intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” dành cho các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: Hóa học. Lớp 12. Thời gian: 50 phút. Không kể thời gian giao đề (Đề thi có 03 trang, gồm 40 câu) (Ngày kiểm tra: 03/01/2023) Mã đề: 125 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? A. Kim loại Na. B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng) C. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). D. Dung dịch NaOH, đun nóng. Câu 2: Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo? A. Polietilen. B. Nilon- 6 C. Nilon-6,6. D. Amilozơ. Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m. B. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước lạnh. C. Xenlulozo có phân tử khối rất lớn, gồm nhiều gốc β-glucozo liên kết với nhau. D. Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Câu 4: Một phân tử polietilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietilen này là: A. 1500 B. 20000 C. 2000 D. 15000 Câu 5: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm saccarozo, amilozo, xenlulozo thu được (m+1,8) gam hỗn hợp Y gồm glucozo và fructozo. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với AgNO 3 dư trong NH3, thu được 27 gam Ag. Giá trị của m là A. 18,9. B. 25,2. C. 18,0. D. 20,7. Câu 6: Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai,sắn. Công thức phân tử của tinh bột là: A. (C6H10O5)n B. C12H22O11 C. C6H12O6 D. CH2O Câu 7: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Hấp thụ toàn bộ khí CO 2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu tiếp được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 59,4 B. 55 C. 40 D. 30 Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. W. B. Hg C. Pb. D. Au Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về amino axit? A. Amino axit dễ tan trong nước và có vị ngọt. B. Amino axit là chất rắn, tồn tại dạng tinh thể màu vàng. C. Amino axit là chất rắn, tồn tại dạng tinh thể không màu. D. Amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 10: Cho các nhận xét sau: (1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%. (2) Có thể phân biệt glucozơ và frucozơ bằng phản ứng tráng gương. (3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccacozơ đều cho cùng một loại mono saccarit. (4) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói. (5) Mặt cắt củ khoai lang tác dụng với I2 cho màu xanh tím. (6) Saccazozơ nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và frucozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích. Số nhận xét đúng là: A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 11: Cho 5,6g Fe phản ứng vừa đủ với V(l) khí Cl2 (đktc), V có giá trị là A. 5,6. B. 3,36. C. 2,24. D. 11,2. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO 2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 5,4. B. 3,6. C. 4,5. D. 6,3. Trang 1/3 - HKI - Hóa 12 - Mã đề 125
  2. Câu 13: Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ? A. CH3NH2. B. NH2(CH2)4CH(NH2)COOH. C. NH2CH2COOH. D. HOOCCH2CH(NH2)COOH. Câu 14: Tên gọi của este có CTCT: CH3COOC6H5 là A. Isoamyl axetat B. Benzyl axetat. C. Etyl butirat D. Phenyl axetat. Câu 15: Ứng với công thức phân tử C3H9N, có bao nhiêu đồng phân amin? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 16: Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm -COOH và một nhóm -NH 2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là A. H2NCH(CH3)COOH. B. H2NCH2CH(CH3)COOH. C. H2NCH(C2H5)COOH. D. H2N[CH2]2COOH. Câu 17: Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là gì? A. etyl amin B. metanamin C. metyl amin D. đimetyl amin Câu 18: Cứ 5,668 g cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,462 g Br 2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna – S là bao nhiêu ? A. 1.3. B. 2/3. C. 3/5. D. 1/2. Câu 19: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO 2; 2,8 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là: A. C3H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C4H9N. Câu 20: Este nào sau đây không được điều chế từ axit cacboxylic và ancol tương ứng? A. Metyl axetat. B. Metyl fomat. C. Phenyl axetat. D. Etyl axetat. Câu 21: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt lên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là A. Poli(metyl metacrylat). