intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 – NĂM HỌC 2021 – 2022 KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 11 Ngày kiểm tra: 20/01/2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm có 05 trang) Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, ở Nhật quyền hành thực tế thuộc về: A. nhà vua được tôn là Thiên hoàng. B. Tướng quân. C. giai cấp tư sản. D. lãnh chúa phong kiến. Câu 2. Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào? A. Tư sản. B. Tiểu tư sản. C. Vô sản. D. Phong kiến. Câu 3. Cuối thế kỉ XX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là: A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po. Câu 4. Phong trào “Ai Cập trẻ” đã lôi cuốn được các giai cấp và tầng lớp tham gia là: A. giai cấp tư sản và tiểu tư sản tiến bộ. B. một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân. C. một số tiểu tư sản và trí thức ở thành thị. D. một số trí thức và sĩ quan yêu nước. Câu 5. Giới cầm quyền nước nào đã từng than vãn về sự chậm trễ của kẻ “đến bàn tiệc muộn”? A. Mĩ. B. Nhật. C. Đức. D. Pháp. Câu 6. Đức, Áo- Hung và Italia là những nước nằm trong phe A. Hiệp ước. B. Đồng minh. C. Liên minh. D. Trục. Câu 7. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng: A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng. C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội. D. bị các nước đế quốc thôn tính. Câu 8. Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã đề ra A. Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất. B. Chính sách cộng sản thời chiến.
  2. C. Chính sách kinh tế mới. D. cải cách chính phủ. Câu 9. Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì? A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. B. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước. C. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền. D. Cơ giới hóa nông nghiệp. Câu 10. Tổ chức chính trị nào được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để duy trì trật tự thế giới mới? A. Hội Quốc liên. B. Liên hợp quốc. C. Hội Liên hiệp quốc tế mới. D. Hội Quốc xã. Câu 11. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước. D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước. Câu 12. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ. Câu 13. Vì sao Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”? A. Chế độ Mạc phủ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. B. Mĩ và phương Tây đang cần thị trường ở Nhật Bản. C. Số phận của Nhật Bản cũng giống các nước ở châu Á. D. Nhật Bản không có điều kiện làm cách mạng tư sản. Câu 14. Vì sao cuối thế kỉ XIX, các nước ở châu Á đều bị phương Tây xâm lược nhưng Nhật Bản lại thoát khỏi số phận ấy? A. Nhật Bản từ lâu đã là nước đế quốc. B. Nhật Bản là vùng đất không giàu tài nguyên thiên nhiên. C. Nhật Bản nhờ cuộc cải cách Minh Trị. D. Nhật Bản là nước thân phương Tây từ lâu. Câu 15. Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa Anh và Pháp? A. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á. B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng. C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp. D. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh. Câu 16. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia thất bại? A. Chưa có đảng lãnh đạo. B. Pháp rất mạnh. C. Chưa có sự đoàn kết cần thiết.
