intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh

  1. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD 6 (Thời gian: 45 phút) Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dụng chủ đề/ bài Vận dụng biết hiểu cao Nhận biết: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. Thông hiểu: Bài 1. Tự Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng hào về họ một cách đơn giản. truyền 1 Vận dụng: 1TN thống gia Xác định được một số việc làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng đình, dòng họ phù hợp với bản thân. họ Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. 2 Bài 2. Yêu Nhận biết: 1TN 1TN thương - Nêu được khái niệm tình yêu thương con người. con người - Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người. Thông hiểu: - Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội. - Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người Vận dụng: - Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người 1
  2. - Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người. Nhận biết: - Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì - Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì - Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì Thông hiểu: - Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động. - Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động. Bài 3. Vận dụng: 3 Siêng năng, 2TN 1TN - Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì kiên trì trong học tập, lao động. - Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. - Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày. 4 Bài 4. Tôn Nhận biết: 1TN 1TN 1TN trọng sự Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. 1TL thật Thông hiểu: 2
  3. Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật. Vận dụng: - Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. - Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập. - Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập. Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải tự lập. - Đánh giá được khả năng tự lập của người khác. Bài 5. Tự - Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân. 1TN 1TN 5 1TN 1/2TL lập Vận dụng: 1/2TL - Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân. - Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. 6 Bài 6. Tự Nhận biết: 3TN nhận Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. 1TL thức bản Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. thân. Thông hiểu: - Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Xác định được giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân. Vận dụng: Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế 3
  4. điểm yếu của bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự tôn trọng bản thân. Tổng 9TN,1TL 3TN,1TL 3TN,1/2TL TN,1/2TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100% KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn GDCD - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút Mức độ đánh giá Tổng Nội dung/chủ đề/ STT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ Tổng bài học TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm 1. Tự hào về 1c 1c 1 truyền thống gia 0.33 0.33 đình, dòng họ 2. Yêu thương con 1c 1c 2c 2 người 0.33 0.33 0.66đ 3. Siêng năng, kiên 2c 1c 3c 3 trì 0.66 0.33 1đ 4. Tôn trọng sự thật 1c 1c 1c 1c 34 c 4 0.33 1đ 0.33 0.33 2đ 5 5. Tự lập 1c 1c 1c ½c ½c 4c 4
  5. 0.33 0.33 0.33 1đ 1đ 3.66 6. Tự nhận 3c 1c 4c 6 thức bản thân. 1đ 2đ 3đ Tổng 9 1 3 1 3 ½ ½ 15 3 18 Tỉ lệ % 30% 10% 10% 20% 10% 10% 10% 50 50 100 Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 50 50 100 5
  6. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ; NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 6 ; Thời gian: 45 phút Mã đề: A I. Trắc nghiêm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự siêng năng, kiên trì của con người ? A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Câu 2: Đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi: L thấy có một người đàn ông mới chuyển đến khu tập thể. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho bánh kẹo, đồ chơi rồi rủ về nhà chơi. Nếu là L, em sẽ làm gì? A. Mặc kệ, không quan tâm đến hành động của ông ta. B. Làm quen với người đàn ông đó để được ông ta cho bánh kẹo. C. Tránh tiếp xúc với người đàn ông đó, đồng thời phản ánh với người lớn. D. Ngay lập tức báo công an khi thấy ông ta đến gần các em bé. Câu 3: Câu ca dao nào dưới đây nói về tôn trọng sự thật? A. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. B. Dù cho đất trời đổi thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời. C. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu 4: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. B. Nên tự lập càng sớm càng tốt. C. Tính tự lập không tự nhiên mà có. D. Học cách sống tự lập để trưởng thành. Câu 5: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào sai? A. Người có tính tự lập không phải lúc nào cũng thành công. B. Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh. C. Người tự lập, tự giải quyết công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác. D. Người có tính tự lập thường học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo. Câu 6: Biểu hiện của tự lập là gì? A. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác. B. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc. C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra. D. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập? A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác. B. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập. C. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ. D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ. Câu 8: Tự nhận thức về bản thân là A. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh. B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống. C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra. D. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình. 6
  7. Câu 9: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội. C. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh. D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất. Câu 10: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một A. điều tất yếu của con người. B. kĩ năng sống cơ bản. C. giá trị sống cơ bản. D. năng lực của cá nhân. Câu 11: Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam? A. Mưa tháng bảy, gãy cành trám/ Mưa tháng tám, rám trái bưởi.. B. Thương nhau củ ấu cũng tròn / Ghét nhau bồ hòn cũng méo. C. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. D. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Câu 12: Lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu ? A. Xuất phát từ lòng chân thành. B. Xuất phát từ sự ban ơn. C. Xuất phát từ lòng thương hại. D. Xuất phát từ sự mong trả ơn. Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của tình yêu thương con người? A. Mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống. B. Giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, sức lực. C. Giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, họạn nạn. D. Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gắn bó. Câu 14: Câu ca dao, tục ngữ nào nói lên phẩm chất đạo đức siêng năng, kiên trì? A. Thua keo này bày keo khác. B. Của bền tại người. C. Cơm thừa gạo thiếu. D. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng. Câu 15. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì? A. Giúp con người hợp tác cùng nhau. B. Giúp con người thành công trong công việc. C. Giúp con người thay đổi cách làm việc. D. Giúp gắn kết bạn bè trong cuộc sống. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Em hãy nêu hai việc làm thể hiện tôn trọng sự thật của học sinh? Câu 2: (2 đ) Để tự nhận thức bản thân học sinh cần phải làm gì? Câu 3: (2 đ) Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép. a) Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng? b) Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao? c) Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao? 7
