SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
- NĂM HỌC 2024 -
2025
MÔN LỊCH SỬ - LỚP
10
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 2 trang) Thời gian làm bài : 45
Phút
Họ tên : ..................................................... Số báo danh : ...................
I/ TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5.0 điểm)
Câu 1: Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
việc phát minh ra
A. máy bay. B. ô tô. C. máy hơi nước. D. máy tính.
Câu 2: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII, khởi đầu ở nước
A. Pháp. B. Mĩ. C. Đức. D. Anh.
Câu 3: Thuyết Nhật tâm, đặt Mặt Trời làm trung tâm trụ, trái ngược với thuyết Địa tâm phổ
biến trước đó, được khởi xướng bởi nhà khoa học nào trong thời kỳ Phục Hưng?
A. Mi-ken-lăng-giơ-lô. B. Lê-ô-na-đô Đa Vin-ci.
C. New-tơn. D. Cô-péc-ních.
Câu 4: Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?
A. Sự xuất hiện của các dây chuyền sản xuất hàng loạt.
B. Ứng dụng máy hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.
C. Ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào tự động hoá sản xuất.
D. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học và kĩ thuật số.
Câu 5: Phát minh kĩ thuật nào của Trung Quốc được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực hàng hải?
A. Giấy. B. La bàn. C. Kĩ thuật in. D. Thuốc súng.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa văn minh Ai Cập cổ
đại với văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?
A. Có nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo. B. Là nơi khởi nguồn của nhiều tôn giáo lớn.
C. Sớm tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình. D. Thành tựu phong phú, đa dạng trên nhiều mặt.
Câu 7: Đối với nghiên cứu lịch sử, các loại hình di sản văn hóa có vai trò là
A. đề tài của sự sáng tạo. B. phương pháp nghiên cứu.
C. nguồn sử liệu quan trọng. D. nguồn tri thức nền tảng.
Câu 8: “Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá
trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm,…” được gọi là
A. nghiên cứu lịch sử. B. hiện thực lịch sử.
C. tri thức lịch sử. D. nhận thức lịch sử.
Câu 9: Tác phẩm nào sau đây được coi là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?
A. Hồng Lâu Mộng. B. Sở Kiều Truyện. C. Kim Bình Mai. D. Tĩnh Dạ Tứ.
Câu 10: Ai là tác giả của bộ sử thi Ô-đi-xê, một trong hai tác phẩm kinh điển của văn học Hy
Lạp cổ đại?
A. Hê-rô-đốt. B. Ốc-ta-vi-út. C. Hô-me. D. Xô-phốc-lơ.
Câu 11: Ngoài ảnh hưởng sâu rộng Ấn Độ, tôn giáo nào sau đây còn được truyền rộng rãi
ra bên ngoài?
A. Hin-đu giáo, Phật giáo. B. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
C. Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo. D. Đạo giáo, Nho giáo.
Câu 12: Văn hóa là gì?
A. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
B. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Trang 1/3 - Mã đề 601
C. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
D. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Câu 13: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của lịch sử được con người nhận
thức so với hiện thực lịch sử?
A. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan con người.
B. Có tính đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian.
C. Được tái hiện duy nhất thông qua các bản ghi chép.
D. Không chịu sự chi phối của mục đích nghiên cứu.
Câu 14: Người Ấn Độ cổ đại đã những đóng góp quan trọng cho toán học. Phát minh nào sau
đây được coi là một trong những di sản toán học quan trọng nhất của họ?
A. Giấy. B. Chữ số Ả Rập. C. Khái niệm số 0. D. Bàn tính.
Câu 15: Đấu trường Cô-li-dê là công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào?
A. La Mã. B. Hi Lạp. C. Lưỡng Hà. D. Ai Cập.
II/ TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (2.0 điểm)
( Học sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý a,b,c,d)
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Sản lượng thép của các nước:
Nước Năm 1880
(Triệu tấn)
Năm 1900
(Triệu tấn) Tỉ lệ tăng (%)
Anh 1,3 4,9 377
Mỹ 1,2 10,2 850
Đức 0,7 6,4 910
Năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm
1913, Mỹ và Đức lại chiếm hai vị trí đó.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009,
tr.230,286)
a. Từ năm 1880 đến năm 1900, tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của nước Đức gấp hơn 9 lần tốc độ
tăng trưởng sản lượng thép của nước Anh.
b. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sản lượng thép của các nước bản tăng lên nhanh chóng nhờ
những tiến bộ kĩ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
c. Anh, Mỹ, Đức đều những quốc gia khởi đầu cuộc ch mạng công nghiệp lần thứ hai nhưng tốc
độ tăng trưởng trong ngành sản xuất thép không đồng đều.
d. Từ năm 1860 đến năm 1913, vị thế trong sản xuất công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức
trên thế giới có sự thay đổi.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên giấy pa – pi – rút, người Lưỡng Hà cổ đại viết trên các phiến đất sét
ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Người Trung Quốc lại khắc chữ trên các mai rùa, xương thú hoặc thẻ
tre. Đến đời Thương, chữ viết của người Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ đầu tiên này khắc trên mai
rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là văn tự giáp cốt….
Cho đến nay, người ta đã phát hiện được hơn 100 000 mảnh mai rùa xương thú khắc chữ giáp
cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ. Chữ giáp cốt
đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn lên tới 100 chữ.
(Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, 2009, tr. 17)
a. Chữ viết của người Ai Cập, Lưỡng Trung Quốc thời cổ đại lúc đầu được viết trên các chất
liệu giấy khác nhau.
b. Hiện nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều chữ giáp cốt và các tác phẩm văn học đồ
sộ viết bằng chữ giáp cốt.
c. Người Ai Cập, người Lưỡng Hà và người Trung Quốc đều sáng tạo ra được chữ viết riêng của mình.
d. Chữ giáp cốt là một thành tựu về văn học của người Trung Quốc thời cổ đại.
III/ TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Trang 2/3 - Mã đề 601
Câu 1 (2.0 điểm): Tại sao nói các hiểu biết khoa học từ thời phương Đông cổ đại nhưng đến
thời Hi Lạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học?
Câu 2 (1.0 điểm): Tứ đại phát minh của Trung Quốc (giấy, in ấn, la bàn, thuốc súng) đã làm thay
đổi thế giới, nhưng hãy phân tích xem liệu chúng tình mang đến hệ lụy tiêu cực cho nhân
loại hay không?
------ HẾT ------
Trang 3/3 - Mã đề 601