ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT ÂU CƠ
(Đề gồm có 4 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024-2025
Môn: Hóa học – Lớp 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ GỐC
Cho Mg=24; Ca=40; N=14; H=1; Cl=35,5; S=32; O=16; C=12;
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm).
Phần I. (4,0 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến
câu 16. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Cho phản ứng thuận nghịch: CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g). Biểu thức tính hằng số cân
bằng (KC) của phản ứng này là
A. KC.=
[
CaO
]
.[CO2]
[CaCO3].
B. KC =
[CaCO¿¿ 3]
[
CaO
]
.[CO2]¿
.
C. KC = [CaO].[CO2]. D. KC = [CO2].
Câu 2: Dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai bay lên. Mặt khác, dung
dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa màu trắng. Dung dịch A có thể chứa ion
nào sau đây?
A. NH4+ và Br-.B. NH4+ và Cl-.
C. Na+ và Br-.D. Na+ và Cl-.
Câu 3: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3
A. CaO. B. H2SO4 đặc. C. FeSO4 khan. D. P2O5.
Câu 4: Hiện tượng phú dưỡngmột biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do thừa các
chất dinh dưỡng. Sự thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá
mức cho phép?
A. Nitrate, phosphate. B. Calcium, magnesium.
C. Sodium, potassium. D. Chloride, sulfate.
Câu 5: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân (mercury) rơi vãi bằng cách
A. nhỏ nước bromine lên thủy ngân. B. nhỏ hydroiodic acid lên thủy ngân.
C. rắc bột sulfur lên thủy ngân. D. rắc bột phosphorus lên thủy ngân.
Câu 6: Trong các bịch bánh snack, chủ yếu là khí X, chỉ có một phần là bánh. Khí X là chất khí
không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và giúp bảo quản bánh tốt hơn, hạn sử dụng bánh
được lâu hơn. Khí X là
A. N2.B. O2.C. NH3.D. O3.
Câu 7: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí
SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau
đây?
A. Muối ăn. B. Xút. C. Giấm ăn. D. Cồn.
Câu 8: Khi cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng lần lượt tác dụng với các chất sau: Cu, FeO, C,
Ba(OH)2, Na2CO3. Số phản ứng trong đó H2SO4 đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 1. B. 2. C . 3. D. 4.
Trang 2/3 – Mã đề 101
Câu 9: Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là
A. liên kết ion. B. liên kết kim loại.
C. liên kết hydrogen. D. liên kết cộng hoá trị.
Câu 10: Chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. CH5N. B. C6H6.C. C2H4.D. CH4.
Câu 11: Nhóm chức là
A. một nhóm nguyên tử khác biệt có trong hợp chất hữu cơ.
B. nhóm nguyên tử carbon trong đó có chứa liên kết đơn, đôi, ba.
C. một nhóm nguyên tử có cấu trúc không gian đặc biệt mà trong đó các nguyên tử liên kết với
nhau không theo quy tắc hoá trị nào.
D. một nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) gây ra những tính chất đặc trưng của hợp chất hữu
cơ.
Câu 12: Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O có phổ hồng ngoại như hình bên dưới. Xác
định công thức cấu tạo của A.
A. CH3 CO CH3. B. CH2=CH-CH3-OH.
C. CH3 –CH2 –CH=O. D. CH3-CH-CH3-OH.
Câu 13: Chất X có công thức cấu tạo dạng khung phân tử như sau: . Công thức phân
tử của X là
A. C4H6.B. C4H8.C. C3H6.D. C4H10.
Câu 14: Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?
A. CH4 và C2H6.B. C2H2 và C4H4. C. C2H4 và C2H6.D. CH4 và C2H4.
Câu 15: Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ bã, lấy dung dịch đem để làm bay hơi
bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy
kết tủa curcumin màu vàng. Từ tả trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các thuật tinh
chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ?
A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh.
C. Chưng cất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí.
Câu 16: Theo thuyết cấu tạo hóa học: “Trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với
nhau ......... ”
A. theo đúng hóa trị.
B. theo một thứ tự nhất định.
C. theo đúng số oxi hóa.
Trang 2/3 – Mã đề 101
D. theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định.
Phần II. (2,0 điểm) Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi
ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Chất khí X có mùi hắc, tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím
thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu.
a) X là sulfur dioxide (SO2), là một trong những nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính.
b) X được dùng để điều chế H2SO4.
c) X thể hiện tính oxi hoá trong phương trình:
SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4
d) X được sinh ra trong tự nhiên từ núi lửa phun trào, nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa
thạch.
Câu 2: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. X có phân tử khối là 60.
a) Công thức phân tử của X là C2H4O2.
b) Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố O trong X là 33,33%.
c) Đốt cháy X thu được sản phẩm là CO và H2O.
d) X không phải là hydrocarbon.
Phần III. (1,0 điểm) Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Câu 1: Dịch vị dạ dày của con người có chứa acid HCl với pH dao động trong khoảng từ 1,5 đến
3,5. Kết quả phân tích 1ml dịch vị dạ dày của 1 bệnh nhân người ta thấy số mol H+ là 3,16.10-6
mol. Chỉ số pH của dịch vị dạ dày trên là bao nhiêu?
Câu 2: Từ 800 tấn quặng pyrite sắt (FeS2) chứa 25% tạp chất không cháy, có thể sản xuất được
bao nhiêu m3 dung dịch H2SO4 93% (D = 1,83 g/ml)? Giả thiết tỉ lệ hao hụt 5%. (Kết quả lấy
số nguyên).
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm).
Câu 1 (1,0 điểm): Nêu hiện tượng viết phương trình của các phản ứng sau (ghi điều kiện,
nếu có):
+ Nhỏ dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch BaCl2.
+ Cho mẫu Zinc (Zn) vào ống nghiệm đựng 2ml dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng nhẹ trên
ngọn lửa đèn cồn.
Câu 2 (1,0 điểm): Camphor (có trong cây long não) là 1 chất rắn kết tinh màu trắng hay trong
suốt giống như sáp với mùi thơm đặc trưng, thường dùng trong y học. Phần trăm khối lượng các
nguyên tố trong camphor lần lượt là : 78,94% C, 10,53% H, 10,53% O và có phổ khối lượng ở
hình sau:
Xác định công thức phân tử của camphor.
Trang 2/3 – Mã đề 101
Câu 3 (1,0 điểm): Trong quy trình sản xuất sulfuric acid (H2SO4) giai đoạn dùng dung dịch
H2SO4 98% hấp thụ sulfur trioxide (SO3) thu được oleum (H2SO4.nSO3). Sulfur trioxide được tạo
thành bằng cách oxi hóa sulfur dioxide bằng oxygen hoặc lượng không khí nhiệt độ 4500C-
5000C, chất xúc tác vanadium(V) oxide (V2O5 ) theo phương trình hóa học:
Cho các biện pháp:
(1) Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
(2) Tăng nồng độ của khí SO2.
(3) Dùng thêm chất xúc tác V2O5.
(4) Dùng dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 sinh ra.
Khi sử dụng các biện pháp trên, biện pháp nào làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
Giải thích.
------------- HẾT -------------
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinhA:......................................................................SBD:...........................
Đông Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2024
DUYỆT
CỦA BAN GIÁM HIỆU
ALĂNG HẬU
GIÁO VIÊN
TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH
Trang 2/3 – Mã đề 101