Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM
lượt xem 0
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI – NH: 2024 - 2025 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 26/12/2024 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: 101 (Không tính thời gian phát đề) PHẦN A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sóng biển là gì? A. Sự chuyển động của nước biển theo chiều ngang. B. Sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng. C. Sự chuyển động của nước biển theo chiều ngang và thẳng đứng. D. Sự chuyển động của nước biển từ chỗ này đến chỗ khác. Câu 2. Phần lớn lượng nước ngọt trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở đâu? A. Băng tuyết ở hai cực và các đỉnh núi cao. B. Trong bầu khí quyển nhất là lượng hơi nước tạo thành mưa. C. Trong hệ thống các hồ kiến tạo, hồ băng hà lớn. D. Trên hệ thống các con sông lớn. Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không mưa là gì? A. Không khí ẩm không bốc lên được, lại có gió thổi đi. B. Nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô. C. Nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được. D. Vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tích lục địa lớn. Câu 4. Gió nào sau đây thay đổi hướng theo ngày và đêm? A. Gió Tây ôn đới. B. Gió đất, gió biển. C. Gió Mậu dịch. D. Gió fơn. Câu 5. Loại gió nào sau đây có tính chất khô? A. Gió đất, gió biển. B. Gió Mậu dịch. C. Gió Tây ôn đới. D. Gió mùa. Câu 6. Các nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến lượng mưa? A. Khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình. B. Khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng. C. Khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật. D. Khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi. Câu 7. Dao động thuỷ triều lớn nhất trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm ở vị trí như thế nào? A. Lệch nhau một góc 450. B. Vuông góc với nhau. C. Thẳng hàng với nhau. D. Lệch nhau một góc 600. Câu 8. Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam? A. Cực. B. Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Ôn đới. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Các loại ưa nhiệt cao thường phân bố ở môi trường đới nóng, các loài ưa nhiệt vừa thường ở môi trường đới ôn hòa, các loại ưa nhiệt thấp hoặc chịu lạnh sống ở môi trường đới lạnh.
- a) Xương rồng là một loài thực vật ưa nhiệt cao, thân mọng nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước, rễ ăn sâu để tìm nước và thích nghi với môi trường đới lạnh. b) Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng sinh học của các loài. c) Gấu Bắc Cực thích hợp sống ở vùng môi trường đới lạnh do có lớp mỡ dày, lông trắng để giữ ấm và ngụy trang. d) Sự thích nghi về môi trường sống của các loài động thực vật là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài và được di truyền qua các thế hệ. Câu 2. Cho thông tin sau: Sinh quyển chủ yếu là các cơ thể sống có đặc tính tích lũy năng lượng: cây xanh có khả năng quang hợp để tạo nên vật chất hữu cơ, thực vật góp phần làm cho không khí trong lành,... Đồng thời sinh quyển có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quyển khác trên Trái Đất. a) Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo ra vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. b) Rừng có vai trò giữ nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn. c) Sinh quyển là một quyển tồn tại độc lập trên Trái Đất. d) Vi sinh vật là một cơ thể sống không thuộc sinh quyển. PHẦN B. TỰ LUẬN Câu 1. (3,0 điểm) Phân tích các nhân tố chế độ mưa; con người; đặc điểm đất, đá và thực vật ảnh hưởng tới chế độ nước sông? Câu 2. (2,0 điểm) Giải thích sự thay đổi của nhiệt độ nước biển theo độ sâu? Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào hình bên dưới, hãy tính nhiệt độ tại điểm B, C, D và E. Biết rằng nhiệt độ dưới chân núi A = 24,30C và núi cao 3000m. ------ HẾT ------ (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh: .........................