  3. D. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức. Câu 17. Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi cuối thế kỉ XIX bị thất bại? A. Thực dân phương Tây mạnh về kinh tế và quân sự. B. Trình độ tổ chức còn ở mức thấp, sự chênh lệch về lực lượng khá rõ ràng. C. Phong trào ở châu Phi còn non yếu. D. Các phong trào nổ ra còn mang tính tự phát. Câu 18. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. Mâu thuẫn về vấn đề nhân công và văn hóa. B. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản. C. Thái độ hung hăng của Đức và sự dung dưỡng của Anh, Pháp. D.Thái tử Xéc-bi bị ám sát. Câu 19. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản. B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao. C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều. D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây. Câu 20. Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, vì có A. tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa. B. lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ. C. nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu. D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác. Câu 21. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu về A. vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới. B. vấn đề thuộc địa. C. chiến lược phát triển kinh tế D. mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại. Câu 22. Vì sao đến năm 1917, Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc mà cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể chọc thủng? A. Nước Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng phát triển gay gắt. C. Phong trào công nhân Nga phát triển mạnh. D. Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng. Câu 23. Nói Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là do A. tư sản lãnh đạo và hai chính quyền song song tồn tại. B. tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập. C. giai cấp vô sản lãnh đạo và hai chính quyền song song tồn tại. D. giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập. Câu 24. Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song cùng tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là: A. sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản. B. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền nên mặc nhiên
  4. thừa nhận sự tồn tại của nhau. C. tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng. D. đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng. Câu 25. Nhân dân Liên Xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ 3 vì: A. các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. B. Liên Xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời hạn. C. Liên Xô chuyển sang kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hạn. D. phát xít Đức tấn công Liên Xô tháng 6/1941. Câu 26. Tại sao để thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội nhân dân Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hóa? A. Làm cho Mĩ nể sợ. B. Trang bị cơ sở vật chất cho Liên Xô. C. Giúp Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng số một thế giới. D. Giúp Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Câu 27. Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập nhau từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX báo hiệu nguy cơ gì? A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp. B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu. C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động. D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 28. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì A. hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau. B. có sự phát triển không đồng đều về kinh tế. C. các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng. D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi. Câu 29. Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị? A. Đảng Quốc dân Đại hội thành lập. B. Đảng Quốc đại trở thành đảng cầm quyền. C. Đảng Quốc đại đứng ra lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Anh. D. Giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng chính trong xã hội. Câu 30. Cuối thế kỉ XIX, nhân dân Cam-pu-chia khởi nghĩa chống thực dân Pháp đã phối hợp với nhân dân Việt Nam có cuộc khởi nghĩa A. Si-vô-tha. B. A-cha-xoa. C. Pu-côm-bô. D. A-cha-xoa và Pu-côm-bô. Câu 31. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1916, cục diện hai phe như thế nào? A. Phe Liên minh chiếm ưu thế trên chiến trường. B. Phe Hiệp ước chiếm ưu thế trên chiến trường. C. Cả hai phe chuyển sang thế phòng ngự. D. Nước Nga đang chiếm ưu thế trên chiến trường. Câu 32. Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905 - 1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là đánh đổ chế độ A. Nga Hoàng.
  5. B. phong kiến và tư sản. C. phong kiến, xóa bỏ tàn tích phong kiến. D. Nga Hoàng, đưa nước Nga tiến lên Cách mạng tháng Mười. Câu 33. Ngày 23-2-1917, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga? A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố. B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng. . C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị. Câu 34. Đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ mâu thuẫn giữa A. vô sản với tư sản. B. nông nô với chế độ phong kiến. C. nông dân với địa chủ phong kiến. D. hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng. Câu 35. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô từ năm từ năm 1925 đến năm 1941 là phát triển ngành A. công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp quốc phòng. C. công nghiệp xã hội chủ nghĩa. D. công nghiệp giao thông vận tải. Câu 36. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là A. khủng hoảng thừa, trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. B. khủng hoảng thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các tư bản chủ nghĩa. C. khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. D. khủng hoảng thừa diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 37. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng A. vô sản. B. xã hội chủ nghĩa. C. dân chủ tư sản chưa triệt để. D. dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 38. Cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc như thế nào? A. Tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga. B. Tác động đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành đang bôn ba tìm đường cứu nước. C. Giúp cho Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương Lê-nin. D. Đọc Sơ thảo Luận cương Lê-nin, đi theo con đường Cách mạng tháng Mười. Câu 39. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã A. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản. D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi. Câu 40. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã ảnh hưởng như thế nào đến các nước thuộc địa và phụ thuộc trong đó có Việt Nam? A. Nhân dân các nước phụ thuộc phải gánh hậu quả của chính quốc. B. Nhân dân các thuộc địa thoát khỏi sự bóc lột của chính quốc. C. Các nước phải gánh hậu quả cuộc khủng hoảng và chính sách trút gánh nặng từ chính quốc. D. Tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân của các nước thuộc địa.
  6. ……HẾT……
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2