intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tố Hữu, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tố Hữu, Quảng Nam” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tố Hữu, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT TỐ HỮU MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 – CT GDPT 2018 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 31 lệnh hỏi) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 128 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta trải qua mấy giai đoạn? A. Hai giai đoạn. B. Bốn giai đoạn. C. Ba giai đoạn. D. Năm giai đoạn. Câu 2. Tổ chức ASEAN được thành lập tại quốc gia nào sau đây? A. Thái Lan B. Xin-ga-po C. Cam-pu-chia D. Việt Nam Câu 3. Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ là A. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Mỹ thay chân Pháp chiếm miền Nam Việt Nam. C. cả nước độc lập, thống nhất. D. miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Câu 4. Văn kiện nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN là A. văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản. B. văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. C. văn kiện Cương lĩnh chính trị. D. văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Câu 5. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do ai làm Chủ tịch? A. Phan Bội Châu. B. Hồ Chí Minh. C. Võ Nguyên Giáp. D. Trần Phú. Câu 6. Đâu không phải là mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra? A. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. B. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới. C. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. D. Làm phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp. Câu 7. Những câu thơ sau nhắc đến sự kiện lịch sử nào trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông? Xin hòa mình vào mênh mông biển cả Hát ru Người yên giấc ngủ ngàn thu 64 người nhắm mắt để triệu người choàng tỉnh Trái tim đập dồn về phía Trường Sa” A. Việt Nam đàm phán và kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. B. Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma. C. Quân giải phóng miền Nam tiếp quản Trường Sa từ chính quyền Sài Gòn. D. Pháp chuyển quyền kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa cho Bảo Đại. Câu 8. Bức tranh sau đây biểu hiện xu thế gì trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh? A. Đơn cực B. Song phương C. Đa cực D. Tam phương Mã đề 128 Trang 1/3
  2. Câu 9. Quân lệnh số 1 chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố bởi A. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. B. Mặt trận Việt Minh. C. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. D. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Câu 10. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là A. tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ. C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. D. là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới. Câu 11. Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào? A. Đối thoại, hợp tác. B. Văn hóa, xã hội là trọng tâm. C. Thế giới hai cực. D. Thế giới đơn cực. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay? A. Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông . B. Kí kết với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển. C. Chủ động tấn công ngăn chặn các nước có ý đồ xâm phạm biển. D. Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của tổ chức Liên hợp quốc. Câu 13. Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn “kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông. C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Câu 14. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì? A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường, bất khuất. B. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật. C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất. Câu 15. Đâu không phải là mục tiêu của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc? A. Duy trì tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. B. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hòa bình thế giới. C. Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ. D. Đóng vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên Câu 16. Đâu không phải là tên gọi trụ cột của Cộng đồng ASEAN? A. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). B. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). C. Cộng đồng Chia sẻ tương lai Việt Nam. D. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC). Câu 17. Trong những năm 1961 - 1965, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. Việt Nam hóa chiến tranh. B. Chiến tranh cục bộ. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Đông Dương hóa chiến tranh. Câu 18. Bối cảnh lịch sử thế giới của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ sau tháng 4 năm 1975 là A. trật tự hai cực I-an-ta hoàn toàn chấm dứt. B. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Mã đề 128 Trang 2/3
  3. C. xu thế hòa hoãn Đông- Tây tiếp tục diễn ra. D. chiến tranh lạnh kết thúc. Câu 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chính thức thành lập với sự tham gia của bao nhiêu nước? A. 5 nước. B. 3 nước. C. 4 nước. D. 2 nước. Câu 20. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc đều được quy định rõ trong văn kiện nào sau đây? A. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. B. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. C. Hiến chương Liên hợp quốc. D. Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG- SAI Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!... Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”. (Trích Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc) a) Với việc ban bố bản Quân lệnh số 1, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền chính thức được phát động trên cả nước. b) Bản Quân lệnh số 1 do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và kêu gọi toàn dân thực hiện c) Đoạn tư liệu phản ánh chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. d) Đoạn tư liệu phản ánh thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đã chín muồi. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Những quyết định của Hội nghị cấp cao I-an-ta tháng 2-1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” (hai cực chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vị thế lực trên cơ sở thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta)”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.224) a) Đoạn tư liệu đánh giá tác động của Hội nghị I-an-ta đến khuôn khổ trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. b) Hội nghị cấp cao I-an-ta diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. c) Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã xác lập cục diện hai cực, hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. d) Tác động quan trọng nhất của của Hội nghị I-an-ta đến quan hệ quốc tế xuất phát từ sự phân chia phạm vi thế lực của Mỹ và Liên Xô. PHẦN III: TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày vai trò của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển? (1 điểm) Câu 2: Đánh giá vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? (1 điểm) Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 10 dòng về một bài học lịch sử gắn liền với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? (1 điểm) ----HẾT--- Mã đề 128 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2