thụ phấn và gia phấn chéo. D. So sánh hạt gieo được chọn với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(2.0đ) Câu 1. Mỗi nhận định dưới đây là Đúng hay Sai khi nói về các yếu tố chính trong trồng trọt? a). Nước có vai trò to lớn đối với cây trồng, gián tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là môi trường hoà tan muối ăn và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây. Mã đề 000 Trang 1/3
  3. b). Độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ. c). Cây trồng thừa hoặc thiếu dinh dưỡng đều ảnh hưởng xấu đến cây trồng, gây thiệt hại kinh tế cho người trồng trọt. d). Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây, giúp cho cây đứng vững. Câu 2. Một nhóm học sinh được phân công nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về “ Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng”. Sau khi thảo luận giữa các thành viên trong nhóm, một số ý kiến được nêu ra như sau, mỗi nhận định dưới đây là đúng hay sai? a). Tăng cường sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong trồng trọt để tăng năng suất và bảo vệ đất trồng. b). Xen canh các loại cây không phù hợp với loại đất mà ta đang canh tác để làm cân đối các chất trong đất trồng. c). Cần kết hợp việc trồng trọt và bón phân hữu cơ và phân vi sinh để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, giúp cải tạo đất. d). Xúc đất thiếu dinh dưỡng đổ đi nơi khác và lấy đất có nhiều dinh dưỡng bù vào để cải tạo đất trồng trọt. PHẦN III. Tự luận (3.0đ) Câu 1. Phân biệt ưu điểm và nhược điểm của phân bón hóa học và phân bón hữu cơ bằng cách hoàn thành bảng sau theo mẫu? (2.0đ) Phân bón hóa học Phân bón hữu cơ Ưu điểm Nhược điểm Câu 2: Ở đại phương em, mọi người thường sử dụng giá thể nào để trồng cây? Vì sao? (1.0đ) ………………………………………. PHẦN III. Tự luận (3.0đ) Câu 1. Phân biệt ưu điểm và nhược điểm của phân bón hữ cơ và phân bón vi sinh bằng cách hoàn thành bảng sau theo mẫu? (2.0đ) Phân bón hữu cơ Phân bón vi sinh Ưu điểm Nhược điểm Câu 2: Ở đại phương em, mọi người thường sử dụng giá thể nào để trồng cây? Vì sao? (1.0 đ) ------ HẾT ------ Mã đề 000 Trang 1/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2