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl clorua). D. Polietilen. Câu 22: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là : A. Teflon B. PVC C. Tơ nilon -6,6 D. Thủy tinh hữu cơ Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 5,65g hỗn hợp Mg, Zn trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit H2 (dktc) và dung dịch X. Dung dịch X cô cạn được m gam muối khan. Giá trị cảu m là : A. 18,10 B. 16,3 C. 11,8 D. 21,95 Câu 24: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của chất béo? A. Tồn tại cả dạng thể lỏng và thể rắn. B. Không tan trong nước. C. Tan nhiều trong nước D. Nhẹ hơn nước. Câu 25: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 thu được hai kết tủa? A. Li. B. Na. C. K. D. Ba. Câu 26: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là : A. Tính bazơ. B. Tính oxi hóa C. Tính axit D. Tính khử Câu 27: Ứng dụng nào sau đây không phải của este ? A. Sản xuất thủy tinh hữu cơ. B. Sản xuất nhựa PVC C. Sản xuất nước hoa. D. Sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.. Câu 28: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân của este? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 29: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho? A. Tinh bột B. Glucozơ C. Saccarozơ D. Fructozơ. Câu 30: Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là A. tơ nilon-6,6. B. tơ visco. C. tơ nitron. D. tơ tằm. Câu 31: Cho các chất sau: Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 32: Cho các chất sau: Triolein, Glucozơ , metyl fomat, nilon-6,6, Tinh bột, Gly-Ala-Gly, saccarozơ. Số chất thủy phân trong cả môi trường axit và bazơ là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Trang 2/3 - HKI - Hóa 12 - Mã đề 125
  3. Câu 33: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, Al và Fe tác dụng với một lượng nước dư thu được 8,96 lít H 2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cho toàn bộ chất rắn Z tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO 4 0,75M, khuấy đều thu được 13,8 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch T chứa hai muối. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 6,0 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 28,85 B. 23,45. C. 19,25 D. 27,5. Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Ala-Gly và Gly- Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo no nhẹ hơn nước và không tan trong nước. (b) Rửa ống nghiệm có dính anilin, tráng bằng dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng. (c) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Lys có 4 nguyên tử nitơ. (d) Glucozơ và fructozơ đều thuộc loại monosaccarit. (e) Các este thơm bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và nước. (f) Tất cả các protein đều tan trong nước . Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo X thu được b mol CO 2 và c mol nước, biết bヨ c = 5a. Khi hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,688 lít H 2 (đktc) thu được 35,6 gam sản phẩm Y. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là A. 35,36. B. 36,48. C. 36,24. D. 35,84. Câu 37: Hỗn hợp X gồm: đipeptit C 5H10N2O3, este đa chức C4H6O4, este C5H11O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và 1,25 gam hỗn hợp hơi Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho toàn bộ lượng Z thu được tác dụng với Na dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 (đktc). Còn nếu đốt cháy hoàn toàn Z thì thu được 1,76 gam CO2. Giá trị của m là A. 7,45. B. 6,99. C. 7,17. D. 7,67. Câu 38: Hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức, mạch hở. Để phản ứng với 0,14 mol X cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được ancol metylic và 12,36 gam hỗn hợp Y gồm ba muối. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn hơn trong X là A. 32,85%. B. 19,72%. C. 23,63%. D. 29,13%. Câu 39: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Có các phát biểu sau: (a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất. (b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên. (c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá. (d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. (e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Cho hai axit cacboxylic X, Y đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá hai liên kết và 46 < MX < MY); Z là trieste được tạo bởi X, Y và glixerol. Đốt cháy 13,36 gam hỗn hợp E chứa X, Y và Z cần dùng 0,52 mol O 2. Mặt khác, 0,32 mol E làm mất màu tối đa 0,1 mol Br 2 trong dung dịch. Cho 20,04 gam E tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp F gồm hai muối F1 và F2 ( M F1 < M F2 ). Phần trăm khối lượng của F1 trong F gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 73. B. 75. C. 72. D. 71. ----------- HẾT ---------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng BẢNG TUẦN HOÀN và tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - HKI - Hóa 12 - Mã đề 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2