UBND THÀNH PHỐ HỘI AN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Họ và tên: ………………………
Lớp:………………………………
Phòng thi:………. SBD:………..
KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC 2024-2025
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 04/01/2025
ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho từng câu dưới đây (ghi vào
giấy làm bài)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 2700 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 2. Hút bớt không khí trong vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì
A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
B. áp suất bên trong hộp tăng lên lớn hơn áp suất khí quyển bên ngoài làm cho hộp bị biến dạng.
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bi biến dạng.
D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
Câu 3. Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. lực có giá song song với trục quay và lực phải đủ lớn.
C. lực có giá cắt trục quay và lực phải đủ lớn.
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 4. Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Câu 5. Đơn vị đo áp suất là
A. N/m2. B. N/m3. C. kg/m3. D. N/cm2.
Câu 6. Người thợ lặn thám hiểm đáy biển phải mặc bộ đồ chuyên dụng nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ cơ thể để không bị cá tấn công.
B. Bảo vệ cơ thể không bị va đập bởi sỏi đá trên đường di chuyển.
C. Bảo vệ cơ thể dưới tác dụng của áp suất nước biển.
D. Bảo vệ cơ thể khỏi ướt và giữ ấm cơ thể.
Câu 7. Phải lấy bao nhiêu mol phân tử O2 để có 2,108.1023 phân tử O2?
A. 0,15 mol. B. 0,25 mol. C. 0,35 mol. D. 0,45 mol.
Câu 8. Độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng khi
A. khối lượng tăng. B. áp suất tăng. C. nhiệt độ tăng. D. lượng chất tăng.
Câu 9. Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết
A. số mol chất không tan trong 100 gam dung dịch.
B. số mol chất tan có trong trong 1 lít dung dịch.
C. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
D. số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Câu 10. Quá trình nào sau đây xảy ra phản ứng thu nhiệt?
A. Đốt cháy cây nến. B. Sự hô hấp của động vật.
C. Cho vôi sống vào cốc đựng nước. D. Sự quang hợp cây xanh.
Câu 11. Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi sản sinh ra tinh trùng?
A. Dương vật. B. Túi tinh.
C. Tinh hoàn. D. Mào tinh.
Câu 12. Lớp nào nằm ngoài cùng trong cấu trúc của da?
A. Lớp biểu bì. B. Lớp bì.
C. Lớp mạch máu. D. Lớp mỡ dưới da.
Câu 13. Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào?
A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.
B. Máu, nước mô, bạch huyết.
C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể.
D. Máu, nước mô, bạch cầu.
Câu 14. Người mang nhóm máu AB thể truyền u cho người mang nhóm máu nào không xảy
ra sự kết dính hồng cầu?
A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B.
Câu 15. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?
A. Hêrôin. B. Côcain. C. Moocphin. D Nicôtin.
Câu 16. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội
tiết khác?
A. Tuyến sinh dục. B. Tuyến giáp.
C. Tuyến yên. D. Tuyến tụy.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1.(1,0 điểm) Kìm cộng lực một dụng cụ dùng để cắt các
đoạn sắt thép.
a) Thiết kế của kìm cộng lực dựa trên nguyên tắc gì?
b) Vì sao chúng có tay cầm dài hơn bình thường?
Câu 2.(1,0 điểm) Một bao gạo nặng 30 kg được đặt trên một cái
bàn có trọng lượng 60N, bàn có 4 chân. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân với mặt sàn là 2,5 cm2.
a) Tính áp lực mà bao gạo tác dụng lên mặt bàn.
b) Tính áp suất của các chân bàn đặt lên mặt đất.
Câu 3.(0,5 điểm)
a/ Trên một chiếc cân đĩa, đặt hai cốc: cốc (1) đựng một viên zinc (kẽm), cốc (2) đựng dung dịch
hydrochloric acid. Cân cả hai cốc trên có khối lượng là m1 gam. Cho cốc (1) vào cốc (2), quan sát thấy
có khí không màu thoát ra. Sau một thời gian đem cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là m2 gam. So
sánh m1 và m2? Vì sao?
b/ Đốt cháy m(g) Carbon cần 16 g khí oxygen thu được 22 gam carbon dioxide (CO2). Tính khốiợng
của Carbon đã phản ứng?
Câu 4. (1,0 điểm) Hãy tính:
a/ Khối lượng của 0,2 mol Nitrogen dioxide (NO2).
b/ Nồng độ mol của 0,1 mol sulfuric acid (H2SO4) trong 250 ml dung dich.
c/ Khối lượng copper (II) sulfate (CuSO4) khi cho vào 210 gam nước để có được dung dịch 16%?
Câu 5. (1,5 điểm) Quá trình thu nhận ánh sáng của mắt diễn ra như thế nào?
Câu 6. (1,0 điểm) Nhịn tiểu lâu là một thói quen xấu và có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho sức
khỏe của chúng ta. Em hãy giải thích vì sao khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu?
(Cho biết: S = 32 amu, O = 16 amu, H = 1 amu, N = 14 amu).
HẾT
Học sinh làm bài trên giấy riêng (cả trắc nghiệm và tự luận)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN KHTN 8
I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng x 0,25 đ
u
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đá
p
án
A C D B A C C C C D C A B B D C
II. Tự luận:
Câu
Đáp án Điểm
Câu 1
(1điểm)
a) Kìm cộng lực được thiết kế dựa trên nguyên tắc đòn bẩy loại 1 0,5
b) Chúng tay cầm dài hơn m bình thường nhằm mục đích: Tạo
moment lực cắt lớn hơn tác dụng làm quay của lực đối với trục
quay phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng và cánh tay đòn.
0, 5
Câu 2
(1điểm)
a) F1 = P1 = 10m1 = 10.30 = 300 (N) 0,25
b) S = 4.2,5 = 10 (cm2) = 0,001 m20,25
F= 300+60 = 360 (N) 0,25
p = = 360000 (Pa) 0,25
Câu 3
(1điểm)
a/Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta m1 > m2 do một
lượng khí thoát ra ngoài không khí.
0.25
b/ Theo định luật bảo toàn khối lượng: mC = 6 gam 0.25
Câu 4
(1điểm)
a/ Khối lượng NO2 là 9,2 gam 0.25
b/ Nồng độ mol của H2SO4 là 0,4M 0.25
c/ Gọi x là khối lượng CuSO4 cần dùng
mdd = 210 + x
Ta có: C% =
x = 40 gam
0,5
Câu 5
(1,5điểm
)
- Ánh sáng phản chiếu từ vật khúc xạ qua giác mạc thể thủy tinh
tới màng lưới, tác động lên tế bào thụ cảm thị giác.
- Tại đây gây hưng phấn c tế bào này truyền theo dây thần kinh
thị giác tới não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.
0,75
0,75
Câu 6
(1,0điểm
)
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu vì:
- Nhịn tiểu quá lâu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- thể dẫn tới sỏi thận, sỏi bàng quang do nước tiểu chứa một số
khoáng chất như canxi, acid uric khi lắng đọng tạo ra các tinh thể như
sỏi.
- Nước tiểu nhiều làm bàng quang bị dãn.
- Nước tiểu quá nhiều có thể làm bàng quang bị vỡ.
1,0