intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Khâm Đức, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Khâm Đức, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Khâm Đức, Quảng Nam

  1. SỞ GD$ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT KHÂM ĐỨC NĂM HỌC 2023 - 2024 -------------------- MÔN: GDCD 12 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 03 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 806 Câu 1. Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông B đã vi phạm quan hệ A. tài sản. B. nhân thân. C. hôn nhân. D. sở hữu. Câu 2. Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời với A. lợi nhuận. B. nghĩa vụ. C. kĩ năng. D. nhu cầu. Câu 3. Thực hiện pháp luật là hành vi A. thiện chí của cá nhân, tổ chức. B. dân chủ trong xã hội. C. tự nguyện của mọi người. D. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Câu 4. Không ai được tự ý bắt, giam và giữ người là nội dung quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo đảm an toàn trong cuộc sống. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền được đảm bảo về sức khỏe. D. Quyền được bảo đảm tính mạng. Câu 5. Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Anh M đã quyết liệt chống đối nên anh B đẩy anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T bố anh M thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B. Vì bị nhốt và bỏ đói trong kho chứa đồ của anh K suốt hai ngày, cháu N kiệt sức phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh M và anh K. B. Ông T và anh K. C. Ông T, anh M và anh B. D. Anh M và ông T. Câu 6. Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. bảo vệ an ninh quốc gia. B. nộp thuế đầy đủ theo quy định. C. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. D. sử dụng vũ khí trái phép. Câu 7. Cửa hàng bán đồ điện của ông T bị yêu cầu ngừng hoạt động kinh doanh vì lí do chưa nộp thuế theo quy định. Trong trường hợp này ông T đã không thực hiện tốt nghĩa vụ nào dưới đây? A. Nộp thuế trong kinh doanh. B. Kinh doanh ngành pháp luật cấm. C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. Gây mất trật tự an toàn xã hội. Câu 8. Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là hạt trưởng kiểm lâm lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật? A. Ông K, ông M và ông S. B. Ông S và chị Q. C. Ông K và ông M. D. Ông K, ông S và chị Q. Câu 9. Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền? A. Vay vốn ưu đãi để sản xuất. B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. C. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội. D. Ứng cử hội đồng nhân dân xã. Câu 10. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện nội dung khái niệm nào sau đây? A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. B. Quyền bình đẳng giữa các công dân. C. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. D. Sự công bằng giữa các cá nhân. Câu 11. Vì cần tiền kinh doanh nên Anh H hỏi vay của anh U 100 triệu đồng. Do làm thua lỗ nên đến hẹn mà anh H vẫn không thể trả và xin hoãn nhiều lần. Bực tức, anh U nhờ người bắt nhốt anh H, đòi gia đình Mã đề 806 Trang Seq/3
  2. anh H đem đủ số tiền đã vay thì mới thả người. Hành vi này của anh U xâm phạm tới A. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. B. quyền được hưởng đời sống tự do. C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. Câu 12. Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong A. lựa chọn, ngành nghề. B. lựa chọn việc làm. C. quyền làm việc. D. tìm kiếm việc làm. Câu 13. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp A. đang đi công tác cho cơ quan. B. đang đi lao động nước ngoài. C. đang trong quân đội. D. phạm tội quả tang. Câu 14. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì A. bất kì ai cũng có quyền bắt. B. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt. C. phải chờ ý kiến của cấp trên. D. chỉ có công an mới có quyền bắt. Câu 15. Trường hợp nào sau đây thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng? A. Vợ ủy quyền cho chồng đứng tên chủ tài khoản đầu tư. B. Vợ dùng tài sản chung để mua đất không hỏi ý kiến chồng. C. Vợ đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu. D. Vợ, chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Câu 16. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và A. chủ doanh nghiệp B. người đại diện C. người lao động D. chủ đầu tư Câu 17. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình, truyền thống văn hoá tốt đẹp được bảo tồn và phát huy là nội dung bình đẳng giữa các dân tộc về A. phong tục. B. văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 18. Việc cơ quan chức năng có thẩm quyền bắt người khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là thuộc trường hợp A. bắt quả tang. B. bắt khẩn cấp. C. bắt trực tiếp. D. bắt truy nã. Câu 19. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính nhân văn. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính phổ cập. D. Tính rộng rãi. Câu 20. Anh H được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh H thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Hành chính. Câu 21. Tòa xét xử các vụ án tham nhũng không phân biệt chủ thể vi phạm là ai, giữ chức vụ gì, điều đó thể hiện sự bình đẳng về A. quyền. B. quyền lao động. C. nghĩa vụ. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 22. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là A. trong gia đình, con trai được quyền tạo điều kiện để học hành, lao động, vui chơi. B. dựa trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. cha mẹ có quyền dùng bạo lực để dạy dỗ và giáo dục con cái. D. mọi thành viên trong gia đình phải có nghĩa vụ làm việc để đảm bảo kinh tế gia đình. Câu 23. Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 24. Việc làm nào dưới đây thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội? Mã đề 806 Trang Seq/3
  3. A. Đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện hợp pháp. B. Tố cáo nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. C. Đề nghị xem xét lại quyết định của cơ quan nhà nước. D. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức. Câu 25. Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động? A. Bình đẳng. B. Ủy quyền. C. Tự nguyện. D. Trực tiếp. Câu 26. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tổ chức mua bán nội tạng người. B. Từ chối nhận di sản thừa kế. C. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh. D. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn. Câu 27. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ A. kinh tế tài chính. B. công dân và xã hội. C. tài sản và hợp đồng. D. lao động, công vụ nhà nước. Câu 28. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức A. sử dụng pháp luật . B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 29. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 30. Anh K là công chức sở X đã lợi dụng vị trí công tác để tạo lập hồ sơ giả rút 3 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để mua căn hộ chung cư và sống cùng người yêu như vợ chồng dù cả hai đều chưa đăng ký kết hôn. Anh K phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Hình sự và kỉ luật. C. Kỉ luật và dân sự. D. Hình sự và hành chính. ------ HẾT ------ Mã đề 806 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2