intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 002 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7.0 ĐIỂM ) Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới thời A. nhà Chu. B. nhà Hán. C. nhà Tần. D. nhà Hạ. Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại ? A. Vua là người nắm quyền tối cao. B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn. C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn. D. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập. Câu 3: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rô ma cổ đại đã thể hiện ý nghĩa nào sau đây? A. Đô thị phát triển với hoạt động buôn bán. B. Thị quốc hình thành và phát triển rộng lớn. C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển. D. Nghề đúc tiền rất phát triển ở châu Á và châu Phi. Câu 4: Năm 476, đế quốc Rô-ma diệt vong đánh dấu A. chế độ phong kiến ở châu Âu chấm dứt. B. chế độ chiếm nô kết thúc ở châu Âu. C. chế độ chiếm nô kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu. D. chế độ chiếm nô bắt đầu ở châu Âu. Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những nét nổi bật của văn hóa các quốc gia phong kiến Đông Nam Á? A. Tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây. B. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn Độ. C. Nền văn hóa hoàn toàn mang tính bản địa. D. Thể hiện rõ nét sự giao thoa văn hóa Đông – Tây. Câu 6: Yếu tố nào dưới đây đã tạo tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI? A. Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. B. Nhu cầu thị trường, thuộc địa trở nên cấp thiết. C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. D. Sự trưởng thành của giai cấp tư sản ở châu Âu. Câu 7: Tình trạng phân tán, riêng rẽ, tranh chấp lẫn nhau khiến cho các vương quốc cổ ở Đông Nam Á A. sụp đổ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc. B. khủng hoảng chính trị sâu sắc, kinh tế suy yếu. C. suy yếu và bị thực dân phương Tây xâm lược. D. sụp đổ dẫn đến hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc. Câu 8: Phương thức sinh sống của Người tối cổ là A. săn bắt, hái lượm. B. trồng trọt, chăn nuôi. C. săn bắn, hái lượm. D. đánh cá, trồng trọt. Câu 9: Một trong hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông là gì? A. Nông dân lĩnh canh. B. Bình dân thành thị. C. Nô lệ. D. Chủ nô. Trang 1/3 - Mã đề 002
  2. Câu 10: Nội dung nào không phải là vai trò của thành thị trung đại? A. Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên. B. Giúp cho kinh tế hàng hoá phát triển. C. Tích cực xây dựng chế độ phân quyền. D. Góp phần mở mang tri thức cho mọi người. Câu 11: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là thể chế A. quân chủ tập quyền. B. cộng hoà. C. chuyên chế cổ đại. D. dân chủ cổ đại. Câu 12: Ngành sản xuất nào đóng vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến? A. Thủ công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. Câu 13: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ A. sự thay đổi của môi trường sống. B. chế tạo đồ đá. C. lao động. D. phát minh ra lửa. Câu 14: Công trình kiến trúc Phật giáo nào sau đây là của Vương quốc Lào thời phong kiến? A. Thạt Luổng. B. Chùa Vàng. C. Ăng-co Vát. D. Đền tháp Bô-rô-bu-đua. Câu 15: Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng công cụ kim loại nào sau đây? A. Đồng. B. Thiếc. C. Vàng. D. Sắt. Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII? A. Xây dựng được một nền văn hóa riêng và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại. B. Kinh tế phát triển thịnh vượng, buôn bán với nhiều nước trên thế giới. C. Đánh bại cuộc xâm lược của các nước tư bản phương Tây. D. Xuất hiện nhiều quốc gia hùng mạnh ở In-đô-nê-xi-a, bán đảo Đông Dương. Câu 17: Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi được gọi là gì? A. Thị tộc. B. Bầy người nguyên thủy. C. Công xã. D. Bộ lạc. Câu 18: Nguyên liệu dùng để viết của người Ai Cập cổ đại là gì? A. Vỏ cây papirút. B. Thẻ tre. C. Đất sét. D. Xương thú. Câu 19: Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? A. Nông nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Công thương nghiệp. Câu 20: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây thuận lợi cho những hoạt động kinh tế nào sau đây? A. Nông nghiệp và chăn nuôi. B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. C. Khai thác lâm sản và chăn nuôi. D. Nông nghiệp và dịch vụ. Câu 21: Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? A. Sự phát triển của các ngành kinh tế bản địa. B. Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ. C. Làn sóng thiên di của các tộc người từ phương Bắc xuống. D. Sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ. Câu 22: Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? A. Đường bộ và đường biển. B. Đường biển. C. Đường sông. D. Đường bộ. Câu 23: Đến cuối thế kỉ XIII, vương triều nào sau đây đã thống nhất In-đô-nê-xi-a? A. Gia-va. B. Mô-giô-pa-hít. C. Su-ma-tơ-ra D. Lan Xang. Câu 24: Đặc điểm nổi bật tự nhiên các quốc gia Đông Nam Á là A. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao nguyên. B. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển. C. ảnh hưởng của gió mùa. Trang 2/3 - Mã đề 002
  3. D. có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn. Câu 25: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình A. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô. B. chia tách đế quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ. C. xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. D. tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn. Câu 26: Nhà thám hiểm nào đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522? A. Cô-lôm-bô. B. Đi-a-xơ. C. Ma-gien-lan. D. Va-xcô đơ Ga-ma. Câu 27: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên? A. Lưu vực sông Hằng. B. Lưu vực sông Nin. C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ. D. Lưu vực sông Mê Kông. Câu 28: Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát kiến địa lí ở thế ki XV- XVI? A. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước. B. Do khoa học - kĩ thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng. C. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội. D. nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 3.0 ĐIỂM ) Câu 1. (1.0 điểm ): So sánh chế độ phong kiến phương Đông và chế độ phong kiến phương Tây. Câu 2. (2.0 điểm ): Thế nào là lãnh địa phong kiến? Trình bày những đặc trưng của lãnh địa phong kiến Tây Âu thời trung đại../. ------ HẾT ------ (Học sinh không được sử dụng tài liệu trong khi làm bài) Trang 3/3 - Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2