intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ I–NĂM HỌC2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔNLỊCH SỬ ­ KHỐI LỚP 11 (Đề có 3 trang) Thời gian làm bài : 45Phút;  Họ tên:............................................................... Số  báo danh:................... Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929­1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là A. Mĩ – Anh –Đức và Nhật­Ý­ Pháp. B. Mĩ –Anh – Pháp và Đức­Ý­ Nhật. C. Mĩ –Ý­ Nhật và Anh­ Pháp –Đức D. Đức­ Áo – Hung­ Ý và Anh­ Pháp – Nga. Câu 2. Trật tự Vec­xai – Oa­sinh­tơn được thiết lập phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế? A. Sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi. B. Sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận và bại trận. C. Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. D. Sự xác lập ách thống trị và nô dịch đối với các nước tư bản. Câu 3. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. B. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh. C. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc. Câu 4. Để thoát khỏi khủng hoảng Đức,Ý, Nhật tìm cho mình lối thoát nào sau đây? A. Duy trì chế độ chủ nghĩa tư bản. B. Thiết lập chủ nghĩa phát xít. C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa. D. Tiến lên con đường chủ nghĩa tư bản. Câu 5. Tình hình chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là? A. Quân đội cũ nổi dậy chống phá. B. Các nước đế quốc can thiệp vào nứớc Nga. C. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng. Câu 6. Vì sao “đạo luật phục hưng công nghiệp” là đạo luật quan trọng nhất trong “chính sách mới”  của nước Mĩ? A. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm  công nghiệp và giải quyết nạn thất nghiệp. B. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm  công nghiệp và các đạo luật về ngân hàng. C. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và  thị trường tiêu thụ. D. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm  công nghiệp và điều chỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp. Câu 7.Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên vào tháng 10/1933, nhằm: A. tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. B. tự do hành động, chuẩn bị cho chiến tranh. C. cải thiện quan hệ với Liên Xô. Trang 1/4 ­ Mã đề 003
  2. D. tập trung cải cách nền chính trị ­ xã hội. Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh  là A. phong trào đấu tranh đều thất bại. B. được sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài. C. diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt. D. diễn ra lẻ tẻ, rời rạc. Câu 9. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918) là A. sự hình thành phe liên minh B. sự thù địch giữa Anh và Pháp. C. sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. D. sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929­1933 diễn ra đầu tiên ở A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Đức. Câu 11. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đối với quá trình quân phiệt   hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản? A. Buộc giới cầm quyền thi hành nhiều cải cách. B. Khiến lực lượng quân phiệt suy yếu căn bản. C. Làm quá trình quân phiệt hoá kéo dài. D. Làm phá sản quá trình quân phiệt hoá. Câu 12: Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân nào? A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. B. Anh, Pháp. C. Anh, Đức. D. Mĩ, Pháp. Câu 13. Tại sao quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh? A. Vì được sự ủng hộ của giai cấp tư sản cầm quyền. B. Vì thế lực của Đảng Quốc xã trong quần chúng nhân dân mạnh. C. Vì sự thiếu thống nhất trong đấu tranh của Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ. D. Vì con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước phù hợp với sự phát triển của nước Đức. Câu 14. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các nước thắng trận, đã  thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là A. Hội quốc Liên. B. Hội Tư bản. C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Tổ chức liên hợp quốc. Câu 15. Dưới thời kì cầm quyền của Hít­le, nền kinh tế Đức được phát triển theo hướng A. chỉ chú trọng phát triển các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân sự. B. đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp. C. hàng hóa, phục vụ nhu cầu xuất khẩu. D. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Câu 16: Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho   công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. B. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn. C. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng. D. Quan tâm đến lợi ích các tập đoàn, tổng công ty lớn. Câu 17. Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản  trong những năm 30 của thế kỉ XX. A. Đảng Xã hội. B. Đảng Cộng Sản. C. Đảng Dân chủ tự do D. Đảng Cộng hoà. Trang 2/4 ­ Mã đề 003
  3. Câu 18. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang diễn ra cuối tháng 12 năm 1922 đã tuyên bố  thành lập A. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). B. nước Nga Xô viết Xã hội chủ nghĩa. C. Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucraina, beelarut, và captazo. D. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết (gọi tắt là Liên xô). Câu 19: Chính sách kinh tế mới ở Liên xô ra đời khi A. nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất. B. nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó  khăn. C. nước Nga Xô Việt bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. D. nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ ổn định kinh tế, chính trị. Câu 20. Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lênin là gì? A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN. B. Duy trì chế độ lâm thời của giai cấp tư sản. C. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển. D. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản. Câu 21: Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Mĩ Ru­dơ­ven đề ra là nhà nước: A. tăng cường vai trò điều tiết nền kinh tế. B. nới lỏng độc quyền đối với nền kinh tế. C. nắm độc quyền đối với toàn bộ nền kinh tế. D. thả nổi nền kinh tế cho thị trường điều tiết. Câu 22. Ngày 30 – 1 – 1933, Tổng thống Hin­đen­bua chỉ định Hít­le làm Thủ tướng đã A. mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử nước Đức. B. đánh dấu sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ tư bản chủ nghĩa ở Đức. C. mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. D. đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở nước Đức. Câu 23. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929­1933 là do A. người dân không đủ tiền mua hàng hoá. B. sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, dẫn đến cung vượt qua cầu. C. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918­1923. D. các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất. Câu 24. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914­1918 như thế nào? A. Tham chiến một cách có điều kiện. B. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận. C. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc. Câu 25. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là? A. Cách mạng văn hóa. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. Câu 26. Phe Liên Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918) gồm các nước nào? A. Đức­Nhật­Mĩ B. Đức­Ý­Nhật. C. Đức­Áo Hung. D. Đức­Nhật­Áo. Câu 27.Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì? A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản. C. Thái tử Áo – Hung bị người Xéc­bi ám sát. D. Mâu thuẫn giữa tư sản với giai cấp phong kiến. Trang 3/4 ­ Mã đề 003
  4. Câu 28Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới? A. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. B. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định. C. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế. D. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Vì sao nước Nga năm 1917 lại diễn ra hai cuộc cách mạng? Phân tích tính chất của  cách mạng tháng Hai 1917? Câu 2. (1 điểm) Hãy làm rõ đặc điểm của quá trình phát xít hóa  ở  nước Đức và ở  nước Nhật trong   những năm 30 của thế kỉ XX. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2