intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101 PHẦN I. (5.0 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian? A. Mùa hạ có nhiệt độ cao hơn mùa đông. B. Mùa đông có nhiệt độ cao hơn mùa thu. C. Ban trưa có nhiệt độ thấp hơn ban chiều. D. Ban ngày có nhiệt độ thấp hơn ban đêm. Câu 2. Quy luật nào sau đây chủ yếu do ngoại lực tạo nên? A. Đai cao. B. Địa đới. C. Địa ô. D. Thống nhất. Câu 3. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào A. Diện tích của các Biển và Đại dương. B. lượng nước sông chảy ra. C. lượng mưa. D. lượng bốc hơi. Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi khí hậu trong hoạt động của gió phơn? A. Có lượng mưa lớn xảy ra ở sườn khuất gió. B. Sườn khuất gió khô nóng hơn sườn đón gió. C. Ở sườn núi đón gió có không khí khô nóng. D. Cứ lên cao 100 m, không khí ẩm giảm l°C. Câu 5. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là A. Sinh vật. B. Địa hình. C. Đá mẹ. D. Khí hậu. Câu 6. Thạch quyển bao gồm A. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti. B. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất. C. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti. D. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích. Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. C. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí. D. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. Câu 8. Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do A. Không khí ẩm được đẩy lên cao. B. Không khí ẩm không được bốc lên. C. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài. D. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của Biển và Đại dương? A. Khoáng sản quý giá do biển mang lại là dầu khí. B. Năng lượng tái tạo từ biển là mặt trời và địa nhiệt. C. Về mặt môi trường biển và đại dương giúp điều hoà khí hậu. D. Biển và đại dương cho phép phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản. Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực? A. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy. B. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống. C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa. Câu 11. Nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thường hình thành A. các bãi san hô. B. các bãi tắm. C. các ngư trường. D. các vịnh biển. Câu 12. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là A. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng. B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc. C. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá. D. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc. Câu 13. Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật A. địa ô. B. đai cao. C. thống nhất và hoàn chỉnh. D. địa đới. Câu 14. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực? Mã đề 101 Trang 1/2
  2. A. Cực, xích đạo. B. Xích đạo, chí tuyến. C. Ôn đới, chí tuyến. D. Chí tuyến, cực. Câu 15. ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không có đặc điểm nào dưới đây? A. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất. B. Có những sống núi ngầm ở đại dương. C. Xảy ra các loại hoạt động kiến tạo. D. Là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất. Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về mưa? A. Ở khu vực áp cao không khí co lại nén xuống không gây mưa. B. Cùng một sườn núi, càng lên trên cao lượng mưa càng rất lớn. C. Ở dải hội tụ nhiễu loạn không khí lớn mưa nhiều hơn tại frông. D. Phía trên dòng biển nóng có nhiều hơi nước thường mưa nhiều. Câu 17. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của A. thực vật. B. địa hình. C. sông ngòi. D. thổ nhưỡng. Câu 18. Vỏ địa lí là vỏ A. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển. B. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển. C. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển. D. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển. Câu 19. Mảng Ấn Độ va chạm với mảng Á-Âu tạo thành dãy núi A. U-ran. B. Cac-pát. C. Gát Tây D. Himalaya. Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. B. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. D. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hóa, độ phì của đất. PHẦN II. (2.0 điểm) Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? a) Thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật. b) Cấu trúc của đất, độ pH đất, độ phì chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển chứ không ảnh hưởng tới sự phân bố của thực vật. c) Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định. d) Địa hình ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố thực vật thông qua độ cao. Câu 2. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về tính thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí? a) Phá rừng dẫn đến đất bị xâm thực, xói mòn; mực nước ngầm hạ thấp. b) Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung. c) Khi tác động vào tự nhiên, con người không thể dự báo được các thay đổi của tự nhiên. d) Nhiệt độ Trái Đất tăng lên thì nhiều vùng đất thấp sẽ bị ngập nước biển. Phần III. Tự luận (3.0 điểm) Câu 1. Hãy chứng minh vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Câu 2. Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương em. Câu 3. Khí áp ở chân địa hình thường xuyên đo được là 720mmHg. Từ chân núi lên đỉnh núi khí áp giảm 55 mmHg. Biết rằng cứ lên cao 100 m khí áp giảm 10mmHg. Hãy tính độ cao tuyệt đối của đỉnh núi. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 2/2
