intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Phú Ninh

  1. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên:...................................... NĂM HỌC 2023 – 2024 Lớp: Đã kiểm tra Môn: Giáo dục công dân – Khối 7 Thời gian làm bài: 45 phút. MÃ ĐỀ A I. Trắc nghiệm. (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Trước khi kiểm tra giữa học kì 1, Hoa xây dựng và thực hiện kế hoạch ôn tập cụ thể, phù hợp. Việc làm đó là biểu hiện của phẩm chất nào sau đây? A. Tích cực trong hoạt động tập thể. B. Tích cực trong hoạt động xã hội. C. Tích cực trong việc lao động. D. Tích cực, tự giác trong học tập. Câu 2. Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn A. sự yêu mến của mọi người đối với mình. B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người. C. niềm tin của mình đối với mọi người. D. niềm tin của mọi người đối với mình. Câu 3. Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì? A. Nhận được sự tín nhiệm của mọi người. B. Không giúp mọi người đoàn kết. C. Mọi người không hợp tác với nhau. D. Tín nhiệm của mọi người sẽ thấp đi Câu 4. Câu ca dao sau thể hiện điều gì? "Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê." A. Giữ chữ tín. B. Tôn trọng người khác. C. Tự trọng. D. Trách nhiệm. Câu 5. Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì? A. Bà P là người giữ lời hứa. B. Bà P là người thật thà. C. Bà P là người giữ chữ tín. D. Bà P là người tốt bụng. Câu 6. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. địa phương này qua địa phương khác. C. dân tộc này qua dân tộc khác. D. đất nước này qua đất nước khác. Câu 7. Học tập tự giác, tích cực, giúp ta A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập. B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn. C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng. Câu 8. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa? A. Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa. B. Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa. C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng. D. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến. Câu 9. Di sản nào dưới đây gắn liền với địa danh Phú Thọ (Việt Nam)? A. Nghệ thuật Đờn ca tài tử. B. Không gian văn hóa Cồng chiêng.
  2. C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. D. Dân ca ví, dặm. Câu 10. Theo em, chúng ta cần làm gì khi phát hiện nhóm người có hành vi phá hoại khu di tích? A. Báo cho cơ quan chức năng, ban quản lí khu di tích. B. Mặc kệ không quan tâm. C. Tham gia cùng những người đó. D. Quay video đăng lên mạng mà không báo cáo ban quản lí khu di tích. Câu 11. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến tâm lí căng thẳng ? A. Tâm lí tự ti. B. Suy nghĩ tiêu cực. C. Vấn đề sức khỏe của bản thân. D. Sự kì vọng quá lớn của gia đình. Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập? A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống. B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo. C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ. D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc. Câu 13. Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn. B. Làm bài, chép bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng. C. Kệ bạn, trêu đùa, nói xấu, bạn thân - thân ai người ấy lo. D. Bảo bạn đừng học bài và cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra. Câu 14. Bạn P là học sinh giỏi hóa của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của P, không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế kiểm tra. Trên đường về nhà, P đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. P rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ lại bị đánh. P đã rơi vào trạng thái nào sau đây? A. Bạo lực gia đình. B. Suy nhược thể chất. C. Tệ nạn xã hội. D. Tâm lí căng thẳng. Câu 15. Những tình huống nào sau đây có thể gây căng thẳng cho bản thân ? A. Bị bạn bè chê bai, nói xấu vì ngoại hình. B. Đạt giấy khen. C. Được thầy cô khen ngợi. D. Đi chơi công viên. II. TỰ LUẬN ( 5.0 điểm ) Câu 1 (2.0 điểm). Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Câu 2 (3.0 điểm). a. Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó? (1.0 điểm) b. Em hãy đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong những tình huống dưới đây: b1. M là học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá thì M lại thường hay chê bai những địa điểm đó. (1.0 điểm) b2. Chú H đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú H có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình. (1.0 điểm)
