intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD & ĐT AN GIANG KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2023-2024 TRƯỜNG THCS VÀ THPT Môn: GDCD 12 VĨNH NHUẬN Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian phát đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG THI:………. SBD:…………. Câu 1: Nhà nước đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến trở thành các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ A. các giá trị đạo đức. B. tính phổ biến của pháp luật. C. tính quyền lực của pháp luật. D. các quyền của công dân. [] Câu 2: Văn bản pháp luật diễn đạt chính xác, một nghĩa là biểu hiện của đặc trưng nào dưới đây? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính thuyết phục, nêu gương. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. [] Câu 3. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là A. ban hành pháp luật. B. xây dựng pháp luật. C. thực hiện pháp luật. D. phổ biến pháp luật. [] Câu 4. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những gì mà pháp luật cho phép làm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. [] Câu 5. Cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. [] Câu 6. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. []
  2. Câu 7. Cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. [] Câu 8. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ A. xã hội. B. đạo đức. C. pháp luật. D. chính trị. [] Câu 9: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải A. đền bù. B. nộp phạt. C. gánh chịu. D. bị trừng phạt. [] Câu 10: Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là A. bình đẳng về trách nhiệm. B. bình đẳng trước pháp luật. C. bình đẳng về nghĩa vụ. D. bình đẳng về quyền. [] Câu 11: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm trước Tòa án. C. quyền và nghĩa vụ. D. thực hiện pháp luật. [] Câu 12: Trong mối quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ như thế nào? A. Tài sản chung thì cả vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau B. Tài sản chung thì chồng là người đứng tên. C. Vợ làm nội trợ, nên không được đứng tên trong tài sản chung. D. Chồng là người làm ra tiền, nên có quyền quyết định tài sản chung. [] Câu 13: Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện thông qua A. quyền được lao động. B. hợp đồng lao động. C. việc sử dụng lao động. D. thỏa thuận lao động. [] Câu 14: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung thuộc quyền nào sau đây? A. Quyền bình đẳng trong mua bán. B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh
  3. C. Quyền bình đẳng trong sản xuất. D. Quyền bình đẳng trong kinh tế. [] Câu 15: Nội dung nào dưới đây biểu hiện các dân tộc bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục? A. Tham gia thảo luận, góp ý các vần đề chung của cả nước. B. Công dân tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu nhân dân. C. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. D. Ban hành chính sách phát triển kinh tế – xã hội cho tất cả các vùng. [] Câu 16: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được A. nhà thờ bảo hộ. B. pháp luật bảo hộ. C. người dân bảo hộ. D. giáo luật bảo hộ. [] Câu 17: Cơ sở pháp lí bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân là A. Hiến pháp và Luật. B. chủ trương của Đảng. C. chính sách của Nhà nước. D. nghị định của Chính phủ. [] Câu 18: Theo quy định của pháp luật, người đi xe máy phải đội nón bảo hiểm (kể cả người điều khiển và người ngồi sau xe). Khẳng định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luât? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính ổn định, lâu dài. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. [] Câu 19: Chủ thể áp dụng pháp luật là A. cơ quan, công chức Nhà nước. B. mọi cá nhân trong xã hội thực hiện. C. mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội. D. cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền. [] Câu 20: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ A. 18 tuổi trở lên. B. đủ 18 tuổi trở lên. C. đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. [] Câu 21: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. quy tắc quản lý xã hội. B. quy tắc quản lý nhà nước. C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. [] Câu 22: Việc làm nào sau đây là hình thức sử dụng pháp luật? A. Không kinh doanh những mặt hàng bị cấm. B. Công dân lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
  4. C. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. D. Cá nhân, tổ chức kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt. [] Câu 23: A và B cùng vận chuyển thuốc lá lậu qua biên giới. Khi bị bắt, công an T đã tha cho B vì đây là bạn của mình, còn A thì bị lập biên bản để xử phạt. Hành vi của công an T đã A. vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. vi phạm bình đẳng về nghĩa vụ. C. vi phạm bình đẳng về quyền. D. hợp tình, hợp lý trong quan hệ xã hội. [] Câu 24: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ trong kinh doanh. B. quyền lao động của công dân. C. quyền tự chủ trong kinh doanh. D. trách nhiệm pháp lí. [] Câu 25: Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ gì? A. Việc làm. B. Tình cảm. C. Tài sản. D. Nhân thân. [] Câu 26: Hành vi nào dưới đây là vi phạm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng? A. Anh D mua xe ô tô nhưng không bàn bạc với vợ. B. Ép vợ sinh thêm để kiếm con trai. C. Vợ chồng anh H vay tiền ngân hàng để kinh doanh. D. Đi làm ăn xa, vợ chồng gửi con cho ông bà nội nuôi dưỡng. [] Câu 27: Trong kì bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người từ đủ 18 tuổi lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng giữa A. những người theo đạo khác nhau. B. các dân tộc miền núi và đồng bằng. C. các dân tộc, tôn giáo. D. người theo đạo và người không theo đạo.\ [] Câu 28: Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là? A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy. B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình. C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì. D. Chỉ duy trì văn hóa chung, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc. [] Câu 29: Bạn A thắc mắc, tại sao mọi quy định trong Luật kinh doanh đều phù hợp với nội dung “Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào sau đây để giải thích cho bạn? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính thực tiễn xã hội.
