intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

  1. SỞ GD& ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Môn: GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG - LỚP 10 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 02 trang) Họ tên học sinh.............................................SBD..............................Lớp............................ I. TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM) Câu 1. Lễ hội nào được tổ chức vào các ngày mùng 6, mùng 7 tháng Giêng hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tưởng nhớ công ơn của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi? A. Lễ hội chiến thắng Xương Giang. B. Lễ hội chùa Bổ Đà. C. Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm. D. Lễ hội làng Vân. Câu 2. Di tích nào sau đây được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt? A. Đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa). B. Đền Hả (Lục Ngạn). C. Đình Thổ Hà (Việt Yên). D. Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng). Câu 3. Bộ ván kinh phật (khoảng 2000 tấm) ở chùa Bổ Đà là một trong những bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam đã được Chính phủ công nhận là A. Bảo vật Quốc gia. B. di tích quốc gia đặc biệt. C. di tích quốc gia. D. di sản tư liệu. Câu 4. Ngôi đình cổ có niên hiệu sớm nhất vùng Kinh Bắc xưa, được các triều đại phong kiến ban nhiều sắc phong, được lưu truyền với danh xưng “Đệ nhất Kinh Bắc” là A. đình Phù Lão (Lạng Giang). B. đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa). C. đình Thổ Hà (Việt Yên). D. đình Vồng (Yên Thế). Câu 5. Công trình nào dưới đây ở tỉnh Bắc Giang được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt? A. chùa Bổ Đà. B. Công viên Ngô Gia Tự. C. Công viên Hoàng Hoa Thám. D. Chợ Thương. Câu 6. Thể loại truyện dân gian nào ra đời sớm nhất trong kho tàng truyện dân gian Bắc Giang: A. Cổ tích. B. Thần thoại. C. Truyền thuyết. D. Truyện cười. Câu 7. Qua những truyền thuyết của mình, người dân Bắc Giang đã thể hiện thái độ như thế nào đối với những nhân vật lịch sử văn hóa? A. Yêu quý, thương xót. B. Lên án, tố cáo. C. Trân trọng, ngưỡng mộ. D. Thương xót, tố cáo. Câu 8. Truyền thuyết Bắc Giang có điểm khác gì so với thể loại truyền thuyết của dân tộc? A. Truyền thuyết Bắc Giang phản ánh lịch sử dân tộc trên quê hương Bắc Giang từ thời Hùng Vương đến thời kì Pháp thuộc. B. Truyền thuyết Bắc Giang là những câu chuyện về sự kiện, nhân vật lịch sử in dậm dấu ấn trên các di tích lịch sử và các lễ hội dân gian. C. Nhân vật hay các sự kiện lịch sử mang tính huyền thoại đậm đà. D. Thể hiện niềm tự hào về các nhân vật lịch sử. Câu 9. Nét độc đáo của truyện cười Bắc Giang là: A. Nội dung phản ánh của truyện cười Bắc Giang rất đa dạng. B. Giúp đời sống của con người thêm vui tươi lành mạnh. C. Thể hiện qua câu chuyện của các làng cười. D. Truyện cười Bắc Giang phản ánh mọi mặt sinh hoạt trong đời sống của người dân. Câu 10. Nét nổi bật của tục ngữ Bắc Giang là : A. Phản ánh cặn kẽ tỉ mỉ đầy đủ phong tục tập quán của vùng miền. B. Khẳng định giá trị của những tài phẩm, sản vật và đặc sản do con người Bắc Giang tạo ra. C. Thể hiện một cách chắt lọc và cô đọng gắn liền với những địa danh, sự kiện lịch sử. D. Phản ánh ước mơ, nguyện vọng của con người Bắc Giang. Trang 2/3
  2. Câu 11. Nhận định: “Tập trung phản ánh các vấn đề xã hội qua các mối xung đột, mâu thuẫn. Từ đó, thể hiện mơ ước của con người Bắc Giang về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và công bằng xã hội” đúng với thể loại văn học dân gian nào của Bắc Giang? A. Ca dao Bắc Giang. B. Truyện cười Bắc Giang. C. Truyền thuyết Bắc Giang. D. Truyện cổ tích Bắc Giang. Câu 12. Ca dao Bắc Giang thể hiện những nội dung nào sau đây? A. Vẻ đẹp con người, vẻ đẹp lao động sản xuất. B. Những tập tục lễ hội. C. Ghi lại những sự kiện lịch sử, truyền tải những huyền tích. D. Cả ba đáp án A, B, C. Câu 13. Giọng điệu chủ yếu trong các bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người Bắc Giang là A. Tự hào, yêu thương. B. Châm biếm, mỉa mai. C. Than trách oán hận. D. Xót xa, than thở. Câu 14. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao sau? Sông Thương bên lở bên bồi Bên lở thì đục, bên bồi thì trong. A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Đối Câu 15. “Sông Thương nước chảy đôi dòng?/Tình đôi ta cho trọn, chớ phân dòng đục trong”. Lời nhắn nhủ “Tình đôi ta cho trọn, chớ phân dòng đục trong” trong bài ca dao có ý nghĩa gì? A. Nhắn nhủ đôi ta đừng quên nhau. B. Nhắn nhủ đôi ta hãy sum họp một nhà. C. Nhắn nhủ đôi ta đừng chia lìa, nguyện gắn bó thủy chung. D. Nhắn nhủ đôi ta giống như dòng nước sông Thương. Câu 16. Chọn phương án đúng nhất cho các bước viết báo cáo nghiên cứu về một một vấn đề văn học Bắc Giang. A. Chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa. B. Chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, kiểm tra và chỉnh sửa, viết. C. Tìm ý và lập dàn ý, chuẩn bị, viết, kiểm tra và chỉnh sửa. D. Tìm ý và lập dàn ý, chuẩn bị, kiểm tra và chỉnh sửa.viết. Câu 17. Câu hát Páo dung là của dân tộc nào? A. Tày B. B. Dao C. Nùng D. Kinh Câu 18. Câu hát Páo dung thuộc địa phận nào? A. Bản Mậu, xã Tuấn Mậu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. B. Bản Mậu, xã Tuấn Mậu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. C. Bản Mậu, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. D. Bản Mậu, xã Tuấn Mậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Câu 19. “Pả dung xiểng nẻng giáo” là tên gọi khác của làn điệu Páo dung nào? A. Hát nghi lễ. B. Hát ru. C. Hát đố và hát kể. D. Hát giao duyên. Câu 20. Chọn phương án đúng nhất cho nội dung của những câu hát Páo dung. A. Là sự đúc kết về mùa vụ, thời tiết; ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, làng bản; ca ngợi người phụ nữ. B. Là sự đúc kết về mùa vụ, thời tiết; ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, làng bản; ca ngợi tình yêu đôi lứa. C. Là sự đúc kết về mùa vụ, thời tiết; ca ngợi tình yêu đôi lứa. D. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, làng bản; ca ngợi tình yêu đôi lứa. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Hãy nêu thực trạng và đề xuất giải pháp để bảo tồn phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Bắc Giang. Câu 2. (3,0 điểm): Trang 2/3
  3. a. Kể tên 4 di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Giang đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. b. Hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một di tích tiêu biểu mà em biết. ----------- Hết ---------- Trang 2/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2