  3. HẾT TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên:...................................... NĂM HỌC 2023 – 2024 Lớp:Đã kiểm tra Môn: Giáo dục công dân – Khối 7 Thời gian làm bài: 45 phút. MÃ ĐỀ B I. Trắc nghiệm. (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Bạn Q đến rủ A đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Đi chơi cùng Q và rủ thêm một số bạn khác cùng đi. B. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài. C. Mắng cho Q một trận vì làm phiền trong lúc học bài. D. Đồng ý ngay, bỏ việc học để đi chơi với Q. Câu 2. Coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình là A. luôn đến hẹn đúng giờ. B. giữ chữ tín. C. luôn hoàn thành nhiệm vụ. D. giữ hạnh phúc. Câu 3. Không giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì? A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người. B. Giúp mọi người đoàn kết. C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau. D. Làm mất niềm tin của người khác đối với mình. Câu 4. Câu ca dao: “Nói lời phải giữ lấy lời/ đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào? A. Giữ chữ tín. B. Giữ lòng tin. C. Giữ lời nói. D. Giữ hạnh phúc. Câu 5. Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì? A. B là người không giữ chữ tín. B. B là người giữ chữ tín. C. B là người không tôn trọng người khác. D. B là người tôn trọng người khác. Câu 6. Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Truyền thống gia đình. B. Di sản văn hóa. C. Thành tựu văn minh. D. Nghề thủ công truyền thống. Câu 7. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?
  4. A. Tự lập, tự chủ, kiên trì. B. Yêu thương con người. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. D. Khoan dung, cảm thông. Câu 8. Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa? A. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến. B. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa. C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng. D. Cần bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Câu 9. Di sản nào dưới đây gắn liền với khu vực Tây Nguyên của Việt Nam? A. Nghệ thuật Đờn ca tài tử. B. Không gian văn hóa Cồng chiêng. C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. D. Dân ca ví, dặm. Câu 10. Nhà ông T xây một căn nhà trên khu đất mới mua. Trong lúc đào móng, ông vô tình phát hiện một số hiện một bộ lư cổ có niên đại cách đây 300 năm. Theo em, ông T lên làm gì với cổ vật này? A. Giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. B. Mang ra đình thờ thần. C. Giữ lại để thờ hoặc trung bày trong nhà. D. Cho người khác. Câu 11. Nguyên nhân chủ quan nào gây ra tâm lí căng thẳng? A. Lo lắng thái quá. B. Thành tích học tập. C. Sự kì vọng quá lớn của gia đình. D. Các mối quan hệ bạn bè. Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí. B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập. C. Xác định đúng mục tiêu học tập. D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ. Câu 13. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Vùi mình vào chơi game để quên nổi buồn. B. Trốn trong phòng để khóc. C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân. D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai. Câu 14. Ngoài việc học ở trường, M phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến M thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến M càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. Theo em, nguyên nhân nào khiến M rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí? A. Áp lực học tập. B. Bạo lực gia đình. C. Cơ thể bị suy nhược. D. Bạo lực học đường. Câu 15. Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không gây căng thẳng với người khác? A. Bố mẹ mắng vì điểm kém. B. Bạo lực mạng. C. Được điểm cao. D. Bị bạn bè xa lánh. II. TỰ LUẬN ( 5.0 điểm) Câu 1. ( 2.0 điểm). Theo em Người giữ chữ tín có những biểu hiện như thế nào? Việc giữ chữ tín sẽ mang lại cho em những ý nghĩa gì? Câu 2. ( 3.0 điểm )
  5. a. Em hãy viết lại những tình huống gây căng thẳng cho bản thân, nguyên nhân em bị căng thẳng. Em hãy lập kế hoạch để không bị rơi vào tình huống căng thẳng? (1.0 điểm) b. Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: Tình huống: A là học sinh giỏi của lớp, P là một học sinh thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, P cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn A phải cho mình chép bài. A cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, A đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất. b1. Hãy cho biết nguyên nhân tại sao A bị căng thẳng tâm lí và những biểu hiện của A ? (1.0 điểm) b2. Trong tình huống trên, bạn A đã ứng phó với tâm lí căng thẳng ra sao? Nhận xét của em về cách ứng phó của bạn A. (1.0 điểm) HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2