
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 3 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ 1
NĂM HỌC 2024 - 2025
Môn thi: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ
HƯỚNG NGHIỆP 11
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề
Họ tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh: …………….. Mã đề thi 202
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (6,0 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Tại sao phải sống có trách nhiệm?
A. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
B. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
C. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
D. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
Câu 2. Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là gì?
A. Biết đặt ra giới hạn cho bản thân.
B. Biết quản lí chi tiêu.
C. Biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của bản thân.
D. Biết quản lí cảm xúc.
Câu 3. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?
A. Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ.
B. Nói chuyện riêng với từng người để hiểu suy nghĩ của họ.
C. Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn.
D. Né tránh nhìn nhận sự việc.
Câu 4. Theo em, kỷ luật là gì?
A. Thói quen của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt
động.
B. Bản chất của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt
động.
C. Đặc tính của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt
động.
D. Tính cách của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt
động.
Câu 5. Dấu hiệu của người sống có kỷ luật là gì?
A. Bộc lộ tính vị kỉ của bản thân, luôn đề cao cái tôi trước tập thể.
B. Đề cao khả năng của mình và nhận trách nhiệm lớn lao, cao cả về mình.
C. Bộc lộ tính chủ quan, quyết định theo lý trí cá nhân để phục vụ cho lợi ích của bản thân.
D. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể
một cá thể nào bên ngoài.
Câu 6. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?
A. Ghi chép các khoản thu chi.
B. Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra.
C. Mua sắm các vật dụng bản thân yêu thích.
D. Điều chỉnh khoản chi tiêu không cần thiết.
Câu 7. Đâu không phải là biểu hiện của người tự giác tham gia vào lao động trong gia đình?