intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 002 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7.0 ĐIỂM ) Câu 1: Các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức? A. Đảng Xã hội dân chủ. B. Đảng Dân chủ. C. Đảng Quốc xã. D. Đảng Cộng hòa. Câu 2: Những nước nào sau đây đã lựa chọn con đường cải cách kinh tế - xã hội để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? A. Anh, Pháp, Nga. B. Anh, Pháp, Đức. C. Đức, Italia, Nhật Bản. D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 3: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do A. giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa. B. sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929. C. việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu. D. hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923. Câu 4: Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi A. dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm. B. các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phá triển mạnh mẽ. C. Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số một thế giới. D. khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 – 1929. Câu 5: Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách A. công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ (trước tiên là Đảng Cộng sản). B. đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân phản đối chế độ độc tài. C. bài Do Thái. D. hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân. Câu 6: Tháng 11 – 1933, Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Pháp. D. Anh. Câu 7: Ngày 30-1-1933, Hítle được giai cấp tư sản cầm quyền đưa lên giữ chức vụ A. Thủ tướng. B. Quốc trường suốt đời. C. Thống soái. D. Tổng thống. Câu 8: Ý nghĩa lớn nhất đối với nước Nga Xô viết khi thực hiện thành công chính sách kinh tế mới là gì? A. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng. B. Nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. C. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng. D. Nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân. Câu 9: Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản. B. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản. C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản. D. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ. Trang 1/3 - Mã đề 002
  2. Câu 10: Người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) là A. Xtalin. B. Đimitơrốp. C. Lênin. D. Khơrútxốp. Câu 11: Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là A. tư sản và nông dân. B. công nhân, nông dân và binh lính. C. nông dân và công nhân. D. tư sản, công nhân, nông dân, binh lính. Câu 12: Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. B. Nhà nước dân chủ nhân dân. C. Chính phủ lâm thời tư sản. D. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân. Câu 13: Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. cách mạng giải phóng dân tộc. C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. Câu 14: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (Tháng 4-1917) là A. Chính cương tháng Tư. B. Cương lĩnh tháng Tư. C. Luận cương tháng Tư D. Báo cáo chính trị tháng Tư Câu 15: Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là A. Chính sách láng giềng đoàn kết. B. Chính sách láng giềng thân thiện. C. Chính sách láng giềng hữu nghị. D. Chính sách láng giềng hợp tác. Câu 16: Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược A. Trung Quốc. B. Hàn Quốc. C. Đài Loan. D. Triều Tiên. Câu 17: Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921- 1941? A. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế. B. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn. C. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc. D. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc. Câu 18: Yếu tố nào không phải là nguyên tắc tồn tại của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. B. Xây dựng liên minh mạnh, mở rộng quan hệ với bên ngoài. C. Sự bình đẳng về mọi mặt. D. Quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 19: Chính sách trung lập của Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm 30 của thế kỉ XX? A. Tăng cường vai trò của Mĩ và Liên Xô trong các vấn đề quốc tế. B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động. C. Tạo điều kiện để các nước tư bản chủ nghĩa hợp tác chặt chẽ với nhau. D. Ngăn chặn chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 20: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Đưa đến sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). B. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga. C. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. D. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga khỏi mọi ách áp bức bóc lột. Câu 21: Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì? A. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. B. Giúp dỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ. Trang 2/3 - Mã đề 002
  3. C. Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. D. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ. Câu 22: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước? A. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài. B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. C. Tình hình chính trị không ổn định. D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn. Câu 23: Chính sách kinh tế mới không đề ra chủ trương nào trong lĩnh vực công nghiệp? A. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. B. Nhà nước khôi phục phát triển công nghiệp nặng. C. Thành lập Ban quản lí dự án các khu công nghiệp nặng. D. Cho phép tư nhân lập xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước. Câu 24: Một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh là A. Đảng Quốc xã được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đảng phái dân chủ tiến bộ. B. Nhân dân Đức ủng hộ quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi khủng hoảng. C. Đảng Quốc xã, đứng đầu là Hítle đã đề ra đường lối đúng đắn để phát triển đất nước. D. Đảng Quốc xã đã gây được ảnh hưởng trong quần chúng và sự ủng hộ của giai cấp tư sản. Câu 25: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là A. Hội Đoàn kết. B. Hội Ái hữu. C. Hội Quốc xã. D. Hội Quốc liên. Câu 26: Đảng Bônsêvích Nga quyết định chuyển sang khởi nghĩa giành chính quyền khi A. Đảng Bônsêvích Nga đủ sức mạnh và sẵn sàng lãnh đạo quần chúng tiến hành cách mạng. B. cuộc đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo đủ sức lật đổ giai cấp tư sản. C. Chính phủ lâm thời tư sản suy yếu, không đủ sức chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân. D. quần chúng nhân dân sẵn sàng tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôsêvích Nga. Câu 27: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là A. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. B. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. C. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. D. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. Câu 28: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? A. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản. B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản. C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn. D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 3.0 ĐIỂM ) Câu 1. (1.0 điểm ): Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Hai năm 1917 với Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga về các vấn đề sau: Nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, tính chất. Câu 2. (2.0 điểm ): Trình bày những nét chính về chính sách Kinh tế mới (NEP). Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ chính sách Kinh tế mới (NEP) trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay./. ------ HẾT ------ (Học sinh không được sử dụng tài liệu trong khi làm bài) Trang 3/3 - Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2