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 102 PHẦN 1: (5.0 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1. Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường A. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay. B. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn. C. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. D. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống. Câu 2. Nơi nào sau đây có khí hậu ấm, mưa nhiều? A. Bờ tây đại dương ở vùng ôn đới. B. Bờ đông lục địa ở vùng ôn đới. C. Bờ đông đại dương ở vùng ôn đới. D. Bờ tây lục địa ở vùng chí tuyến. Câu 3. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do A. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. B. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. C. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa. D. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa. Câu 4. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên? A. Thống nhất, địa đới. B. Đai cao, tuần hoàn. C. Địa đới, địa ô. D. Địa ô, đai cao. Câu 5. Sống núi giữa Đại Tây Dương là hệ quả của sự tách xa nhau của mảng A. Bắc Mỹ và Nam Mỹ. B. Âu - Á và Bắc Mỹ. C. Nam Mỹ và Âu - Á. D. Phi và Nam Mỹ. Câu 6. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào A. lượng bốc hơi. B. lượng nước sông chảy ra. C. lượng nước ở các hồ đầm. D. lượng mưa. Câu 7. Mảng kiến tạo không phải là A. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất. B. những bộ phận lớn của đáy đại dương. C. luôn luôn đứng yên không di chuyển. D. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man-ti. Câu 8. Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á vào mùa hạ? A. Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo. B. Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến. C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương. Câu 9. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực? A. Xích đạo, chí tuyến. B. Ôn đới, chí tuyến. C. Cực, xích đạo. D. Chí tuyến, cực. Câu 10. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất? A. Con người. B. Khí hậu. C. Thời gian. D. Đá mẹ. Câu 11. Ý nào không đúng về Đất (thổ nhưỡng)? A. Đất là một thành phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất. B. Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế của nông nghiệp. C. Thành phần cấu tạo nên đất chủ yếu là nước. D. Đất là vật là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa. Câu 12. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật A. thống nhất và hoàn chỉnh. B. đai cao. C. địa đới. D. địa ô. Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. B. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. C. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất. Mã đề 102 Trang 1/2
  4. D. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển. C. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. D. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiệt độ nước Biển và Đại dương? A. Nhiệt độ nước biển giảm theo độ sâu. B. Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. C. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 27,5°C. D. Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông. Câu 16. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có điểm chung nào sau đây? A. Ảnh hưởng đến lượng mưa. B. Ảnh hưởng đến gió. C. Ảnh hưởng đến nhiệt độ. D. Ảnh hưởng đến khí áp. Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển? A. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. B. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. C. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiểu dày của sinh quyển. D. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Câu 18. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của A. thực và động vật. B. đất và thực vật. C. động vật và đất. D. đất và vi sinh vật. Câu 19. Nơi nào sau đây có mưa ít? A. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh. B. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí. C. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp. D. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi. Câu 20. Ý nào đúng khi nói về thạch quyển? A. Là nơi tích tụ nguồn năng lượng bên trong. B. Đứng yên trên quyển mềm của bao Man-ti. C. Di chuyển trên quyển mềm của bao Man-ti. D. Là nơi hình thành các địa hình khác nhau. PHẦN II. (2.0 điểm) Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về tính thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí? a) Sự thay đổi của tự nhiên do hiện tượng nóng lên toàn cầu là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. b) Giữa các thành phần tự nhiên luôn phát triển độc lập. c) Nhiệt độ tăng làm gia tăng thiên tai bất thường. d) Trái đất nóng lên làm tự nhiên thay đổi. Câu 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? a) Khí hậu ảnh hưởng đến sinh vật qua nhiệt độ và ánh sáng. b) Đối với động vật ánh sáng ảnh hưởng không đáng kể đến sự phát triển. c) Động vật đa dạng do khí hậu phân hoá đa dạng. d) Mỗi loài sinh vật thích nghi với giới hạn nhiệt độ nhất định. Phần III. Tự luận (3.0 điểm) Câu 1. Khi khí hậu thay đổi thì các đối tượng tự nhiên khác sẽ thay đổi như thế nào? Câu 2. Hãy đề ra những phương hướng bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo nước ta. Câu 3. Hãy tính nhiệt độ tại đỉnh núi cao 3.000m và độ cao 400m bên sườn núi khuất gió. Biết rằng tại sườn đón gió ẩm ở độ cao 500m có nhiệt độ là 250C ------ HẾT ------ Mã đề 102 Trang 2/2
