intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: GDCD - Lớp: 11 Mã đề: ( 01 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề (Đề có 02 trang) Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm): Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau đây: Câu 1. Thành phần kinh tế là A. một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất. B. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. C. các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội. D. các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế. Câu 2. Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế? A. Quan hệ sản xuất. B. Sở hữu tư liệu sản xuất. C. Lực lượng sản xuất. D. Các quan hệ trong xã hội. Câu 3. Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta? A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. B. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới. C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường. D. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Câu 4. Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế nhà nước. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 5. Thành phần kinh tế nào dưới đây được coi là “cầu nối” đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế nhà nước. C. Kinh tế tư bản nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 6. Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế tư bản nhà nước. C. Kinh tế nhà nước. D. Kinh tế tư nhân. Câu 7. Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đầu xây dựng là A. chủ nghĩa quốc tế. B. chủ nghĩa xã hội. C. chủ nghĩa tư bản. D. chủ nghĩa vô sản. Câu 8. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về chính trị của chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Là một xã hôi dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. C. Do dân làm chủ. D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công. Câu 9. Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển A. ưu việt hơn các xã hội trước. B. lợi thế hơn các xã hội trước. C. nhanh chóng. D. tự do. Câu 10. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là A. có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc. B. có nền văn hóa hiện đại. C. có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. D. có nguồn lao động dồn dào. Câu 11. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ là A. đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. B. điểm mới trong xã hội Việt Nam. C. biểu hiện của sự phát triển của các dân tộc. D. đặc điểm quan trọng của đất nước. Câu 12. Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn? A. Đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ áp lực, bóc lột. B. Đi lên chủ nghĩa xã hội là nhu cầu của nhiều nước trên thế giới. C. Tư bản chủ nghĩa là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột. D. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội tốt đẹp và công bằng. Câu 13. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào? A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa. B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. KTCK1 – Môn GDCD lớp 11 – Mã đề 01 Trang 1/Mã đề 01
  2. C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa. Câu 14. Việc làm chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết trong lưu thông. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết sản xuất. Câu 15. Nếu sau này trở thành chủ doanh nghiệp. Để kinh doanh có lãi, em cần vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất từng sản phẩm thông qua biểu hiện nào sau đây? A. Giá cả của hàng hóa = giá trị hàng hóa đó. B. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Giá cả của hàng hóa < giá trị hàng hóa đó. D. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 16. Nếu giá cả của rượu nho của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị vào dịp tết không đổi thì năng suất lao động tăng sẽ làm cho lợi nhuận A. ổn định. B. không đổi. C. giảm xuống. D. tăng lên. Câu 17. K đang bán hãng bia X tại tỉnh Y nhưng thị trường tỉnh Y lại ưa chuộng hãng bia Z nên cửa hàng của K bán được rất ít bia X. Để phù hợp với quy luật giá trị và để việc kinh doanh có lãi (bỏ qua yếu tố độc quyền), nếu là K, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? A. Chuyển từ bia X sang bia Z để bán. B. Giữ nguyên bia X dù bán không chạy hàng. C. Bỏ bán bia để chuyển sang mặt hàng khác. D. Giảm bớt lượng bia X, tăng thêm lượng bia Z. Câu 18. Để may một cái áo, anh A phải mất thời gian lao động cá biệt là 2h, trong khi đó thời gian lao động xã hội cần thiết là 1,5h. Trong trường hợp này, việc sản xuất của anh A sẽ: A. Thu được lợi nhuận. B. Hòa vốn. C. Lỗ vốn. D. Có thể bù đắp được chi phí. Câu 19. Công nghiệp hóa là gì A. Quyền lợi của các nước nông nghiệp. B. Tất yếu khách quan đối với các nước nghèo, lạc hậu. C. Nhu cầu của các nước kém phát triển. D. Tất yếu khách quan đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 20. Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay? A. Công nghiệp hóa. B. Hiện đại hóa. C. Tự động hóa. D. Trí thức hóa. Câu 21. Mục đích của công nghiệp hóa là A. Tạo ra năng suất lao động cao hơn. B. Tạo ra một thị trường sôi động. C. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động. D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại. Câu 22. Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì A. công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa. B. các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này. C. nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác. D. đó là nhu cầu của xã hội. Câu 23. Để tực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động nào dưới đây? A. Hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội. B. Hoạt động nghiên cứu khoa học. C. Hoạt động chính trị - xã hội. D. Hoạt động văn hóa – xã hội. Câu 24. Gia đình ông X lập trang trại nhưng ông nói không cần đầu tư ứng dụng KHCN vì lo tốn tiền mà chỉ cần làm theo phương pháp truyền thống của gia đình là được. Nếu em là người nhà ông X em sẽ khuyên ông như thế nào trong các cách dưới đây? A. Không có ý kiến tham gia vì mình còn nhỏ tuổi. B. Nhất trí với quan điểm của ông, không cần đầu tư do tốn kém. C. Khuyên ông vay vốn ngân hàng để đầu tư. D. Cần trang bị KHCN để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng. II. TỰ LUẬN (4 điểm): Câu 1 (2 điểm): Cầu là gì? Cung là gì? Câu 2 (2 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Để phát huy mặt tích cực của cạnh tranh ở nước ta hiện nay, Nhà nước chỉ cần đề ra giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh”. Điều đó đúng hay sai? Tại sao? .................................................HẾT................................................. KTCK1 – Môn GDCD lớp 11 – Mã đề 01 Trang 2/Mã đề 01
  3. Đ N ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: GDCD - Lớp: 11 Mã đề: 01 I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B B C C D B C A A A A Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B D D D A C D B A C A D II. TỰ LUẬN (4 điểm). Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 1 *Khái niệm cầu: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong 1.0 (2đ) một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. 2 *Khái niệm cung: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị 1.0 đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. Câu 2 1 *Điều đó là sai. 0.5 (2đ) 2 *Giải thích: Bài làm của HS đảm bảo các nội dung cơ bản sau: + Cạnh tranh luôn có tính hai mặt (tích cực và hạn chế). 0.75 + Nếu Nhà nước chỉ có giải pháp để khắc phục mặt hạn chế mà không có giải pháp 0.75 phát huy mặt tích cực thì cũng không giảm mặt hạn chế một cách cơ bản. KTCK1 – Môn GDCD lớp 11 – Mã đề 01 Trang 3/Mã đề 01
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2