
UBND HUYỆN
HIỆP ĐỨC
TRƯỜNG THCS
NGUYỄN VĂN
TRỖI
Họ và tên:
………………
…..………
Lớp: …………
KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024-2025
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 9
Thời gian: 45phút (không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ: B
Điểm Nhận xét Giám thị
1
Giám thị 2 Giám khảo
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D đứng trước các phương án trả lời đúng trong
các câu từ 1 đến 15.
Câu 1: Khi đánh giá sự vật, hiện tượng một cách chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị là
biểu hiện của việc đánh giá như thế nào dưới đây?
A. Chủ quan. B. Khách quan. C. Bị động. D. Chủ động.
Câu 2: Câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung.
Câu 3: Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cá nhân là gì?
A. Mở rộng hiểu biết, rèn luyện kĩ năng, có trách nhiệm.
B. Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
C. Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng.
D. Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng trong cộng đồng.
Câu 4: Người sống có lý tưởng sẽ được xã hội
A. bổ nhiệm. B. đề bạt. C. công nhận. D. tài trợ.
Câu 5: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là
A. hòa bình. B. xung đột. C. trung lập. D. hợp tác.
Câu 6: Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận sự việc theo chiều hướng
A. thiên vị. B. chính xác. C. phiến diện. D. định kiến.
Câu 7: Hành vi đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử là biểu hiện của khái niệm
nào dưới đây?
A. Khách quan. B. Chủ quan. C. Công bằng. D. Phân biệt.
Câu 8: Trước những hành vi thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng,
học sinh cần có thái độ nào dưới đây?
A. Ủng hộ. B. Cổ xúy. C. Thờ ơ. D. Phê phán.
Câu 9: Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho
người khác khi
A. họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. B. họ xin lỗi và tiếp tục mắc sai lầm.
C. bản thân thấy vui vẻ và thoải mái. D. họ cảm thấy hối hận vì sai lầm.
Câu 10: Bảo vệ hòa bình là biện pháp tốt nhất để
A. phát động xung đột. B. đàn áp nước khác.
C. ngăn chặn chiến tranh. D. ngăn ngừa ổn định.