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI – NH: 2024 - 2025 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 26/12/2024 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: 102 (Không tính thời gian phát đề) PHẦN A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. (2,0 điểm) Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ra sóng thần? A. Gió. B. Bão. C. Động đất. D. Núi lửa. Câu 2. Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng nào sau đây? A. Tây Bắc. B. Tây Nam. C. Đông Nam. D. Đông Bắc. Câu 3. Khu vực nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất? A. Vùng ôn đới. B. Từ vòng cực về cực. C. Vùng xích đạo. D. Vùng chí tuyến. Câu 4. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp cao? A. Ôn đới, cực. B. Chí tuyến, ôn đới. C. Xích đạo, chí tuyến. D. Cực, chí tuyến. Câu 5. Khí áp là gì? A. Là sức nén của luồng gió xuống Mặt Trái Đất. B. Là sức nén của không khí xuống mặt nước biển. C. Là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. D. Là sức nén của luồng gió xuống mặt nước biển. Câu 6. Nước trên lục địa bao gồm những lớp nước nào sau đây? A. Nước trên mặt và nước ngầm. B. Nước ngầm và băng tuyết. C. Nước ngầm và hơi nước. D. Nước trên mặt và hơi nước. Câu 7. Các loại gió nào sau đây có phạm vi địa phương? A. Gió Mậu dịch, gió mùa. B. Gió Tây ôn đới, gió phơn. C. Gió Đông cực, gió đất, biển. D. Gió đất; biển, gió phơn. Câu 8. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày nào sau đây? A. Trăng khuyết và không trăng. B. Trăng tròn và không trăng. C. Trăng khuyết và trăng tròn. D. Không trăng và có trăng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. (2,0 điểm) Câu 1. Cho thông tin sau: Nước rất cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Mỗi loài có nhu cầu về nước khác nhau. Các loài sinh vật ưa ẩm hoặc ưa nước thường phân bố nhiều ở vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm,… Các loài ưa khô thường sống ở thảo nguyên, hoang mạc. a) Nước là yếu tố quyết định sự phân bố và đa dạng sinh học của các loài sinh vật trên Trái Đất. b) Lạc đà thích nghi sống ở hoang mạc do có màu lông giống màu cát để lẩn tránh kẻ thù; có bướu mỡ dày là nơi dự trữ nước; chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày để không bị lún, đệm thịt chống nóng. c) Đước là một loài cây thích nghi sống ở môi trường nước ngọt, rễ giúp cây đứng vững trên đất bùn lầy.
- d) Lúa nước là một loại cây lương thực truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới, phù hợp sinh trưởng và phát triển tại những khu vực có khí hậu khô hạn. Câu 2. Cho thông tin sau: Con người ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Con người mang các loài cây, con từ châu lục, đất nước này sang châu lục, đất nước khác làm phạm vi phân bố của sinh vật ngày càng mở rộng; lai tạo để tạo ra các giống mới đã làm đa dạng thêm các loài sinh vật. Tuy nhiên, việc phá rừng, khai thác rừng bừa bãi vượt quá giới hạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đã làm giảm sự đa dạng sinh học, nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. a) Cà phê có xuất xứ từ châu Phi nhưng hiện nay loại cây này đã được trồng phổ biến tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. b) Để góp phần tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn, ngập úng tốt, con người đã tạo ra nhiều loại giống mới. c) Việc khai thác rừng hằng năm của con người đã góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh học. d) Việc chuyển đổi rừng ngập mặn thành các khu nuôi trồng thủy sản hoặc các khu dân cư đã làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật biển. PHẦN B. TỰ LUẬN Câu 1. (3,0 điểm) Phân tích nhân tố băng tuyết tan; địa hình và hồ, đầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Câu 2. (2,0 điểm) Giải thích sự thay đổi của nhiệt độ nước biển theo mùa, theo vĩ độ và theo khu vực có dòng biển nóng hoặc lạnh? Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào hình bên dưới, hãy tính nhiệt độ tại điểm B, C, D và E. Biết rằng nhiệt độ dưới chân núi A = 230C và núi cao 2800m. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ......................................................................... Số báo danh: .............................. ------ HẾT ------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI – NH: 2024 - 2025 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 26/12/2024 Thời gian: 45 phút ĐỀ HÒA NHẬP (Không tính thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 105 PHẦN A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. (2,0 điểm) Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ra sóng thần? A. Gió. B. Bão. C. Động đất. D. Núi lửa. Câu 2. Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng nào sau đây? A. Tây Bắc. B. Tây Nam. C. Đông Nam. D. Đông Bắc. Câu 3. Khu vực nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất? A. Vùng ôn đới. B. Từ vòng cực về cực. C. Vùng xích đạo. D. Vùng chí tuyến. Câu 4. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp cao? A. Ôn đới, cực. B. Chí tuyến, ôn đới. C. Xích đạo, chí tuyến. D. Cực, chí tuyến. Câu 5. Khí áp là gì? A. Là sức nén của luồng gió xuống Mặt Trái Đất. B. Là sức nén của không khí xuống mặt nước biển. C. Là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. D. Là sức nén của luồng gió xuống mặt nước biển. Câu 6. Nước trên lục địa bao gồm những lớp nước nào sau đây? A. Nước trên mặt và nước ngầm. B. Nước ngầm và băng tuyết. C. Nước ngầm và hơi nước. D. Nước trên mặt và hơi nước. Câu 7. Các loại gió nào sau đây có phạm vi địa phương? A. Gió Mậu dịch, gió mùa. B. Gió Tây ôn đới, gió phơn. C. Gió Đông cực, gió đất, biển. D. Gió đất; biển, gió phơn. Câu 8. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày nào sau đây? A. Trăng khuyết và không trăng. B. Trăng tròn và không trăng. C. Trăng khuyết và trăng tròn. D. Không trăng và có trăng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. (2,0 điểm) Câu 1. Cho thông tin sau: Sinh quyển chủ yếu là các cơ thể sống có đặc tính tích lũy năng lượng: cây xanh có khả năng quang hợp để tạo nên vật chất hữu cơ, thực vật góp phần làm cho không khí trong lành,... Đồng thời sinh quyển có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quyển khác trên Trái Đất. a) Vi sinh vật là một cơ thể sống không thuộc sinh quyển. b) Sinh quyển là một quyển tồn tại độc lập trên Trái Đất. c) Rừng có vai trò giữ nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn. d) Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo ra vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Câu 2. Cho thông tin sau:
- Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Các loại ưa nhiệt cao thường phân bố ở môi trường đới nóng, các loài ưa nhiệt vừa thường ở môi trường đới ôn hòa, các loại ưa nhiệt thấp hoặc chịu lạnh sống ở môi trường đới lạnh. a) Sự thích nghi về môi trường sống của các loài động thực vật là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài và được di truyền qua các thế hệ. b) Gấu Bắc Cực thích hợp sống ở vùng môi trường đới lạnh do có lớp mỡ dày, lông trắng để giữ ấm và ngụy trang. c) Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng sinh học của các loài. d) Xương rồng là một loài thực vật ưa nhiệt cao, thân mọng nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước, rễ ăn sâu để tìm nước và thích nghi với môi trường đới lạnh. PHẦN B. TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày nhân tố chế độ mưa và hồ, đầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Câu 2. (4,0 điểm) Phân tích sự thay đổi của nhiệt độ nước biển theo độ sâu? (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ......................................................................... Số báo danh: .............................. ------ HẾT ------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 – MÃ ĐỀ: 101 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) 1 2 3 4 5 6 7 8 B A A B B A C C Câu 1 Câu 2 1a) 1b) 1c) 1d) 2a) 2b) 2c) 2d) S Đ Đ Đ Đ Đ S S II. CÂU HỎI TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm Phân tích các nhân tố chế độ mưa; con người; đặc điểm đất, đá và thực vật ảnh 3,0 hưởng tới chế độ nước sông? * Chế độ mưa: 0,25 - Quy định chế độ dòng chảy sông. - Ví dụ: + Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế 0,5 sông phụ thuộc vào chế độ mưa. + Sông Hồng (Việt Nam) ở miền nhiệt đới, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng 0,5 với mùa khô, ít mưa. * Con người: 1 - Điều tiết chế độ dòng chảy sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thủy điện, các 0,5 công trình thủy lợi, trồng và bảo vệ rừng,… - Ví dụ: Con người đã có những tác động tích cực đến thủy quyển như: trồng rừng để 0,25 bảo về nguồn nước ngầm. + Đồng thời cũng có những tác động tiêu cực như: xây dựng hồ thủy điện làm thay 0,25 đổi dòng chảy của sông. * Đặc điểm đất, đá và thực vật: - Các khu vực đất, đã dễ thấm nước, vỏ phong hóa dày, có nhiều thực vật che phủ 0,5 thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hòa. - Ví dụ: Tích cực trồng rừng để bảo vệ mạch nước ngầm. 0,25 Giải thích sự thay đổi của nhiệt độ nước biển theo độ sâu? 2,0 - Lớp nước trên mặt biển nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều nhất, càng xuống sâu, 0,5 lượng nhiệt hấp thụ được càng giảm. - Nên từ 0 m đến 100 m: nhiệt độ giảm chậm; từ 100 m đến 300 m: nhiệt độ giảm ở 2 0,5 mức trung bình; từ 300 m đến 1000 m: nhiệt độ giảm rất nhanh. - Từ độ sâu hơn 3000 m (ở bất kì vĩ độ nào) nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi vì ở độ sâu này nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ 1,0 Nam Cực, lắng xuống và trôi đến. Dựa vào hình bên dưới, hãy tính nhiệt độ tại điểm B, C, D và E. Biết rằng nhiệt độ 3 1,0 dưới chân núi A = 24,30C và núi cao 3000m.