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 103 PHẦN I. (5.0 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1. ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không có đặc điểm nào dưới đây? A. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất. B. Có những sống núi ngầm ở đại dương. C. Là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất. D. Xảy ra các loại hoạt động kiến tạo. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về mưa? A. Ở dải hội tụ nhiễu loạn không khí lớn mưa nhiều hơn tại frông. B. Ở khu vực áp cao không khí co lại nén xuống không gây mưa. C. Phía trên dòng biển nóng có nhiều hơi nước thường mưa nhiều. D. Cùng một sườn núi, càng lên trên cao lượng mưa càng rất lớn. Câu 3. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực? A. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy. C. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống. D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa. Câu 4. Quy luật nào sau đây chủ yếu do ngoại lực tạo nên? A. Địa đới. B. Đai cao. C. Địa ô. D. Thống nhất. Câu 5. Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật A. địa ô. B. đai cao. C. địa đới. D. thống nhất và hoàn chỉnh. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hóa, độ phì của đất. C. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. D. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. Câu 7. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực? A. Chí tuyến, cực. B. Ôn đới, chí tuyến. C. Cực, xích đạo. D. Xích đạo, chí tuyến. Câu 8. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào A. Diện tích của các Biển và Đại dương. B. lượng mưa. C. lượng bốc hơi. D. lượng nước sông chảy ra. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của Biển và Đại dương? A. Khoáng sản quý giá do biển mang lại là dầu khí. B. Biển và đại dương cho phép phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản. C. Năng lượng tái tạo từ biển là mặt trời và địa nhiệt. D. Về mặt môi trường biển và đại dương giúp điều hoà khí hậu. Câu 10. Nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thường hình thành A. các bãi san hô. B. các ngư trường. C. các bãi tắm. D. các vịnh biển. Câu 11. Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do A. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài. B. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi. C. Không khí ẩm được đẩy lên cao. D. Không khí ẩm không được bốc lên. Câu 12. Vỏ địa lí là vỏ A. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển. B. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển. C. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển. D. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển. Câu 13. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là Mã đề 103 Trang 1/2
  6. A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Đá mẹ. Câu 14. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của A. sông ngòi. B. địa hình. C. thổ nhưỡng. D. thực vật. Câu 15. Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi khí hậu trong hoạt động của gió phơn? A. Cứ lên cao 100 m, không khí ẩm giảm l°C. B. Có lượng mưa lớn xảy ra ở sườn khuất gió. C. Ở sườn núi đón gió có không khí khô nóng. D. Sườn khuất gió khô nóng hơn sườn đón gió. Câu 16. Thạch quyển bao gồm A. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất. B. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti. C. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti. D. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển? A. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. B. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí. C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. D. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. Câu 18. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc. B. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng. C. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc. D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá. Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian? A. Ban ngày có nhiệt độ thấp hơn ban đêm. B. Mùa đông có nhiệt độ cao hơn mùa thu. C. Mùa hạ có nhiệt độ cao hơn mùa đông. D. Ban trưa có nhiệt độ thấp hơn ban chiều. Câu 20. Mảng Ấn Độ va chạm với mảng Á-Âu tạo thành dãy núi A. Gát Tây B. U-ran. C. Himalaya. D. Cac-pát. PHẦN II. (2.0 điểm) Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về tính thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí? a) Khi tác động vào tự nhiên, con người không thể dự báo được các thay đổi của tự nhiên. b) Phá rừng dẫn đến đất bị xâm thực, xói mòn; mực nước ngầm hạ thấp. c) Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung. d) Nhiệt độ Trái Đất tăng lên thì nhiều vùng đất thấp sẽ bị ngập nước biển. Câu 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? a) Thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật. b) Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định. c) Địa hình ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố thực vật thông qua độ cao. d) Cấu trúc của đất, độ pH đất, độ phì chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển chứ không ảnh hưởng tới sự phân bố của thực vật. Phần III. Tự luận (3.0 điểm) Câu 1. Hãy chứng minh vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Câu 2. Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương em. Câu 3. Khí áp ở chân địa hình thường xuyên đo được là 720mmHg. Từ chân núi lên đỉnh núi khí áp giảm 55 mmHg. Biết rằng cứ lên cao 100 m khí áp giảm 10mmHg. Hãy tính độ cao tuyệt đối của đỉnh núi. ------ HẾT ------ Mã đề 103 Trang 2/2
  7. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: ĐỊA LÍ , LỚP 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 104 PHẦN 1: (5.0 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật? A. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. B. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm. D. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất. Câu 2. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên? A. Địa ô, đai cao. B. Đai cao, tuần hoàn. C. Thống nhất, địa đới. D. Địa đới, địa ô. Câu 3. Nơi nào sau đây có mưa ít? A. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp. B. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí. C. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi. D. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh. Câu 4. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực? A. Chí tuyến, cực. B. Ôn đới, chí tuyến. C. Cực, xích đạo. D. Xích đạo, chí tuyến. Câu 5. Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á vào mùa hạ? A. Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo. B. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương. C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến. Câu 6. Nơi nào sau đây có khí hậu ấm, mưa nhiều? A. Bờ đông đại dương ở vùng ôn đới. B. Bờ tây lục địa ở vùng chí tuyến. C. Bờ đông lục địa ở vùng ôn đới. D. Bờ tây đại dương ở vùng ôn đới. Câu 7. Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường A. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn. B. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay. C. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. D. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống. Câu 8. Mảng kiến tạo không phải là A. luôn luôn đứng yên không di chuyển. B. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất. C. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man-ti. D. những bộ phận lớn của đáy đại dương. Câu 9. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào A. lượng nước ở các hồ đầm. B. lượng bốc hơi. C. lượng mưa. D. lượng nước sông chảy ra. Câu 10. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của A. thực và động vật. B. đất và thực vật. C. đất và vi sinh vật. D. động vật và đất. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển. C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. D. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. Câu 12. Ý nào không đúng về Đất (thổ nhưỡng)? A. Thành phần cấu tạo nên đất chủ yếu là nước. B. Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế của nông nghiệp. C. Đất là vật là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa. D. Đất là một thành phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Câu 13. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có điểm chung nào sau đây? A. Ảnh hưởng đến gió. B. Ảnh hưởng đến khí áp. C. Ảnh hưởng đến nhiệt độ. D. Ảnh hưởng đến lượng mưa. Mã đề 104 Trang 1/2
  8. Câu 14. Sống núi giữa Đại Tây Dương là hệ quả của sự tách xa nhau của mảng A. Nam Mỹ và Âu - Á. B. Bắc Mỹ và Nam Mỹ. C. Âu - Á và Bắc Mỹ. D. Phi và Nam Mỹ. Câu 15. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất? A. Thời gian. B. Khí hậu. C. Con người. D. Đá mẹ. Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển? A. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. B. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiểu dày của sinh quyển. C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. D. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Câu 17. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. B. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa. C. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. D. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa. Câu 18. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật A. địa ô. B. thống nhất và hoàn chỉnh. C. địa đới. D. đai cao. Câu 19. Ý nào đúng khi nói về thạch quyển? A. Là nơi tích tụ nguồn năng lượng bên trong. B. Di chuyển trên quyển mềm của bao Man-ti. C. Đứng yên trên quyển mềm của bao Man-ti. D. Là nơi hình thành các địa hình khác nhau. Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiệt độ nước Biển và Đại dương? A. Nhiệt độ nước biển giảm theo độ sâu. B. Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông. C. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 27,5°C. D. Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. PHẦN II. (2.0 điểm) Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về tính thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí? a) Sự thay đổi của tự nhiên do hiện tượng nóng lên toàn cầu là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. b) Trái đất nóng lên làm tự nhiên thay đổi. c) Nhiệt độ tăng làm gia tăng thiên tai bất thường. d) Giữa các thành phần tự nhiên luôn phát triển độc lập. Câu 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? a) Khí hậu ảnh hưởng đến sinh vật qua nhiệt độ và ánh sáng. b) Động vật đa dạng do khí hậu phân hoá đa dạng. c) Đối với động vật ánh sáng ảnh hưởng không đáng kể đến sự phát triển. d) Mỗi loài sinh vật thích nghi với giới hạn nhiệt độ nhất định. Phần III. Tự luận (3.0 điểm) Câu 1. Khi khí hậu thay đổi thì các đối tượng tự nhiên khác sẽ thay đổi như thế nào? Câu 2. Hãy đề ra những phương hướng bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo nước ta. Câu 3. Hãy tính nhiệt độ tại đỉnh núi cao 3.000m và độ cao 400m bên sườn núi khuất gió. Biết rằng tại sườn đón gió ẩm ở độ cao 500m có nhiệt độ là 250C ------ HẾT ------ Mã đề 104 Trang 2/2
  9. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN ĐỊA LÍ 10 Phần I (5,0 điểm) Câu/ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 11 12 1 14 1 16 17 1 19 20 Đề 0 3 5 8 101 A B A B A A D A B C C B C A D B A D D D 102 C C B D B C C A B B C C C D C A D B D C 103 C D A A D B C A C B C B C D D C C C C C 104 D A C B A A C A A B C A D C B A A C B C Phần II (2,0 điểm) Câu/ 1a 1b 1c 1d 2a 2b 2c 2d Đề 101 D S D D D D S D 102 D S D D D S D D 103 S D D D D D D S 104 D D D S D D S D Phần III: (3,0 điểm) Đề 101; 103 Câu Đáp án Điểm 1 Hãy chứng minh vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển 1,0 (1,0 kinh tế - xã hội. điểm) 0,25 - Cung cấp tài nguyên quý giá: tài nguyên sinh vật biển; tài nguyên khoáng sản, muối, tài nguyên năng lượng, tài nguyên giao thông vận tải; tài nguyên du lịch … - Là môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt, nuôi 0,25 trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, sản xuất muối, khai thác năng lượng (gió, sóng, thủy triều…) giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo. - Biển và đại dương góp phần điều hòa khí hậu, đảm bảo sự đa dạng 0,25 sinh học,... - Đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. 0,25 2 Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương em. 1,0 (1,0 - Giữ sạch nguồn nước, không xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, hồ; 0,25 điểm - Sử dụng tiết kiệm nước; điều phối nguồn nước; 0,25 -Tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử 0,25 dụng và bảo vệ nguồn nước… - Trồng cây gây rừng; bảo vệ rừng. 0,25 3 Khí áp ở chân địa hình thường xuyên đo được là 720mmHg. Từ 1,0 (1,0 chân núi lên đỉnh núi khí áp giảm 55 mmHg. Biết rằng cứ lên cao điểm) 100 m khí áp giảm 10mmHg. Hãy tính độ cao tuyệt đối của đỉnh
  10. núi. - Càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ và khí 0,5 áp hạ với tốc độ trung bình 10mmHg/100m. (1mmHg/10m) - Từ chân lên đỉnh núi khí áp giảm 55 mmHg. Vậy khí áp ở đỉnh núi là: 720 mmHg – 55 mmHg = 665mmHg. - Trên mặt biển khí áp trung bình đo được là 760mmHg. 0,5 Vậy độ chênh lệch độ cao giữa đỉnh núi và mực nước biển là: (760Hg – 665 mmHg) x 10m = 950 m - Vậy độ tuyệt đối của địa hình này là 950m. Đề 102; 104 Câu Đáp án Điểm 1 Khi khí hậu thay đổi thì các đối tượng tự nhiên khác sẽ thay đổi 1,0 (1,0 như thế nào? điểm) - Thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 0,25 - Nhiệt độ không khí không ngừng tăng lên, khí hậu sẽ nóng và khô 0,25 hơn. - Mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy (lượng 0,25 mưa lớn hơn ở nhiều nơi trên thế giới, cường độ các cơn bão mạnh hơn,…). - Đất bị khô cằn, một số vùng đất bị nhấn chìm. 0,25 2 Hãy đề ra những phương hướng bảo vệ tài nguyên, môi trường 1,0 (1,0 biển, đảo nước ta. điểm - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu 0,25 tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương 0,25 trình trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi 0,25 hình thức. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu 0,25 mỏ. 3 Hãy tính nhiệt độ tại đỉnh núi cao 3.000m và độ cao 400m bên sườn 1,0 (1,0 núi khuất gió. Biết rằng tại sườn đón gió ẩm ở độ cao 500m có nhiệt điểm) độ là 250C - Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. 0,5 Tại đỉnh núi cao 3000m thì nhiệt độ sẽ là 25 0C - ((3000 m – 500 m) : 100 m) x 0,6 0C = 10 0C - Cứ xuống 100m thì nhiệt độ tăng 10C -> tại sườn khuất gió ẩm ở 0,5 độ cao 400m có nhiệt độ là 10 0C + ((3000 m – 400 m) : 100 m ) x 1 0C = 360C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2