Trường TH&THCS Nguyễn Du
Họ và tên:….……………………......... Lớp:
9
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 9
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐIỂM:NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ
ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng
trong các câu sau.
Câu 1. Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?
A. Gió chiều nào xoay chiều ấy.
B. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
C. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường. D. Đua đòi, chạy theo xu hướng mới
lạ.
Câu 2.ENhững hành vi dưới đây, hành vi nào trái với lí tưởng sống của thanh niên?
A. Hút thuốc điện tử để giảm stress trong học tập. B. Không ngừng học hỏi, vượt khó trong học
tâp.
C. Biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn. D. Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản
thân.
Câu 3. Ý nghĩa của sống có lí tưởng là gì?
A. Tăng cường sức khỏe, năng sống. B. Được hội công nhận, tôn trọng tin
tưởng.
C. Để được tôn vinh cá nhân. D. Giúp bản thân giàu có và khá giả hơn.
Câu 4. Theo em, học sinh cần làm gì để rèn luyện trở thành là người sống có lí tưởng?
A. Xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch thực hiện sống có lí tưởng từ nhỏ.
B. Học sinh chưa cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện sớm.
C. Chăm lo học tập, không cần tham gia các hoạt động ngoại khóa.
D. Sống hoài, sống phí, thiếu ước mơ, hoài bão.
Câu 5. Ý kiến nào sau đây8không đúng8khi nói về khoan dung?
A. Khoan dung xuất phát từ lòng tôn trọng và yêu thương con người.
B. Khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
C. Khoan dung là quyết liệt phê phán tất cả lỗi lầm của người khác.
D. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
Câu 6.ENgười khoan dung sẽ nhận được điều gì trong cuộc sống?
A. Có chức vị cao trong xã hội. B. Có nhiều của cải, vật chất.
C. Được mọi người yêu mến, tin cậy. D. Có nhiều mối quan hệ trong xã hội.
Câu 7.ENội dung câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” thể hiện điều gì?
A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung.
Câu 8.ETrong cuộc sống, khi gặp một người có quan điểm khác biệt với mình, em sẽ làm gì?
A. Quay lưng và không nói chuyện. B. Giữ im lặng và không biểu lộ ý kiến.
C. Chỉ trích và sẵn sàng công kích. D. Thảo luận một cách lịch sự và tôn trọng.
Câu 9.ETrong các nội dung sau đây đâu là hoạt động cộng đồng?
A. Mở Trung tâm nghệ thuật ở địa phương. B. Các cuộc thi thể thao hàng năm.
C. Ủng hộ quần áo, sách vở cho trẻ em vùng cao. D. Lồng ghép giáo dục Quốc phòng trong giờ
học.
Câu 10.EMục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?
A. Khám sức khỏe định kì. B. Chữa bệnh hiểm nghèo.
C. Trao đổi, mua bán máu để chữa bệnh. D. Hiến máu nhân đạo.
Trang 1/2
Câu 11.ENhững lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?
A. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
D. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
Câu 12.EHoạt động cộng đồng nào thể hiện truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”?
A. Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
B. Lao động dọn vệ sinh, trồng cây xanh ở khu dân cư.
C. Chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng.
D. Tham gia chương trình “Tình nguyện mùa Đông”.
Câu 13.ENhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến là biểu hiện của
A. khách quan. B. công bằng.
C. bất công. D. văn minh.
Câu 14.EĐối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt là biểu hiện của
A. khách quan. B. công bằng.
C. trung thực. D. dân chủ.
Câu 15.ETrong cuộc sống nếu thiếu công bằng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Nhìn nhận đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
B. Mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ.
C. Con người cảm thấy được tôn trọng, tự tin trong cuộc sống.
D. Xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.
Câu 16.EHành vi nào dưới đây không phải là khách quan, công bằng?
A. Đề cử người có đức, có tài làm cán bộ lãnh đạo.
B. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
C. Xử lí học sinh vi phạm nội quy của nhà trường.
D. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
Câu 17.EGiữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn,
không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là
A. bảo vệ hòa bình. B. bảo vệ pháp luật.
C. bảo vệ cá nhân. D. bảo vệ nền dân chủ.
Câu 18.E người yêu hòa bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn trong lớp cải nhau
thể xảy ra xô xát?
A. Đứng ngoài cỗ vũ để xem bên nào thắng. B. Khéo léo can ngăn để giúp các bạn hòa giải.
C. Tránh đi không tham gia vào cuộc tranh luận đó. D. Tham gia cải nhau để bênh vực lẽ phải.
Câu 19. Cần phải bảo vệ hòa bình vì hòa bình
A. giúp mọi người tự do làm theo ý thích của mình B. gây nên thảm họa cho nhân loại.
C. mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. D. giúp các nước lớn điều khiển các nước nhỏ
hơn.
Câu 20.EBiện pháp bảo vệ hoà bình là
A. ưu tiên dùng quân sự để giải quyết mâu thuẫn. B. để xảy ra chiến tranh và xung đột vũ trang.
C. dùng uy lực để giải quyết mâu thuẫn. D. không thỏa hiệp vô nguyên tắc với bất công xã hội.
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi: Trong lúc chờ cán bộ Công an làm
căn cước công dân, khi mọi người đang xếp hàng thì anh K lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và
để nghị chú công an làm trước cho mình. Thấy vậy, chú công an mọi người không đồng ý, để nghị
anh K quay lại xếp hàng để chờ tới lượt. Tuy nhiện, anh K tỏ thái độ khó chịu, lớn tiếng với chú công
an cùng mọi người.
1.1. Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của anh K và chú công an trong tình huống trên?
1.2. Theo em, để đảm bảo sự công bằng anh K nên ứng xử như thế nào?
Trang 2/2
Câu 2. (2,0 điểm)
2.1. Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm phù hợp của học sinh để góp phần bảo vệ hòa bình?
2.2. ý kiến cho rằng: Việc bảo vệ hoà bình cho quốc gia, dân tộc nhân loại trách nhiệm của
chính phủ lực lượng quân đội, học sinh còn quá nhỏ, chưa thể làm để góp phần vào hoạt động
này. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Giải thích vì sao?
Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, thế nào là quản lý thời gian hiệu quả?
-Hết-
Trang 3/2