intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà

  1. Trường THCS Dương Hà Ngày…. Tháng…. Năm 2021 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I –NĂM HỌC 2021-2022 Tiết: 34 - Môn: Hóa - khối: 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ GỐC (GỒM 03 TRANG) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137. Câu 1: Nguyên liệu sản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng hematit. D. quặng manhetit. Câu 2: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác như: Si, Mn, S,... trong đó hàm lượng cacbon chiếm A. trên 2%. B. từ 2% đến 5%. C. dưới 2%. D. trên 5%. Câu 3: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường gọi là A. sự ăn mòn kim loại. B. sự khử kim loại. C. quá trình kim loại oxi hóa các chất. D. quá trình hòa tan. Câu 4: Muối nào dưới đây là muối axit? A. Na2SO4. B. NaNO3. C. NaCl. D. NaHCO3. Câu 5: Dung dịch nào dưới đây làm quỳ tím chuyển đỏ? A. NaOH. B. Na2SO4. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 6: Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Au. Câu 7: Trong các hợp chất dưới đây, bazơ là A. BaSO3. B. KOH. C. HCl. D. BaSO4. Câu 8: Bazơ nào dưới đây không tan? A. Ba(OH)2. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. Fe(OH)3. Câu 9: Kết tủa màu xanh trong các kết tủa dưới đây là A. BaSO4. B. Al(OH)3. C. CaCO3. D. Cu(OH)2. Câu 10: Kim loại tồn tại thể lỏng ở nhiệt độ thường là A. Au. B. Ca. C. Hg. D. Fe. Câu 11: Phân bón nào sau đây gọi là phân bón kép? A. NPK. B. KCl. C. Ca3(PO4)2. D. NH4NO3. Câu 12: Dung dịch nào dưới dây làm dung dịch phenolphtalein chuyển đỏ? A. H2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl. Câu 13: Trường hợp tạo ra chất kết tủa khi trộn 2 dung dịch A. CaCl2 và NaNO3. B. NaCl và Ba(NO3)2. C. KNO3 và BaCl2. D. NaCl và AgNO3. Câu 14: Trong các bazơ sau bazơ nào bị nhiệt phân? A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KOH. D. NaOH. Câu 15: Cặp chất phản ứng được với nhau là A. K2SO4 và BaCl2. B. NaCl và HCl. C. K2SO4 và NaOH. D. AgCl và HCl. Câu 16: Cặp chất phản ứng được với nhau chỉ tạo thành muối và nước là
  2. A. Kẽm và axit clohiđric. B. Natri cacbonat và Canxi clorua. C. Natri hiđroxit và axit clohiđric. D. Natri cacbonat và axit clohiđric. Câu 17: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 16,475 g. B. 18,645 g. C. 17,645 g. D. 17,475 g. Câu 18: Trung hòa 200ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là A. 150 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 250 ml. Câu 19: Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H 2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của Cu và Zn lần lượt là A. 38,1 % và 61,9%. B. 65% và 35%. C. 61,9% và 38,1%. D. 35% và 65%. Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn x g Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn. Giá trị của x là A. 72,25g. B. 16,05g. C. 32,10g. D. 48,15g. Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là A. 6,4 g. B. 9,6 g. C. 12,8 g. D. 16 g. Câu 22: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với oxi? A. Al, Cu. B. Zn, Fe. C. Au, Ag. D. Mg, Pb. Câu 23: Đất chua là do trong đất có axit. Để khử chua đất trồng ta dùng A. SO2. B. H2SO4 loãng. C. NaCl. D. CaO. Câu 24: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bột CaO và CuO thì ta phải dùng dư A. dung dịch NaOH. B. dung dịch muối NaCl. C. dung dịch axit HCl. D. Nước. Câu 25: Cho 10,8 gam kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo thì thu được 53,4 gam muối. M là A. Al. B. Fe. C. P. D. Cu. Câu 26: Hòa tan 1,3 gam một kim loại X hóa trị II bằng 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M. X là A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Ba. Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch HCl. (b) Cho Cu vào dung dịch AgNO3. (c) Cho Na vào nước. (d) Cho Fe vào dung dịch NaOH. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 28: Khí sunfurơ có mùi hắc, độc và là tác nhân chính gây mưa axit. Trong phòng thí nghiệm, lượng khí sunfurơ dư thừa được xử lí bằng cách sục vào dung dịch nào sau đây? A. Ca(OH)2. B. NaCl. C. HCl. D. H2SO4. Câu 29: Kim loại đồng có thể phản ứng với chất nào dưới đây? A. NaOH. B. CuSO4. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng. Câu 30: Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong một dung dịch? A. Na2SO4 và KOH. B. K2CO3 và NaOH. C. Ba(OH)2 và MgSO4. D. Ca(OH)2 và KNO3. Câu 31: Đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng vì A. kim loại đồng có giá thành rẻ hơn nhôm. B. kim loại đồng có tính ánh kim hơn nhôm. C. Kim loại nhôm nhẹ và rẻ hơn đồng.
  3. D. Kim loại nhôm dẻo hơn đồng. Câu 32: Ngâm một thanh sắt có khối lượng 14 gam trong 500 ml dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4. Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng là 15,6 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch đồng (II) sunfat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt). A. 0,4 M. B. 1 M. C. 0,5 M. D. 2 M. ----------------------Hết----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2