intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN MÔN: GDCD - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút,không kể thời gian giao đề ( Đề kiểm tra có 03 trang) PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong A. kinh doanh. B. mua - bán. C. sản xuất. D. lao động. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động? A. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam. B. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. C. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc. D. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao. Câu 3. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, chủng tộc, màu da... đều được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Khẳng định này đề cập đến quyền bình đẳng giữa các A. vùng miền. B. dân tộc. C. tín ngưỡng. D. tôn giáo. Câu 4. Việc Nhà nước quy định tỉ lệ thích hợp người dân tộc trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về A. kinh tế. B. giáo dục. C. chính trị. D. văn hóa. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Doanh nghiệp có quyền đăng kí kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào mà mình thấy phù hợp. B. Các doanh nghiệp bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. C. Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. D. Các doanh nghiệp bình đẳng về việc mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm thị trường. Câu 6. Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào A. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. B. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người. C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. D. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người. Câu 7. “Nhờ có pháp luật nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình”. Nhận định này muốn đề cập đến nội dung nào của pháp luật? A. Nhiệm vụ. B. Chức năng. C. Vai trò. D. Đặc trưng. Câu 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo. B. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo. C. thu nhập, tuổi tác, địa vị. D. dân tộc, độ tuổi, giới tính. Câu 9. Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. xã hội. Mã đề 703 Trang Seq/3
  2. Câu 10. Buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là biểu hiện nội dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lí? A. Chức năng. B. Mục đích. C. Vai trò. D. Đặc trưng. Câu 11. Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 12. Mọi người đều có quyền đầu tư, kinh doanh và đóng thuế theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm trong lao động. B. quyền và nghĩa vụ trong lao động. C. trách nhiệm trong kinh doanh. D. quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. Câu 13. Hình thức phạt tiền, phạt cảnh cáo ... khi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước được pháp dụng với người có hành vi vi phạm A. kỉ luật. B. hành chính. C. hình sự. D. dân sự. Câu 14. Nghĩa vụ mà công dân phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. thực hiện pháp luật. B. nghĩa vụ pháp lí. C. vi phạm pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 15. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình? A. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ. B. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ. C. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình. D. Anh trai phải chịu trách nhiệm chính trong gia đình. Câu 16. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cấm là hành vi trái pháp luật thể hiện bằng A. có thể không hành động. B. không hành động. C. có thể là hành động. D. hành động. Câu 17. Nội dung nào dưới đây không thể hiện pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật? A. Nhà nước sử dụng pháp luật để phát huy quyền lực của mình. B. Nhà nước khuyến khích nhân dân tìm hiểu pháp luật. C. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội. D. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ và công bằng. Câu 18. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng các quyền và nghĩa vụ như nhau. B. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. C. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người là không giống nhau. D. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành. Câu 19. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật D. tuân thủ pháp luật. Câu 20. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Xây dựng pháp luật. B. Thực hiện pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Phổ biến pháp luật Mã đề 703 Trang Seq/3
  3. Câu 21. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều có quyền A. được đối xử ngang nhau không phân biệt về giới tính, tuổi tác. B. quyết định nghề nghiệp phù hợp với khả năng. C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp. D. làm việc theo sở thích của mình. Câu 22. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và luôn được bảo đảm thực hiện bằng A. nền tảng đạo đức. B. quyền lực của tổ chức chính trị. C. quyền lực Nhà nước. D. sức mạnh của nhân dân. Câu 23. Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến quan hệ A. sở hữu và tình cảm. B. tài sản và nhân thân. C. tài sản và tình cảm. D. sở hữu và nhân thân. Câu 24. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều A. có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng. B. có chung lãnh thổ và điều kiện phát triển. C. có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng. D. thống nhất chỉ dùng chung một ngôn ngữ. Câu 25. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ A. giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. B. giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. C. giữa anh chị em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. D. giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và nhân thân. Câu 26. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng A. có thể chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau. B. phải chịu trách nhiệm hình sự. C. bị truy tố và xét xử trước Tòa án. D. bị xử lí theo quy định của pháp luật. Câu 27. Hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác gây thương tật 12% là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật. Câu 28. Việc xét xử các vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ trong kinh doanh. B. quyền trong kinh doanh. C. nghĩa vụ pháp lí. D. trách nhiệm pháp lí. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hai vợ chồng chị H và anh L đều làm việc ở một công ty lớn. Anh L là người giỏi giang trong công việc nhưng rất nóng tính. Mỗi khi hai vợ chồng bất hòa, anh đều chửi mắng, đánh đập vợ tàn nhẫn. Chị H không dám phản ứng gì, chỉ nhẫn nhịn chịu đựng vì sợ gia đình tan vỡ. a. Hành vi của anh L phản ánh tình trạng gì trong xã hội? b. Em hiểu thế nào về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong hôn nhân và gia đình? Câu 2: (1 điểm): Em hãy trình bày những quy định của pháp luật đối với lao động nữ? ------ HẾT ------ Mã đề 703 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2