  8. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ; NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 6 ; Thời gian: 45 phút Mã đề: B I. Trắc nghiệm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây. Câu 1: Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam? A. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. B. Thương nhau củ ấu cũng tròn / Ghét nhau bồ hòn cũng méo. C. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. D. Mưa tháng bảy, gãy cành trám/ Mưa tháng tám, rám trái bưởi.. Câu 2: Lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu ? A. Xuất phát từ sự mong trả ơn. B. Xuất phát từ sự ban ơn. C. Xuất phát từ lòng thương hại. D. Xuất phát từ lòng chân thành. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của tình yêu thương con người? A. Mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống. B. Giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, họạn nạn. C. Giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, sức lực. D. Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gắn bó. Câu 4: Câu ca dao, tục ngữ nào nói lên phẩm chất đạo đức siêng năng, kiên trì? A. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng. B. Của bền tại người. C. Cơm thừa gạo thiếu. D. Thua keo này bày keo khác. Câu 5. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì? A. Giúp con người thành công trong công việc. B. Giúp con người hợp tác cùng nhau. C. Giúp con người thay đổi cách làm việc. D. Giúp gắn kết bạn bè trong cuộc sống. Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự siêng năng, kiên trì của con người ? A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Câu 7: Đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi: L thấy có một người đàn ông mới chuyển đến khu tập thể. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho bánh kẹo, đồ chơi rồi rủ về nhà chơi. Nếu là L, em sẽ làm gì? A. Mặc kệ, không quan tâm đến hành động của ông ta. B. Tránh tiếp xúc với người đàn ông đó, đồng thời phản ánh với người lớn. C. Làm quen với người đàn ông đó để được ông ta cho bánh kẹo. D. Ngay lập tức báo công an khi thấy ông ta đến gần các em bé. Câu 8: Câu ca dao nào dưới đây nói về tôn trọng sự thật? A. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. C. Dù cho đất trời đổi thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời. D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu 9: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Tính tự lập không tự nhiên mà có. B. Nên tự lập càng sớm càng tốt. C. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. 8
  9. D. Học cách sống tự lập để trưởng thành. Câu 10: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào sai? A. Người tự lập, tự giải quyết công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác. B. Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh. C. Người có tính tự lập không phải lúc nào cũng thành công. D. Người có tính tự lập thường học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo. Câu 11: Biểu hiện của tự lập là gì? A. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác. B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra. D. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc. Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập? A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác. B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ. C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập. D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ. Câu 13: Tự nhận thức về bản thân là A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình. B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống. C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra. D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh. Câu 14: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể A. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất. B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội. C. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh. D. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. Câu 15: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một A. điều tất yếu của con người. B. giá trị sống cơ bản. C. kĩ năng sống cơ bản. D. năng lực của cá nhân. II. Tự luận: (5 đ) Câu 1: (1 đ) Em hãy nêu hai việc làm thể hiện tôn trọng sự thật của học sinh? Câu 2: (2 đ) Để tự nhận thức bản thân học sinh cần phải làm gì? Câu 3: (2 đ) Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép. a) Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng? b) Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao? c) Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao? 9
  10. VI. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Mã đề: A A. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời D C B A C D C D A B D A B A B B. Tự luận: (5 đ) Câu Nội dung trả lời Điểm HS nêu được hai việc làm thể hiện tôn trọng sự thật phù hợp của học 1đ sinh: Câu - Học sinh tự giác nhận lỗi lầm của mình. 1 - Dám chỉ ra việc làm sai trái của người khác. - Dũng cảm nói lên sự thật. - Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính 0,5 đ cách của bản thân. - So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự 0,5 đ Câu nhận xét, tự đánh giá của bản thân. 2 - So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần 0,5 đ phát huy và cần cố gắng điều gì. - Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản 0,5 đ thân. a) Theo em việc làm của Nam và Dũng là sai, vi phạm nội quy học sinh. Dũng đã cho Nam chép bài của mình, còn Nam không tự lập, tự 1đ làm bài mà lại đi chép bài của Dũng. b) Nếu là Nam, em sẽ từ chối chép bài của Dũng và tự giác nghĩ cách Câu làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được 0,5 đ 3 bài. Như thế sẽ khiến cho em nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập. 0,5 đ c) Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài mà sau giờ kiểm tra em sẽ chỉ bạn cách làm. Vì như thế mới khiến bạn có thể tự lập. Em cũng động viên và giúp đỡ bạn trong việc học. Mã đề: B A. Trắc nghiêm: (5 đ) mỗi câu đúng 0,33 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời A D C D A B B C C A B B A D C B. Tự luận: (5 đ) Câu Nội dung trả lời Điểm HS nêu được hai việc làm thể hiện tôn trọng sự thật phù hợp của học sinh: 1đ - Học sinh tự giác nhận lỗi lầm của mình. Câu 1 - Dám chỉ ra việc làm sai trái của người khác. - Dũng cảm nói lên sự thật. 10
  11. - Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách 0,5 đ của bản thân. - So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, 0,5 đ tự đánh giá của bản thân. Câu 2 - So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy 0,5 đ và cần cố gắng điều gì. - Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân. 0,5 đ a) Theo em việc làm của Nam và Dũng là sai, vi phạm nội quy học sinh. Dũng đã cho Nam chép bài của mình, còn Nam không tự lập, tự 1 đ làm bài mà lại đi chép bài của Dũng. b) Nếu là Nam, em sẽ từ chối chép bài của Dũng và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được 0,5 đ Câu 3 bài. Như thế sẽ khiến cho em nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập. 0,5 đ c) Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài mà sau giờ kiểm tra em sẽ chỉ bạn cách làm. Vì như thế mới khiến bạn có thể tự lập. Em cũng động viên và giúp đỡ bạn trong việc học. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2