intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: HÓA HỌC - Lớp: 11 Mã đề: 01 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề (Đề có 02 trang) Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm Lưu ý : Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cho Nguyên tử khối: Ca=40 Na=23 K=39 Cu=64 Zn=65 Mg=24 Fe=56 Al=27 Ag=108 Cl=35,5 S=32 C=12 O=16 H=1 N=14 Ba=137 Si=28 I. TRẮC NGHIỆM (6đ) Câu 1. PTHH nào chứng tỏ : Photpho (P) là chất oxi hoá ? A. 2P + 3Ca → Ca3P2. B. 4P + 5O2 → 2P2O5. C. 2P + 3Cl2 (thiếu) → 2PCl3. D. P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O. Câu 2. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bị bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ? A. SO2. B. NO. C. CO2. D. NO2. Câu 3. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở ? A. (NH4)2SO4. B. NH4NO2. C. CaCO3. D. NH4HCO3. Câu 4. Thêm 0,21 mol KOH vào dung dịch chứa 0,15 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dung dịch có các muối: A. K2HPO4, K3PO4. B. KH2PO4, K2HPO4. C. KH2PO4, K3PO4. D. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4. Câu 5. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. 2C + Ca  CaC2. B. C + 2H2  CH4. C. 3C + 4Al  Al4C3. D. C + CO2  2CO. Câu 6. Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được A. Cu, O2, N2. B. Cu, NO2, O2. C. CuO, NO2, O2. D. Cu(NO2)2, O2. Câu 7. Phản ứng giữa HNO3 đậm đặc nóng với Cu tạo khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tổng hệ số nguyên, tối giản nhất trong phương trình phản ứng này là A. 10. B. 22. C. 20. D. 8. Câu 8. Cho dung dịch KOH đến dư vào 100 ml dung dịch (NH4)2CO3 0,5M , đun nóng nhẹ, thu được V lít khí NH3 thoát ra (đktc). Giá trị của V = ? A. 2,24. B. 1,68. C. 3,36. D. 6,72. Câu 9. Dãy nào sau đây gồm các hợp chất hiđrocacbon ? A. C2H4 , CCl4 , C6H6 , CH3CHO. B. CCl4 , C2H5OH, CH3NH2 , CH3CHO. C. CH4, C2H2 , C6H12, C4H10. D. Al4C3, CH3Cl , CH3COOH, C6H12O6. Câu 10. Amoniac (NH3 ) không tác dụng được với chất nào sau đây ? A. O2. B. H2SO4. C. Cl2. D. NaOH. Câu 11. Silic có số oxi hóa cao nhất trong hợp chất nào sau đây ? A. SiH4. B. Mg2Si. C. Na2SiO3. D. SiO. Câu 12. Dãy gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc,nguội ? A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Fe, Al, Cr. D. Cu, Pb, Ag. Câu 13. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là A. CaCO3, Cu(OH)2, FeO. B. CuO, NaOH, FeCO3. C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3. D. Fe3O4 , K2CO3, Mg(OH)2. Câu 14. Dãy gồm các oxit đều bị CO khử ở nhiệt độ cao ? A. CuO, MgO. B. PbO, Al2O3. C. Fe2O3, K2O. D. FeO, CuO. Câu 15. Thành phần nguyên tố trong hợp chất hữu cơ là A. gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Đề kiểm tra cuối kỳ I – Môn HÓA HỌC 11 – Mã đề 01 Trang 1
  2. B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. luôn có C, thường có H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P, ... D. thường có C, H hay gặp O,N sau đó đến halogen, S,P, .... Câu 16. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây đều tạo ra hợp chất khí ? A. Li, Al, Mg B. H2 , O2 C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg. Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai ? A. NH3 có thể thể hiện tính khử. B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước. C. Có thể dùng dung dịch kiềm mạnh để phân biệt muối amoni với các muối khác. D. Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học mạnh hơn oxi. Câu 18. Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3 ? A. NH3 + HCl → NH4Cl. B. 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2. C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + 3H2O + N2. NH3 + O2 850   khí Y + H2O 0 Câu 19. Cho các phản ứng: C , Pt NH4HCO3 + HCl loãng → khí Z + NH4Cl + H2O Khí Y, Z lần lượt là A. N2, NH3. B. NO, NH3. C. N2, CO2. D. NO, CO2. Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử các nguyên tố có trong phân tử. B. Từ công thức phân tử có thể biết được số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử. C. Trong nhiều trường hợp, công thức phân tử cũng chính là công thức đơn giản nhất. D. Để xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải qua công thức đơn giản nhất. Câu 21. Có các phát biểu sau: 1) Các muối nitrat đều tan trong nước , đều là chất điện li mạnh , có tính oxi hóa trong môi trường axit. 2) Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) còn được dùng làm thuốc đau dạ dày do thừa axit. 3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn đều thu được khí NO2. 4) Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt. 5) Khí CO2 không duy trì sự cháy của nhiều chất, nên có thể dùng khí CO2 để dập tắt tất cả các đám cháy. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3. C. 4. D. 5. Câu 22. Cho a gam hỗn hợp (X) gồm Si, Mg vào dung dịch KOH dư thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc) và còn lại b gam chất rắn không tan (Y). Hòa tan chất rắn (Y) bằng dung dịch HNO3 loãng thoát ra 2,24 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị a = ? A. 3,6. B. 9,2. C. 8,0. D. 6,4. Câu 23. Cho 19,5 gam một kim loại có hóa trị II (không đổi) tan hết trong một lượng dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A và 4,4 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Xác định kim loại ? A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Ca. Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 8,82 gam hỗn hợp Al, Mg (có tỉ lệ mol 2:3) bằng lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thoát ra V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị V = ? A. 6,272. B. 10,192. C. 7,84. D. 5,33. II. TỰ LUẬN (4đ) Câu 1 (1đ): Viết phương trình hóa học xảy ra cho các trường hợp sau: a. dẫn khí NH3 dư vào dung dịch muối Al(NO3)3 thu được kết tủa keo trắng. b. CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl, điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm. Câu 2 (1,5đ): Dẫn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 3M thu được dung dịch (X). Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch (X) ? Câu 3 (1,5đ): Đốt cháy hoàn toàn 8,88 gam chất hữu cơ (A) chỉ thu được 15,84 gam khí CO2 và 6,48 gam H2O. Xác định công thức phân tử của (A), biết tỉ khối hơi của (A) so với không khí bằng 2,552. ----- HẾT ----- Đề kiểm tra cuối kỳ I – Môn HÓA HỌC 11 – Mã đề 01 Trang 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: HÓA HỌC – LỚP: 11 Mã đề : 01 I. TRẮC NGHIỆM : 6đ Mỗi câu đúng : 0,25đ 1A 2C 3D 4B 5D 6C 7A 8A 9C 10D 11C 12C 13C 14D 15C 16B 17D 18A 19D 20D 21B 22D 23C 24A II. TỰ LUẬN: 4đ Câu Nội dung Điểm 1 a. 3NH3 + 3H2O + Al(NO3)3 → Al(OH)3 + 3NH4NO3 0,5x2 b. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 2 nCO2 = 0,15 nKOH = 0,3 0,75 xét tỉ lệ nKOH/nCO2 = 2 CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O 0,75 0,15 0,15 mK2CO3 = 20,7g 3 mC = 4,32 , mH = 0,72 , mO = 3,84 0,75 M = 74 0,25 CTPT: CxHyOz → tìm x, y , z 0,5 → CTPT: C3H6O2 Đề kiểm tra cuối kỳ I – Môn HÓA HỌC 11 – Mã đề 01 Trang 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2