intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I (NH: 2022-2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: GDCD – Khối 12 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC ----------------------- Mã đề: 711 (Đề có 04 trang) Câu 1: Anh Y là nhân viên của công ty điện lực miền nam. Vì hoàn cảnh gia đình có con bị bệnh nan y đang điều trị ở bệnh viện, anh đã lấy cáp điện của công ty đem bán với số tiền là 10 triệu. Theo em, hành vi của anh Y phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào? A. Bị phê bình và kiểm điểm trước cơ quan. B. Bồi thường thiệt hại cho công ty. C. Không được nâng lương đúng thời hạn. D. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 2: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ và trách nhiệm. B. quyền và trách nhiệm. C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm và pháp lý. Câu 3: Cán bộ phường X thường xuyên đi làm trễ hơn giờ quy định 30 phút. Vậy cán bộ này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm hình sự. C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 4: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về A. trách nhiệm và chính trị. B. quyền và nghĩa vụ. C. nghĩa vụ và trách nhiệm. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 5: Học sinh đi xe đạp đến trường nhưng lại đi bên trái phần đường theo chiều đi của mình, hậu quả gây va chạm với xe ngược chiều. Học sinh đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 6: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập, quyền này thể hiện các dân tộc được bình đẳng về A. kinh tế. B. văn hóa. C. giáo dục. D. xã hội. Câu 7: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết là thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa, giáo dục. D. Tự do tín ngưỡng. Câu 8: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là hình thức A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 9: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người bị xét chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. Bình đẳng về quyền lao động. C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. D. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh đoanh. Trang 1/4 - Mã đề 711
  2. Câu 10: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ A. sở hữu, hợp đồng. B. hành chính, mệnh lệnh. C. sản xuất, kinh doanh. D. trật tự, an toàn xã hội. Câu 11: Những chính sách phát triển kinh tế- xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, quyền này thể hiện các dân tộc A. bình đẳng về chính trị. B. bình đẳng về kinh tế. C. bình đẳng về văn hóa, giáo dục. D. bình đẳng về xã hội. Câu 12: Mục đích của trách nhiệm pháp lí là để A. hạn chế hành vi trái pháp luật. B. kiềm chế hành vi cá nhân. C. hạn chế ham muốn của các cá nhân. D. giáo dục, răn đe. Câu 13: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào là hành vi phạm pháp luật? A. Đi bộ quá nhanh. B. Buôn bán hàng hóa có đóng thuế. C. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước. D. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học. Câu 14: T điều kiển xe mô tô chạy vào đường cấm và đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại để kiểm tra giấy tờ. T đã thừa nhận với Cảnh sát giao thông là mình chưa có giấy phép lái xe mô tô. Với các hành vi điều kiển xe mô tô đi vào đường cấm và điều kiện xe khi không có giấy phép lái xe, T phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự. Câu 15: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật? A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. B. Công dân gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước. C. Công dân đến UBND phường đăng ký kết hôn. D. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Câu 16: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là A. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau. B. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình. C. mọi người đều có quyền lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào. D. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình. Câu 17: Ông P không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng đạo. Ông P đã không thực hiện quyền bình đẳng A. giữa các vùng, miền. B. giữa các tôn giáo. C. về tín ngưỡng. D. giữa các dân tộc. Câu 18: Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm), làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 19: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về quyền con người. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng trước pháp luật. Câu 20: Người phải chịu trách nhiệm do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A. 18 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên. C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên. Trang 2/4 - Mã đề 711
  3. Câu 21: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Vay tiền bạn 500 trăm nghìn bạn mà hẹn 1 tháng mà 2 tháng mới trả. B. Tự ý thay đổi hướng đi khi chưa có sự thống nhất của mọi người. C. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường. D. Anh T xây nhà quá lớn. Câu 22: Anh H bỏ trốn bệnh viện tâm thần khi đang điều trị, ra đường quậy phá và đánh anh P bị thương nặng phải nhập viện, do đó A. anh H phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường cho anh B. B. anh H bị chính quyền xử lí vi phạm hành chính. C. anh H phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. D. anh H không chịu trách nhiệm trước pháp luật vì mắc bệnh tâm thần. Câu 23: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ A. chính trị. B. xã hội. C. đạo đức. D. pháp luật. Câu 24: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng A. trong một số lĩnh vực quan trọng. B. đối với người vi phạm. C. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. D. đối với người sản xuất kinh doanh. Câu 25: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ? A. Phải làm. B. Nên làm. C. Không được làm. D. Được làm. Câu 26: Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính thực tiễn xã hội. Câu 27: Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng A. trong đời sống xã hội. B. trong hợp tác. C. trong lao động. D. trong kinh doanh. Câu 28: Câu từ diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để người dân bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác, là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính bắt buộc và vi phạm phổ biến. D. Tính vi phạm phổ biến, tính quyền lực Câu 29: Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là A. cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con. B. cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai. C. cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai. D. cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. Câu 30: Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước. B. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau. C. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác. D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau. Câu 31: Đối với nhà nước, pháp luật có vai trò A. là biện pháp duy nhất để quản lý xã hội. B. là công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. C. là phương tiện để quản lý xã hội. D. là cách để thể hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền. Trang 3/4 - Mã đề 711
  4. Câu 32: Q là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho Q ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình vì đã A. phân biệt đối xử giữa các con. B. ép buộc con nhận tài sản theo ý cha mẹ. C. không tôn trọng ý kiến của các con. D. phân chia tài sản trái đạo đức xã hội. Câu 33: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây? A. Ký kết hợp đồng. B. An toàn lao động. C. Công vụ nhà nước. D. Quản lý nhà nước. Câu 34: Chị X và chị Y đang kinh doanh quán ăn không có giấy phép kinh doanh. Ông K là cán bộ có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy phép kinh doanh. Do có quen biết với gia đình chị X nên ông K đã cấp giấy cho chị X trong khi cả chị X và Y cùng nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vào một thời điểm. Ai là người vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông K. B. Ông K và chị X. C. Chị X và chị Y. D. Ông K, chị X, chị Y Câu 35: Các cá nhân tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi về hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là? A. Vi phạm pháp luật. B. Trách nhiệm pháp lí. C. Người vi phạm pháp luật phải chịu hậu quả. D. Hành vi trái pháp luật. Câu 36: Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là A. xây dựng pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. ban hành pháp luật. D. phổ biến pháp luật. Câu 37: Tại trường Dân tộc nội trú tỉnh M, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích học sinh hát những bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. giáo dục. Câu 38: Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm của công ty. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ? A. Hình sự. B. Kỷ luật. C. Dân sự. D. Hành chính. Câu 39: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 40: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vi phạm pháp luật? A. Em Q (8 tuổi) ăn trộm điện thoại của hàng xóm. B. Anh M bị tâm thần đánh người dẫn đến tử vong. C. T (17 tuổi) tổ chức đua xe trái phép. D. N có ý định ăn trộm xe máy trong trường học. -------------------- HẾT -------------------- Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề 711
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2