intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TỔ HÓA – SINH MÔN HÓA HỌC - LỚP 10 Thời gian: 45 Phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 106 A. TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM) Câu 1: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s - p? A. O2. B. H2. C. HF. D. N2. Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là proton. B. Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các loại hạt còn lại. C. Hầu hết nguyên tử đều được cấu tạo từ proton, neutron và electron. D. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Câu 3: Protium, deuterium và tritium là ba đồng vị của nguyên tố hydrogen vì chúng có A. cùng số electron, cùng số khối. B. cùng số proton, khác số khối. C. cùng số proton, cùng số neutron. D. cùng số proton, cùng số khối. Câu 4: Trong tự nhiên, bromine có hai đồng vị bền là 79 Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 35 81 35 Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của bromine là A. 80,11. B. 80,99. C. 79,99. D. 80,00. Câu 5: Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion? A. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn. B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. C. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực. D. Hợp chất ion tồn tại ở trạng thái rắn trong điều kiện thường. Câu 6: Liên kết cộng hoá trị là liên kết hoá học A. luôn được hình thành giữa các nguyên tử phi kim với nhau. B. trong đó cặp electron dùng chung luôn bị lệch về phía một nguyên tử. C. được hình thành chỉ do sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử khác nhau. D. được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. Câu 7: Trong thí nghiệm tìm ra electron của nhà bác học người Anh J. J. Thomson, trên đường đi của tia âm cực, nếu ta đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng quay. Điều này chứng tỏ electron có tính chất nào sau đây? A. Mang điện tích âm. B. Mang điện tích dương. C. Không có khối lượng. D. Có khối lượng. Câu 8: Số phân lớp electron trong lớp N là A. 3. B. 4. C. 2. D. 16. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần Z, tính kim loại tăng dần. B. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần Z, độ âm điện giảm dần. Trang 1/3 - Mã đề 106
  2. C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần Z, độ âm điện tăng dần. D. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần Z, tính phi kim giảm dần. Câu 10: Trong các orbital nguyên tử sau, orbital nguyên tử nào là orbital px? A. . B. . C. . D. . Câu 11: Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron như thế nào khi hình thành liên kết hóa học? A. Nhận 6 electron. B. Nhận 2 electron. C. Nhường 6 electron. D. Nhường 2 electron. Câu 12: Quan sát hình bên dưới, bốn quả cầu A, B, C, D tượng trưng cho nguyên tử các nguyên tố potassium (K), sodium (Na), magnesium (Mg), aluminium (Al). Quả cầu nào là aluminium (Al)? A. Quả cầu A. B. Quả cầu B. C. Quả cầu D. D. Quả cầu C. Câu 13: Số liên kết σ và π có trong phân tử CO2 lần lượt là A. 4 và 0. B. 2 và 0. C. 0 và 2. D. 2 và 2. Câu 14: Mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron xung quanh hạt nhân nguyên tử A. theo quỹ đạo hình tròn. B. không theo quỹ đạo xác định. C. theo quỹ đạo hình bầu dục. D. theo quỹ đạo hình elip. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. C. Số thứ tự chu kỳ của nguyên tố bằng số lớp electron của nguyên tử nguyên tố đó. D. Số thứ tự nhóm của các nguyên tố nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó. B. TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM) Câu 1: (1,5 điểm) Nguyên tử nguyên tố X có 11 proton và 12 neutron. Thực hiện các yêu cầu sau: - Viết ký hiệu nguyên tử X. - Viết cấu hình electron nguyên tử X. - X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? - Xác định vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn. Giải thích. Câu 2: (2,0 điểm) Cho các chất sau: CaCl2, SO3. a. Chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hóa trị? Giải thích. b. Với hợp chất có liên kết ion ở trên, hãy viết sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết; với hợp chất có liên kết cộng hóa trị, hãy viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo tương ứng. Câu 3: (1,0 điểm) X, Y là hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp trong nhóm IA (MX < MY). Hòa tan hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp gồm X và Y bằng dung dịch HCl dư thu được 7,437 lít khí H2 (ở đkc, Trang 2/3 - Mã đề 106
  3. 25 C , 1 bar). Xác định X, Y và tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Biết H = 1, Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 86, Cs = 133, 1 mol khí ở điều kiện chuẩn (đkc) có thể tích là 24,79 lít. Câu 4: (0,5 điểm) Thực hiện các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HNO3 vào dung dịch Na2CO3. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch NaNO3. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na3PO4. Thí nghiệm nào xảy ra phản ứng? Vì sao? Viết phương trình hóa học. ------ HẾT ------ (Học sinh được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn) Trang 3/3 - Mã đề 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2