  5. [] Câu 30: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật”. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. đạo đức. B. chính trị. C. gia đình. D. xã hội. [] Câu 31: D mượn xe của H, sau đó D đưa xe của H đi cầm cố. Hành vi của D là vi phạm pháp luật A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật. [] Câu 32: Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm dân sự với chủ thể vi phạm? A. Công an. B. Tòa án. C. Viện kiểm sát. D. Cơ quan điều tra. [] Câu 33: N (con Chủ tịch huyện) và M đều 18 tuổi cùng chạy xe máy vượt đèn đỏ. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? A. M và N đều không bị xử phạt. B. Mức phạt của M cao hơn bạn N. C. M và N đều bị phạt như nhau. D. Chỉ phạt M, còn N thì không. [] Câu 34: Ông A và bà B đều có thu nhập cao. Cả hai đều đến cơ quan thuế để đóng thuế thu nhập cá nhân. Điều này thể hiện bình đẳng về A. quyền lợi. B. kinh tế. C. nghĩa vụ. D. khả năng. [] Câu 35: Chị H kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nhưng không đăng ký kinh doanh. Chị thuê em T (14 tuổi) con nhà hàng xóm đi giao hàng và trả lương tương đối cao. Trong trường hợp này, chị H đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Dân sự và hành chính. B. Kinh doanh và lao động. C. Kinh doanh và dân sự. D. Lao động và dân sự. [] Câu 36: Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn sinh sống đã được nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây? A. Bình đẳng giữa các vùng miền. B. Bình đẳng giữa các tôn giáo. C. Bình đẳng giữa các dân tộc.
  6. D. Bình đẳng giữa các công dân. [] Câu 37: Bố của H đồng ý cho H (16 tuổi) mượn xe máy trên 50 cm3 đi học. Do phóng nhanh vượt ẩu nên đã đâm vào C, làm C bị thương và xe hư hỏng nặng. Trong trường hợp này ai là người vi phạm pháp luật? A. H và bố đều vi phạm pháp luật. B. Bố của H là người vi phạm, H thì không. C. H là người vi phạm, bố của H thì không. D. H và bố không vi phạm pháp luật. [] Câu 38: Anh M đi xe vào khu đô thị lúc 22 giờ. Anh rú ga, bấm còi liên tục và sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều. Theo em anh M sẽ bị xử lí như thế nào? A. Phải chịu trách nhiệm dân sự và bị phạt tiền. B. Phải chịu trách nhiệm hành chính và bị phạt tiền. C. Phải chịu trách nhiệm hành chính và bị phạt cảnh cáo. D. Phải chịu trách nhiệm dân sự nhưng không phạt tiền. [] Câu 39: Công an bắt quả tang 4 người đang đánh bài ăn tiền. Thu giữ trên chiếu bạc 1,5 triệu đồng và tạm giữ trên người mỗi đối tượng 1 triệu đồng. Trong đó có A, B, C là công nhân, còn Q là cán bộ. Trong trường hợp này 4 người sẽ bị xử lí như thế nào? A. Q chịu mức phạt giống như A, B, C. B. Q chịu mức phạt cao hơn A, B, C. C. Q chịu mức phạt thấp hơn A, B, C. D. Q không bị xử phạt vì Q là cán bộ. [] Câu 40: Trong giờ ra chơi, học sinh A, B, C, K, T tranh luận về vấn đề tôn giáo. T khẳng định chỉ có tôn giáo của T là hay còn các tôn giáo khác không bằng, A và C không đồng ý cho rằng mỗi tôn giáo đều có cái hay riêng, B và K thì có ý kiến không nên theo bất cứ tôn giáo nào vì vào đó phải tuân theo những giáo lí của tôn giáo đó. Theo em nhận định của bạn nào không đúng với quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Bạn T, A và C. B. Bạn A và C. C. Bạn B và K. D. Bạn T, B và K. [] ...Hết...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2