intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt

  1. Trường THCS Lý Thường Kiệt KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn học: Khoa học tự nhiên 7, năm học: 2022-2023 Thời gian: 90 phút I- Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1. Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người? A. Chlorine. B. Oxygen. C. Helium. D. Iodine. Câu 2. Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm? A. Hydrogen. B. Helium. C. Nitrogen. D. Sodium. Câu 3. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2O3. Câu 4. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là A. vôn kế. B. nhiệt kế. C. tốc kế. D. ampe kế. Câu 5. Hãy xác định câu nào sau đây là sai? A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm. B. Hz là đơn vị tần số. C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to. D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao. Câu 6. Vật nào sau đây phản xạ âm tốt: A. Tấm vải lụa B. Tấm thép C. Tấm xốp D. Cuộn len Câu 7. Chùm tia song song là chùm tia gồm: A. Các tia sáng không giao nhau. B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực. C. Các tia sáng hội tụ. D. Các tia phân kì. Câu 8: Trong nguyên tử các hạt mang điện là: A. neutron, electron. B. proton, electron. C. proton, neutron, electron. D. proton, neutron Câu 9: Hạt nhân nguyên tử Sắt có 26p. Số hạt mang điện trong nguyên tử Sắt nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hạt Neutron có trong hạt nhân là: A. 26 B. 30 C. 48 D. 56 Câu 10: Chu kì là A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng số electron lớp ngoài cùng. B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó cùng số lớp electron. C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng số electron. D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng tính chất hóa học. Câu 11: Biết số thứ tự của nguyên tố X là 13. Nguyên tố này thuộc nhóm nào dưới đây?
  2. A. IA. B. IIA. C. IIIA. D. IVA. Câu 12: Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ và phản xạ âm như nào: A. Hấp thụ âm tốt- Phản xạ âm kém B. Hấp thụ âm kém- Phản xạ âm tốt C. Hấp thụ âm tốt- Phản xạ âm tốt D. Hấp thụ âm kém- Phản xạ âm kém Câu 13: Khi điều chỉnh nút âm lượng trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm: A. Tần số âm B. Biên độ âm C. Tốc độ âm D. Môi trường truyền âm Câu 14: Trường hợp nào sau đây có phản xạ khuếch tán? A. Ánh sáng chiếu đến mặt gương B. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ phẳng lặng C. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ gợn sóng D. Ánh sáng chiếu đến tấm kính Câu 15: Chiếu một tia sáng tới tạo với gương phẳng một góc 65o. Góc hợp với tia phản xạ và tia sáng tới là bao nhiêu: A. 35o B. 50o C. 65o D. 70o Câu 16: Ảnh của một vật qua gương phẳng là: A. Ảnh ảo, ngược chiều với vật B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật C. Ảnh thật, ngược chiều với vật D. Ảnh thật, cùng chiều với vật II- Tự luận (6 điểm) Câu 1: Cho các chất sau: NO2, SO3, H2, S. Em hãy cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? (1đ) Câu 2: a) Tính phần trăm nguyên tố sulfur trong nguyên tử sulfuric acid có công thức hoá học là H2SO4. (0,5đ) b) Một hợp chất X có công thức PxOy, trong đó O chiếm 56,34% theo khối lượng. Khối lượng phân tử X là 142 amu. Xác định công thức hoá học của hợp chất X. (1đ) Câu 3: a) Bạn An đi từ nhà đến trường hết 500 giây, biết quãng đường từ nhà đến trường dài 1500m. Hỏi tốc độ của bạn An đi từ nhà đến trường là bao nhiêu? (1,25đ) b) Trường THCS Lý Thường Kiệt đi oto từ Sơn Bình đến một xã miền núi để làm từ thiện. Trong 1 giờ đầu tiên oto đi với vận tốc 50km/h. Trong 2 giờ tiếp theo oto đi với vận tốc 40km/h. 3 giờ cuối oto đi với vận 20km/h. Tính vận tốc trung bình của oto trên cả đoạn đường? (0,75đ) Câu 4: a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? (1,0đ) b) Em hãy vẽ ảnh của tứ giác ABCD tạo bởi gương phẳng? (0,5đ) B A C D
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CUỐI HỌC KÌ 1 I- Trắc nghiệm (4đ) 1D 2B 3B 4C 5C 6B 7A 8B 9B 10D 11C 12A 13B 14C 15C 16B II- Tự luận (6đ) Câu 1: Đơn chất: H2, S (0,5đ x2) Hợp chất: NO2, SO3 (0,5đ x2) Câu 2: a) b) %P= 100% - 56,34%= 43,66% Suy ra x= 2 Suy ra y=5 Vậy công thức của hợp chất X là P2O5 Câu 3: a) v= s/t= 1500/ 500= 3 (m/s) b) Tổng thời gian oto đã đi: 1+2+3= 6(h) Trong 1 giờ đầu oto đi được: 1x50= 50km Trong 2 giờ tiếp theo oto đi được: 2x40= 80km Trong 3 giờ cuối oto đi được: 3x20= 60km Tổng quãng đường oto dã đi được là 50+80+60= 190km Vận tốc trung bình của oto đó là: 190: 6= 31,67 (km/h) Câu 4: a) Định luật phản xạ ánh sáng là:
  4. Tia sáng nằm trong mặt phẳng tới Góc phản xạ bằng góc tới: i=i’ b) B B’ A A’ C C’ D D’
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2