
SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHẾ LAN VIÊN
KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2024 -
2025
MÔN HÓA HỌC 10 CT 2018 - LỚP 10
Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 20 câu TN,
2 Câu Đ – S, 2 Câu trả lời ngắn)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề 132
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi
thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số proton. B. số neutron. C. số proton, số neutron. D. số khối.
Câu 2: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. PH3B. H2OC. H2SD. CH4
Câu 3: Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích âm và không có khối lượng. B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. mang điện tích dương và có khối lượng. D. không mang điện và có khối lượng.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
B. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
D. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Câu 5: Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây ?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trên nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
D. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Câu 6: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi
A. 1 electron. B. 4 electron. C. 2 electron. D. 3 electron.
Câu 7: Định luật tuần hoàn phát biểu rằng tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính
chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của yếu tố nào sau đây?
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Khối lượng nguyên tử.
C. Số lớp electron. D. Bán kính nguyên tử.
Câu 8: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng?
A. . B. .C. . D. .
Câu 9: Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa
A. các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tố phi kim
B. các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau
C. các nguyên tử khí hiếm với nhau.
D. các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau
Câu 10: Nguyên tố Al có Z= 13, thuộc chu kì 3, có số lớp electron là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 11: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhấp là
A. F2.B. Br2.C. I2.D. Cl2.
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có
trong thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính.
A. Iodine B. Phosphorus. C. Fluorine. D. Bromine.
Câu 13: Khí nitrogen (N2) rất bền, ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học nên trong một số
trường hợp đặc biệt, khí nitrogen được dùng để bơm lốp (vỏ) xe thay cho không khí nhằm chống oxi
hóa cao su theo thời gian. Vì sao nitrogen lại có đặc tính này?
A. phân tử N2 có liên kết ba bền vững, năng lượng liên kết lớn.
B. phân tử N2 có liên kết đơn bền vững, năng lượng liên kết lớn.