intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên HS:.................................. MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 7 Lớp 7......... Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 30 câu, 03 trang) ĐỀ 01 Điểm: Lời phê của thầy (cô) giáo: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng? A. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ. B. Bạo lực gia đình. C. Hoàn cảnh gia đình. D. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân. Câu 2. Có mấy loại di sản văn hóa? A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 3. Quy định nào sau đây về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là đúng theo pháp luật hiện nay? A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá. B. Không bắt buộc phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh. D. Được phép sở hữu di sản văn hoá. Câu 4. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt A. lịch sử, văn hóa, khoa học. B. kinh tế, chính trị, xã hội. C. kinh tế, giáo dục, tôn giáo. D. văn hóa, chính trị, xã hội. Câu 5. Một trong những biện pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là A. lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai. B. thường quyên tập luyện thể dục thể thao. C. tách biệt, không trò chuyện với mọi người. D. âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần. Câu 6. Quần thể di sản Thánh Địa Mĩ Sơn thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta? A. Đà Nẵng. B. Thừa Thiên Huế. C. Thanh Hóa. D. Quảng Nam. Câu 7. Di sản văn hóa bao gồm A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất. B. di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên. C. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. D. di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể. Câu 8. Di sản nào dưới đây gắn liền với khu vực Tây Nguyên của Việt Nam? A. Dân ca ví, dặm. B. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. C. Không gian văn hóa Cồng chiêng. D. Nghệ thuật Đờn ca tài tử. Câu 9. Trong những cách dưới đây, cách nào giúp ích cho việc giải tỏa căng thẳng? A. Mắng chửi người khác. B. Dùng chất kích thích. C. Thư dãn đầu óc bằng cách đọc những cuốn sách thú vị. D. Làm việc thật nhiều để không phải suy nghĩ đến vấn đề gây ức chế, khó chịu. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là tác động tiêu cực của việc căng thẳng tâm lí? A. Kết quả học tập giảm sút. B. Đạt được kết quả cao trong học tập. C. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ. D. Suy nhược về thể chất và tinh thần. Câu 11. Khi bị căng thẳng em nên làm gì? * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 1
  2. A. Mắng chửi người khác. B. Học tập thật tốt. C. Tiếp tục làm việc. D. Nghỉ ngơi, thư giãn. Câu 12. Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá được thể hiện trong văn bản nào hiện nay? A. Bộ luật Dân sự 2015. B. Luật Nhà ở 2014. C. Luật Di sản văn hoá năm 2001. D. Luật Đất Đai 2014. Câu 13. Những tình huống nào sau đây có thể gây căng thẳng? A. Đạt giấy khen. B. Bị bạn bè chê bai, nói xấu vì ngoại hình. C. Được thầy cô khen ngợi. D. Đi chơi công viên. Câu 14. Đâu là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam? A. Chùa Hương. B. Nhạc tế lễ Tông miếu. C. Quần thể danh thắng Tràng An. D. Nhã nhạc cung đình Huế. Câu 15. Khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt,…là một số biểu hiện của A. cơ thể bị căng thẳng. B. học sinh lười tập thể dục. C. người trưởng thành. D. học sinh chăm học. Câu 16. Theo em, chúng ta cần làm gì khi phát hiện nhóm người có hành vi phá hoại khu di tích? A. Tham gia cùng những người đó. B. Báo cho cơ quan chức năng, ban quản lí khu di tích. C. Quay video đăng lên mạng mà không báo cáo ban quản lí khu di tích. D. Mặc kệ không quan tâm. Câu 17. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng là: A. Sự kì vọng quá lớn của gia đình. B. Suy nghĩ tiêu cực. C. áp lực học tập. D. các mối quan hệ bạn bè. Câu 18. Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì? A. Di sản lịch sử. B. Bảo vật quốc gia. C. Di vật, cổ vật. D. Di sản văn hóa. Câu 19. Theo em, trong các ý sau đây, ý nào là di sản văn hóa? A. Cafe Trung Nguyên. B. Trường mới xây. C. Chùa một cột. D. Lotte. Câu 20. Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận? A. 15. B. 14. C. 17. D. 16. Câu 21. Học sinh có thể ngăn chặn các hành vi phá hoại khu di tích lịch sử bằng những cách nào? A. Mặc kệ không quan tâm. B. Tham gia cùng những người đó. C. Quay video đăng lên mạng mà không báo cáo ban quản lí khu di tích. D. Báo cho cơ quan chức năng, ban quản lí khu di tích. Câu 22. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là: A. Các mối quan hệ bạn bè. B. Sự kì vọng quá lớn của gia đình. C. Áp lực học tập. D. Lo lắng thái quá. Câu 23. Những câu ca dao, tục ngữ nào nói về di sản văn hoá của Việt Nam? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba. C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. D. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành. Câu 24. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về A. bạn bè, người thân. B. gia đình, bạn bè. C. tiền bạc, học tập. D. tinh thần, thể chất. Câu 25. Thành cổ Quảng Trị thuộc loại di sản văn hóa nào ? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Danh lam thắng cảnh. D. Di tích lịch sử. Câu 26. Di sản văn hóa là gì? * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 2
  3. A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc. B. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa... D. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận. Câu 27. Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng? A. Thường xuyên đọc sách thư dãn. B. Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc. C. Thường xuyên tập thể dục thể thao. D. Mắng chửi người khác để giải tỏa. Câu 28. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về A. hoạt động giao tiếp xã hội. B. sức khỏe tinh thần và thể chất. C. thành tích thi đua. D. tiền bạc. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29 (2,0 điểm): a) Thế nào là giữ chữ tín? b) Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” có ý nghĩa gì? Câu 30 (1,0 điểm): Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao? BÀI LÀM * Học sinh không được sử dụng bút xoá trong bài kiểm tra. Trang 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0