- - Điểm B = 24,3 - 0 C 0,25 - Điểm C = 24,3 - 0 C 0,25 - Điểm D = 24,3 - 0 C 0,25 - Điểm E: Khoảng cách từ điểm D → E là: 3000 – 2000 = 1000m. 0,25 → Điểm E = 6,3 + 0 C HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 – MÃ ĐỀ: 102 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) 1 2 3 4 5 6 7 8 C B C D C A D B Câu 1 Câu 2 1a) 1b) 1c) 1d) 2a) 2b) 2c) 2d) Đ Đ S S Đ Đ S Đ II. CÂU HỎI TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm Phân tích nhân tố băng tuyết tan; địa hình và hồ, đầm ảnh hưởng đến chế độ nước 3,0 sông? * Băng tuyết tan: - Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh. 0,5 + Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế phụ thuộc vào 0,5 lượng tuyết băng tan. + Sông Ô bi, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, 0,5 mực nước sông dâng. 1 * Địa hình: - Độ dốc địa hình càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng 0,5 nhanh. - Ví dụ: Khu vực miền Trung nước ta có địa hình hẹp ngang, phía Tây là đồi núi, phía đông là đồng bằng. Sông ngòi chủ yếu là sông ngắn chảy trên địa hình đồi núi nên sau 0,5 mỗi trận mưa nước dồn về các dòng sông suối làm lũ lên nhanh. * Hồ, đầm: 0,25 - Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông. - Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công. 0,25 Giải thích sự thay đổi của nhiệt độ nước biển theo mùa, theo vĩ độ và theo khu vực 2 2,0 có dòng biển nóng hoặc lạnh?
- - Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa: 0,5 + Mùa hạ, nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. - Nhiệt độ nước biển thay đổi theo vĩ độ: 1,0 + Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ càng nhỏ, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật chung đó. - Nhiệt độ nước thay đổi theo khu vực có dòng biển nóng hoặc lạnh: 0,5 + Ở khu vực có dòng biển nóng, nhiệt độ nước biển cao hơn ở khu vực có dòng biển lạnh. Dựa vào hình bên dưới, hãy tính nhiệt độ tại điểm B, C, D và E. Biết rằng nhiệt độ 1,0 dưới chân núi A = 230C và núi cao 2800m. - Điểm B = 23 - 0 C 0,25 - Điểm C = 23 - 0 C 0,25 3 - Điểm D = 23 - 0 C 0,25 - Điểm E: Khoảng cách từ điểm D → E là: 2800 – 1000 = 1800m. 0,25 → Điểm E = 6,2 + 0 C HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 ĐỀ HÒA NHẬP - MÃ ĐỀ: 105 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) 1 2 3 4 5 6 7 8 C B C D C A D B Câu 1 Câu 2 1a) 1b) 1c) 1d) 2a) 2b) 2c) 2d) Đ Đ S S Đ Đ S Đ II. CÂU HỎI TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm Trình bày nhân tố chế độ mưa và hồ, đầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông? 2,0 * Chế độ mưa: - Quy định chế độ dòng chảy sông. 0,5 1 - Ví dụ: + Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế 0,5 sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
- + Sông Hồng (Việt Nam) ở miền nhiệt đới, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng 0,5 với mùa khô, ít mưa. * Hồ, đầm: 0,25 - Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông. - Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công. 0,25 Giải thích sự thay đổi của nhiệt độ nước biển theo độ sâu? 4,0 - Lớp nước trên mặt biển nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều nhất, càng xuống sâu, 1,0 lượng nhiệt hấp thụ được càng giảm. - Nên từ 0 m đến 100 m: nhiệt độ giảm chậm; từ 100 m đến 300 m: nhiệt độ giảm ở 2 1,0 mức trung bình; từ 300 m đến 1000 m: nhiệt độ giảm rất nhanh. - Từ độ sâu hơn 3000 m (ở bất kì vĩ độ nào) nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi vì ở độ sâu này nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ 2,0 Nam Cực, lắng xuống và trôi đến.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 641 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 436 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn