Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
lượt xem 3
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
- SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2022 2023 Tổ: Sử Địa GDCD MÔN LỊCH SỬ – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) ) Đề số 1 (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 765 Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 1933 ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào ? A. Công nghiệp, giao thông B. Tài chính và ngân hàng. C. Thương mại và dịch vụ. D. Nông nghiệp, ngư nghiệp Câu 2. Hítle được Tổng thống Hinđenbua chỉ định làm Thủ tướng nước Đức vào thời điểm nào? A. Ngày 30 1 1935 B. Ngày 30 1 1934 C. Ngày 30 1 1932 D. Ngày 30 1 1933 Câu 3. Ý nào phản ánh đúng nhất hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 1933) A. Đời sống của nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn nhất B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản trên thế giới. C. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản. D. Gây hậu quả nghiêm trọng mọi mặt đe dọa sự tồn tại xã hội. Câu 4. Liên Xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế họach 5 năm lần thứ 3 (1937 1942) vì A. Chuyển sang kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hạn với tốc độ cao B. Hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời hạn dự kiến C. Các nước đế quốc phương Tây bao vây, cấm vận và tấn công Liên Xô D. Phát xít Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô tiến hành chiến tranh vệ quốc. Câu 5. KHÔNG phản ánh đúng chủ trương của người đứng đầu Đảng Quốc xã là gì ? A. Giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế. B. Ra sức tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù. C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, lập chế độ độc tài. D. Chống cộng sản điên cuồng, phân biệt chủng tộc. Câu 6. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản thuộc vào lí do nào mà giới cầm quyền Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc ở thập niên 30 của thế kỉ XX vì lí do cơ bản ? A. Lí do cơ bản B. Lí do thường xuyên C. Lí do quyết định D. Lí do cốt lõi Câu 7. Sự đồng nhất giữa chính sách Kinh tế mới ở Nga và Chính sách mới ở Mĩ là A. Khắc phục hậu quả nội chiến và phát triển đất nước B. Khắc phục hậu quả thiên tai và phát triển đất nước C. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển đất nước D. Khắc phục hậu quả khủng hoảng và phát triển đất nước Câu 8. Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giành được là A. Chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng ở Nga bị sụp đổ 1/5 Mã đề 765
- B. Quân cách mạng đã chiếm được các công sở của Nga hoàng C. Nhân dân tiếp tục đấu tranh, thành lập chính quyền cách mạng D. Bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của của chế độ Nga hoàng. Câu 9. Mục tiêu thành lập Hội Quốc liên mang tính quốc tế đầu tiên ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: A. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước tham gia. B. Duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa – kĩ thuật giữa các nước tham gia. D. Tăng cường an ninh giữa các nước tham gia hội Quốc liên. Câu 10. Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Là nước đứng thứ 2 thu nhiều lợi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng về kinh tế, cơ sở vật chất C. Nhật Bản cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới. D. Trở thành nước chủ nợ của các nước tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Câu 11. Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, chính quyền Xô viết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với A. Một số nước ở khu vực Mĩ Latinh, Bắc Âu B. Một số nước châu Phi và Trung Cận Đông C. Một số nước láng giềng châu Á và châu Âu.. D. Một số nước ở khu vực Tây Á và Nam Âu Câu 12. Phản ánh KHÔNG đúng về tình hình thị trường chứng khoáng trong ngày 29 10 1929 ? A. Giá một loạt cổ phiếu được coi là đảm bảo chỉ còn 20%. B. Nhiều loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt. C. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời. D. Ngày khủng hoảng chưa từng có ở nước Mĩ từ trước đến nay. Câu 13. Đạo luật nào KHÔNG CÓ trong Chính sách mới vào thập kỉ 30 của thế kỉ XX ở nước Mĩ A. Đạo luật phát triển du lịch dịch vụ. B. Đạo luật phục hưng công nghiệp. C. Đạo luật về tài chính, ngân hàng. D. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. Câu 14. Chính sách đối ngoại của chính phủ Rudơven trong quan hệ với khu vực Mĩ latinh là A. Gây chiến tranh xâm lược. B. Chính sách láng giềng hợp tác; C. Can thiệp bằng vũ trang; D. Chính sách láng giềng thân thiện; Câu 15. Nền kinh tế được phục hồi và phát triển nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX là A. Công nghiệp quân sự. B. Công nghiệp dệt may. C. Công nghiệp cơ khí. D. Công nghiệp luyện kim. Câu 16. Nội dung chủ yếu của đạo luật Phục hưng công nghiệp của Mĩ vào thập kỉ 30 của thế kỉ XX là gì ? A. Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. B. Tập trung vào một số nghành công nghiệpmũi nhọn bằng việc kí hợp đồng về thị trường tiêu thụ. 2/5 Mã đề 765
- C. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các nghành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn. D. Cho phép phát triển tự do hóa một số nghành công nghiệp mà không cần có hợp đồng thỏa thuận Câu 17. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa lịch sử lớn nhất của đối với thế giới là A. Làm cho chủ nghĩa đế quốc không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa B. Góp phần hình thành nên trật tự thế giới mới “ Hệ thống Véc xai Oasinh tơn” C. Làm cho chủ nghĩa Mác trở thành hiện thực một cách sinh động trên thế giới D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình trên thế giới Câu 18. Sau cuộc Cách mạng năm 1905 1907, Nga hoàng Nicôlai II có vị trí thế nào trong nền chính trị: A. Người đứng đầu chính phủ Nga B. Người đứng đầu Quốc hội Nga C. Người đứng đầu nhà nước Nga D. Người đứng đầu nước Nga Câu 19. Tại sao gọi là trật tự thế giới mới là “ hệ thống Véc xai Oasinh tơn ” sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Các nước tư bản kí các hòa ước, hiệp ước để đảm bảo nền hòa bình, an ninh thế giới tại Véc xai và Oasinh tơn B. Tại Véc xai và Oasinh tơn, các nước tư bản tiến hành những cuộc đàm phán về hợp tác về an ninh quốc phòng C. Các nước tư bản phân chia quyền lợi với ranh giới tại Véc xai với châu Âu và tại Oasinh tơn với châu Mĩ D. Tại Véc xai và Oasinhtơn, các nước tư bản kí các hòa ước và hiệp ước phân chia quyền lợi với nhau trên thế giới Câu 20. Tính tương đồng tình hình nước Mĩ, Đức, Nhật, Anh, Pháp từ năm 1929 1933 là A. Đều là những nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới B. Đều bị khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất phát từ chứng khoáng C. Đều bị khủng hoảng kinh tế thế giới nhất là lĩnh vực công nghiệp D. Đều bị khủng hoảng kinh tế thế giới đỉnh cao là vào năm 1932 Câu 21. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, tại Nhật Bản đã diễn ra A. Qúa trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước B. Qúa trình tư nhân hóa nền kinh tế đất nước C. Qúa trình quân sự hóa bộ máy nhà nước D. Qúa trình dân chủ hóa đời sống xã hội Câu 22. Từ năm 1929 1933, trên thế giới diễn ra cuộc khủng kinh tế nhưng Liên Xô lại không bị khủng hoảng kinh tế là do yếu tố nào? A. Nền kinh tế thị trường với sự điều tiết cao B. Xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường C. Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên D. Thực hiện chính sách Kinh tế mới (NEP) Câu 23. Năm 1934, sau khi Tổng thống Hinđenbua bị mất, Hítle tự xưng là A. Quốc trưởng suốt đời. B. Tổng thống suốt đời. C. Thống soái suốt đời. D. Thủ tướng suốt đời. Câu 24. Nội dung chủ yếu của các Hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận. 3/5 Mã đề 765
- B. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước bị ảnh hưởng. Câu 25. Luận cương tháng Tư đã xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917 là A. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa B. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng vô sản. C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa . D. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa . Câu 26. Trong các năm 1922 1925, các cường quốc tư bản nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô ? A. Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ B. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức C. Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật . D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức. Câu 27. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất có một tổ chức quốc tế ra đời với 44 nước tham gia A. Hội Quốc liên B. Tổ chức Liên minh C. Tổ chức Hiệp ước D. Liên hợp quốc Câu 28. Sự khác biệt của Nhật với Đức và Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 1933) là A. Đều xuất phát tờ thị trường tài chính và đạt đỉnh cao là năm 1932 B. Đều tiến hành cải cách nền kinh tế theo hướng dân chủ, hòa bình C. Nặng nề nhất là nghành nông nghiệp và đạt đỉnh cao vào năm 1931 D. Nặng nề nhất là nghành kinh tế tài chính và nghành công nghiệp Câu 29. Tháng 3 1921, Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đã A. Ban hành Chính sách cộng sản thời chiến; B. Ban hành Chính sách Kinh tế mới (NEP) C. Tiến hành cải cách chính phủ lâm thời D. Ban hành Sắc lệnh hòa bình và ruộng đất Câu 30. Sự kiện mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga A. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ nông dân Pêtơrôgrát. B. Cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ công nhân Pêtơrôgrát. C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ nông dân Pêtơrôgrát. D. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrát. Câu 31. Uy tín không thể bàn cãi của Liên Xô trên đấu trường quốc tế sau năm 1920 được biểu hiện A. Liên Xô một trong ba cực của thế giới: Liên Xô Đức Anh, Pháp B. Nhiều nước công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô C. Liên Xô trở thành thành viên thường trực của Hội Quốc liên D. Nhiều nước cùng Liên Xô tham gia đầy đủ vào Quốc tế cộng sản Câu 32. Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga A. Nhà nước dân chủ nhân dân công nông B. Chính phủ lâm lời của nhân dân lao động C. Các Xô viết đại biểu công nông – binh D. Nhà nước công hòa dân chủ nhân dân 4/5 Mã đề 765
- Câu 33. Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế. B. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho phong trào cách mạng thế giới. C. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa người lao động lên làm làm chủ. D. Tạo thế cân bằngtrong so sánh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Câu 34. Năm 1932, trên thế giới có sự kiện gì nổi bật nhất A. Liên Xô hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm lần thứ ba B. Đảng Quốc xã lên nắm chính quyền tại nước Đức. C. Nhật Bản đánh chiếm vùng đông bắc Trung Quốc. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng nhất. Câu 35. Đêm ngày 25101917, nước Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì A. Tại Cung điện Mùa Đông, Lê nin đưa ra quyết định khởi nghĩa. B. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Cung điện Mùa Đông. C. Nhân dân thủ đô Pêtơrôgrát đập phá Cung điện Mùa Đông. D. Quân khởi nghĩa bao vây và tấn công Cung điện Mùa Đông. Câu 36. Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao ? A. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cải cách. B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng. C. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi vua. D. Ủng hộ Nga hoàng tham chiến để mở rộng lãnh thổ. HẾT 5/5 Mã đề 765
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 344 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 944 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 428 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 129 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn