Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
- SỞ GD&ĐT THÁI KIỂM TRA HỌC KÌ I NGUYÊN NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN 12 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) Họ và tên thí sinh:…………................Số báo danh……..................................... I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “… Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình, họ quen hoặc thích được người khác sắp xếp hơn, từ những việc nhỏ như thi vào trường đại học nào, học chuyên ngành gì, đến những chuyện lớn như đi đến nơi nào để phát triển sự nghiệp, lựa chọn ngành nghề nào, làm công việc gì. Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta. Không phải họ không muốn mà là không thể chịu trách nhiệm, kể cả bố mẹ chúng ta. …Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách. Kinh nghiệm của những người thành đạt cho chúng ta thấy, bất kì một cuộc sống lí tưởng, hạnh phúc, thành đạt nào, về cơ bản cũng đều được quyết định bởi những lựa chọn và hành động của chính bản thân họ”. (Trích “Bí quyết thành công của Bill Gates”, Khẩm Sài Nhân, NXB HồngĐức) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2. “Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình”. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về nhận định trên. Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta”? Câu 4.Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? ( viết một đoạn văn 7 10 dòng). II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: ...Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... ( Đất Nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 118)
- Qua đó hãy nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. ……………….. Hết………………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Đọc hiểu 4.0 Câu 1 Phong cách ngôn ngữ của 0.5 đoạn trích: chính luận Câu 2 Hs trình bày quan điểm 1.0 của riêng mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. Tham khảo các hướng trả lời sau: Nếu đồng tình, vì: nhiều thanh niên sống ỷ nại, thụ động, quen hoặc thích người khác sắp xếp hơn. Nếu không đồng tình, vì: Có rất nhiều bạn trẻ sống chủ động, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm và đã đạt được thành công từ rất sớm. Nếu vừa đồng tình vừa phản đối: kết hợp cả 2 cách lập luận trên. Tác giả cho rằng: “Người Câu 3 1.0 khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta” vì: Mỗi lựa chọn sẽ đều tác động trực tiếp lên cuộc sống của chính mỗi chúng ta chứ không phải của ai khác. Không ai có thể đi cùng ta hết cả cuộc đời, mỗi chúng
- ta sẽ là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng chịu hậu quả hoặc kết quả từ những lựa chọn cho cuộc sống của chính bản thân mình. Câu 4 Học sinh bày tỏ quan điểm của mình.Câu trả lời cần hợp lí, có sức 1.5 thuyết phục. Tham khảo các hướng trả lời sau: Cần làm chủ cuộc sống của chính bản thân mình. Mỗi lựa chọn trong cuộc sống đều liên quan trực tiếp đến thành bại của mỗi người.Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, cẩn trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn. Làm văn Cảm nhận đoạn thơ 6.0 trong đoạn trích “Đất nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng”– Nguyễn Khoa Điềm. Qua đó nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. 1.Đảm bảo cấu trúc bài 0.5 nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các 0.5 luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 4.0 2.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận 0,5 vềđoạn thơ nêu trong đề bài và thấy được cách sử
- dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp riêng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Vài nét về tác giả, tác phẩm Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Trường ca “Mặt đường khát vọng” là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nguyễn Khoa Điềm. Tác phẩm viết năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên giữa không khí sục sôi chống Mỹ của cả dân tộc. Đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản “Đất nước”, được trích phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.Đoạn thơ trích dẫn dưới đây là đoạn đặc sắc, thể hiện rõ nét quan niệm của nhà thơ về đất nước văn hóa truyền thống, đất nước của Nhân dân, và phong cách
- thơ Nguyễn Khoa Điềm. * Cảm nhận về đoạn 0.5 thơ Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về thời điểm ra đời của Đất Nước( Đất Nước có tự bao giờ): +Đất Nước là những thứ gần gũi, thân thuộc gắn bó với mỗi con người từ khi phôi thai. Đất Nước là một quá trình dài hình thành và 0.5 phát triển, là một khái niệm tự nhiên ngay từ khi sinh ra và lớn lên.Thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. + Tác giả cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa – lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người “ngày xửa ngày xưa”, và gợi những bài học về đạo lí làm người qua các 0.5 câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình.Đất nước có tự ngàn xưa, từ rất lâu đời và còn cho đến muôn đời sau. Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về quá trình hình thành của Đất Nước: + Bắt đầu với phong tục ăn trầu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau: nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa
- thủy chung. + Hình ảnh “cây tre” gợi 0.5 nhớ truyền thuyết “Thánh Gióng” cũng như truyền thống yêu nước, chống giặc kiên cường, bền bỉ; gợi lên hình ảnh con người Việt Nam cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. 1.5 Những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc về văn hóa, phong tục tập quán của Đất Nước: + Tập quán bới tóc sau đầu của mẹ, nhắc nhở về tình cảm vợ chồng sắc son, sâu nặng qua hình ảnh “gừng cay”, “muối mặn”: là nét đẹp văn hóa được truyền lại cho thế hệ sau. + “Cái kèo cái cột thành tên : ghi dấu sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của dân tộc, mỗi cái cột, cái kèo được đặt tên, thể hiện văn hóa và tâm hồn của dân tộc Việt. + Tái hiện nền văn minh lúa nước “hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. + “Đất nước có từ ngày đó”: câu thơ là lời tổng kết Đất Nước là những gì bình dị, đời thường. Đất Nước được tạo ra từ những nhọc nhằn, vất vả, gian khổ của 0.5 thế hệ đi trước. Đất Nước 0.5 không phải quá xa vời, cao quý và khó tiếp nhận, Đất nước hiện hữu thật gần,
- thật giản dị mà thiêng liêng. Nghệ thuật: sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian ( cổ tích, truyên thuyết, ca dao, tục ngữ…); giọng điệu trầm lắng, suy tư, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị…Đất Nước vừa thiêng liêng, tôn kính vừa gần gũi, thiết tha. => Suy ngẫm sâu sắc về đất nước, thể hiện niềm tự hào và thái độ tôn trọng bề dày văn hóa của dân tộc. * Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Nhận xét: + Tác giả sử dụng các chất liệu văn hóa dân quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam: phomg tục, tập quán, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ. + Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng mới lạ, sáng tạo: không trích dẫn nguyên văn ca dao, tục ngữ; không kể lể dài dòng các phong tục tập quán, các truyện cổ tích, truyền thuyết…mà chỉ bắt lấy cái hồn của các chất liệu dân gian để gợi những liên tưởng, suy ngẫm, tạo cảm giác vừa quen, vừa lạ. Qua đó ta thấy Đất Nước vừa gần
- gũi, bình dị vừa lớn lao, kỳ vĩ. Đóng góp: + Nguyễn Khoa Điềm đem đến khám phá mới mẻ, ý nghĩa về Đất Nước trong bề dày của văn hóa dân gian. Chất liệu văn hóa dân gian góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. + Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận về văn hóa dân gian của tác giả. + Nhận thức mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, về Nhân Dân, thể hiện tư tưởng yêu nước của nhà thơ và đóng góp của ông đối với thơ ca dân tộc. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0
- Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 438 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 346 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 483 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 517 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 330 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 946 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 319 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 376 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 566 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 232 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 302 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 450 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 278 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 430 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 288 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 199 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn