intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Địa lí - Lớp: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (đề có 02 trang) Họ tên học sinh:…………………………….-Lớp:……Số báo danh:…………..-Phòng thi số:…… Mã đề: 701 A/ Trắc nghiệm: (7 điểm) Câu 1. Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là A. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương. B. lớp Manti và lớp vỏ đại dương. C. lớp vỏ lục địa và lớp Manti. D. thạch quyển và lớp Manti. Câu 2. Kinh tuyến được chọn để làm đường chuyển ngày quốc tế là A. 900. B. 1200. C. 1500. D. 1800. Câu 3. Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo nào sau đây? A. Hoạt động địa lũy, địa hào và phong hóa sinh học. B. Vận động theo phương thẳng đứng và nằm ngang. C. Vận động uốn nếp, đứt gãy và phong hóa hóa học. D. Các vận động động đất, núi lửa và kiến tạo mảng. Câu 4. Các quá trình ngoại lực bao gồm A. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ. B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. C. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ. D. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ. Câu 5. Gió Mậu dịch có tính chất A. lạnh, ít mưa. B. ẩm, mưa nhiều. C. nóng, mưa nhiều. D. khô, ít mưa. Câu 6. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở A. cực. B. xích đạo. C. chí tuyến. D. vòng cực. Câu 7. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. nước ngầm. B. thực vật. C. địa hình. D. chế độ mưa. Câu 8. Hồ được hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi sông chuyển dòng được gọi là hồ A. móng ngựa. B. núi lửa. C. nhân tạo. D. băng hà. Câu 9. Ý nghĩa của hồ, đầm đối với sông là A. nhiều thung lũng. B. tạo địa hình dốc. C. điều tiết dòng chảy. D. giảm số phụ lưu sông. Câu 10. Các sông ở miền núi có lũ lên nhanh và xuống nhanh là do A. đặc điểm của đất dễ thấm nước. B. có rừng che phủ. C. có nhiều hồ, đầm. D. độ dốc của địa hình. Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng là do A. nước chảy. B. gió thổi. C. băng tan. D. mưa rơi. Câu 12. Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do A. hoạt động của các dòng biển lớn. B. hoạt động của núi lửa, động đất. C. sức hút của hành tinh ở thiên hà. D. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. Câu 13. Dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém) xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm A. vuông góc với nhau. B. thẳng hàng với nhau. C. lệch nhau góc 45 độ. D. lệch nhau góc 60 độ. Câu 14. Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là A. vụn bở. B. độ ẩm. C. độ phì. D. tơi xốp. Câu 15. Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố A. khí hậu, thạch quyển, sinh vật, địa hình, con người. Mã đề 601 Trang 1/6
  2. B. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người. C. khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản. D. đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người. Câu 16. Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào sau đây? A. Tầng phong hóa mỏng nhưng nhiều mùn. B. Tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng. C. Tầng phong hóa mỏng, đất chặt và khô. D. Tầng phong hóa dày nhưng khô, bị glây. Câu 17. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là A. Đá mẹ. B. Địa hình. C. Sinh vật. D. Khí hậu. Câu 18. Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất? A. Đá mẹ. B. Địa hình. C. Sinh vật. D. Khí hậu. Câu 19. Giới hạn dưới của sinh quyển là A. độ sâu 11km đáy đại dương. B. đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá. C. giới hạn dưới của vỏ lục địa. D. giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất. Câu 20. Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là A. độ ẩm. B. thức ăn. C. nơi sống. D. nhiệt độ. Câu 21. Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua A. độ ẩm và lượng mưa. B. lượng mưa và gió. C. nhiệt độ và độ ẩm. D. độ ẩm và khí áp. B/ Tự luận: (3 điểm) Câu 1. Cho bảng số liệu sau: Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Thu Bồn ( Đơn vị: m3/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng 202 115 75,1 58,2 91,4 120 88,6 69,6 151 519 954 448 a. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình các tháng của sông Thu Bồn b. Tính lưu lượng nước trung bình tháng của sông Thu Bồn. c. Nhận xét mùa lũ, mùa cạn (mùa lũ vào tháng nào, mùa cạn vào tháng nào). Tại sao lũ ở các sông ngòi miền Trung thường lên nhanh và đột ngột? ------ HẾT ------ Mã đề 601 Trang 2/6
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Địa lí - Lớp: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (đề có 02 trang) Họ tên học sinh:…………………………….-Lớp:……Số báo danh:…………..-Phòng thi số:…… Mã đề: 702 A/ Trắc nghiệm: (7 điểm) Câu 1. Lớp vỏ Trái Đất dày khoảng A. 5km ở đại dương và 70km ở lục địa. B. 15km ở đại dương và 7km ở lục địa. C. 5km ở đại dương và 7km ở lục địa. D. 25km ở đại dương và 17km ở lục địa. Câu 2. Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng A. 13 kinh tuyến. B. 15 kinh tuyến. C. 11 kinh tuyến. D. 18 kinh tuyến. Câu 3. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là A. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn. B. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ. C. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ. D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn. Câu 4. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. B. sự phân huỷ các chất phóng xạ. C. sự dịch chuyển các dòng vật chất. D. các phản ứng hoá học khác nhau. Câu 5. Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng A. ôn đới. B. cực. C. chí tuyến. D. xích đạo. Câu 6. Gió mùa thường hoạt động ở đâu? A. Đới nóng. B. Đới lạnh. C. Đới ôn hòa. D. Đới cận nhiệt. Câu 7. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. thực vật. B. chế độ mưa. C. địa hình. D. băng tuyết. Câu 8. Hồ được hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển được gọi là hồ A. móng ngựa. B. băng hà. C. núi lửa. D. kiến tạo. Câu 9. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng A. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp. B. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp. C. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao. D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao. Câu 10. Trên Trái Đất, mưa tương đối ít ở vùng A. xích đạo. B. ôn đới. C. chí tuyến. D. cực. Câu 11. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều A. xô vào bờ. B. chiều ngang. C. thẳng đứng. D. xoay tròn. Câu 12. Trên Đại Dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào sau đây? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Vĩ độ 30°- 40°. D. Vùng cực. Câu 13. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm A. vuông góc với nhau. B. thẳng hàng với nhau. C. lệch nhau góc 60 độ. D. lệch nhau góc 45 độ. Câu 14. Nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất là A. sinh vật. B. khí hậu. C. đá mẹ. D. địa hình. Câu 15: Nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất là A. khí hậu. B. con người. C. đá mẹ. D. thời gian. Câu 16. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất? A. Khí hậu. B. Đá mẹ. C. Địa hình. D. Sinh vật. Mã đề 601 Trang 3/6
  4. Câu 17. Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất? A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Địa hình. D. Đá mẹ. Câu 18: Loại đất thích hợp để trồng cây lúa nước là A. đất feralit. B. đất đỏ badan. C. đất phù sa. D. đất đen, xám. Câu 19: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây? A. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí. B. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất. C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật. D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất. Câu 20. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh? A. Đài nguyên. B. Rừng lá rộng. C. Rừng lá kim. D. Thảo nguyên. Câu 21. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất? A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Thổ nhưỡng. B/ Tự luận: (3 điểm) Câu 1. Cho bảng số liệu sau: Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Thu Bồn ( Đơn vị: m3/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng 202 115 75,1 58,2 91,4 120 88,6 69,6 151 519 954 448 a. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình các tháng của sông Thu Bồn b. Tính lưu lượng nước trung bình tháng của sông Thu Bồn. c. Nhận xét mùa lũ, mùa cạn (mùa lũ vào tháng nào, mùa cạn vào tháng nào). Tại sao lũ ở các sông ngòi miền Trung thường lên nhanh và đột ngột? ------ HẾT ------ Mã đề 601 Trang 4/6
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: ĐỊA – Lớp 10 I/TRẮC NGHIỆM : (0,33 điểm/câu) Câu 701 702 1 A A 2 D B 3 B A 4 B A 5 D D 6 C A 7 D D 8 A D 9 C D 10 D C 11 B C 12 D A 13 A B 14 C C 15 B A 16 B C 17 C B 18 A C 19 B C 20 B A 21 C B Mã đề 601 Trang 5/6
  6. II. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm a Vẽ biểu đồ đường. (thiếu đơn vị, tháng – 0,25 điểm) 1,0 Tính lưu lượng nước trung bình tháng của sông Thu Bồn. 0,5 b - Tổng lưu lượng nước: 2891,9 m3/s 0.25 - Lưu lượng nước trung bình tháng trong năm: 241 m3/s 0.25 Nhận xét mùa lũ, mùa cạn (mùa lũ vào tháng nào, mùa cạn vào tháng 1 nào). Tại sao lũ ở các sông ngòi miền Trung thường lên nhanh và đột 1,5 ngột? - Mùa lũ từ tháng 10 đến tháng 12 0.25 - Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 9 0.25 c - Mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh vì: 1,0 + Miền Trung có địa hình hẹo ngang, phía Tây là dải núi cao, phía đông là đồng bằng nhỏ hẹp, nhiều dãy núi lan ra sát biển ⟹ sông ngòi ngắn, nhỏ và 0.5 dốc. + Mưa khá tập trung, mưa với lượng nước mưa lớn (do bão, dải hội tụ..) và 0.5 diễn ra trong thời gian ngắn (do địa hình). Mã đề 601 Trang 6/6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2