intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến dành cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 12 sắp tới, việc tham khảo đề thi này giúp các bạn củng cố kiến thức luyện thi một cách hiệu quả. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 12 Đề kiểm tra có 01 trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên………………………………Lớp………. Số báo danh………………… PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Anh/chị hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “…Thị thơm thị giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe truyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi Nhưng bao truyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.” (Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014, tr.36 - 37) Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2: Những truyện cổ nào được gợi ra từ đoạn thơ? Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ: “Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”? Câu 4: Nhận xét của anh/chị về tình cảm, thái độ của tác giả đối với “Truyện cổ nước mình” thể hiện trong đoạn thơ trên. (trình bày trong 5-7 dòng) PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân (Ngữ Văn 12, tập I, NXBGD Việt Nam, 2017) .......................Hết.......................... Học sinh không được sử dụng tài liệu . Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 12 PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC - HIỂU 4.0 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. 0.5 2 Những truyện cổ được gợi ra từ đoạn thơ: Tấm Cám, Đẽo cày giữa 0.5 đường, Trầu Cau. 3 Có thể hiểu về nội dung hai câu thơ: Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì: ý nói nếu cứ nghe theo lời khuyên 1.5 của người khác một cách máy móc thì sẽ không thành công. 4 Nhận xét của anh/chị về tình cảm, thái độ của tác giả đối với “truyện cổ nước mình” thể hiện trong đoạn thơ: - Tình cảm, thái độ của tác giả: yêu quý, biết ơn, tự hào. 1.5 - Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả: đây là thái độ đúng đắn, đáng được trân trọng, có ý nghĩa nhắc nhở thế hệ hôm nay phải biết trân quý những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã tạo ra... II LÀM VĂN 6,0 Cảm nhận về vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân. 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, 0,25 thân bài, kết luận. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của 0,5 con Sông Đà 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh lựa 4,5 chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý sau: a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 0.5 b. Vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của sông Đà. 3.5 * Nội dung 3,0 - Sông Đà có hướng chảy độc đáo, bất thường: “Chúng thuỷ giai Đông tẩu - Đà giang độc Bắc lưu” (mọi con sông đều chảy theo 0.25 hướng Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc) - Cảnh đá hai bên bờ sông dựng đứng, cao vút: “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành” “lúc đúng ngọ mới có mặt trời” “vách đá thành 0,5 chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” “có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia”… “ngồi trong khoang đó quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh” => Nguyễn Tuân khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy bằng những liên tưởng độc đáo, những so sánh mới mẻ táo bạo. Gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ của quãng lòng sông hẹp và sức chảy ghê gớm của thác lũ. - Những ghềnh sông với sự hợp sức của gió, sóng, đá để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: “Mặt ghềnh Hát Loóng dài 0,5 hàng cây số….qua đấy” => Câu văn diễn đạt theo lối điệp từ và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp giống như sự chuyển vận của sóng to, gió lớn, của thác lũ rùng rợn. - Những hút nước khủng khiếp: “Trên sông bỗng có những cái hút
  3. nước…móng cầu”. Tác giả đã nhân cách hóa để tô đậm sự nguy hiểm 0,5 của những cái hút nước: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”; “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào; “Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống…” => Đó là những hình ảnh đầy chất hiện thực, khiến người đọc hình dung ra sự tàn nhẫn, độc ác của những cái hút nước trên sông Đà. - Âm thanh tiếng nước cũng rất ghê gớm: Réo gần mãi, réo to mãi; nghe như oán trách, van xin, khiêu khích,… ; rống lên như tiếng một 0,5 ngàn con trâu mộng … => Âm thanh tiếng thác nước khiến người đọc hình dung ra sông Đà như một con người xảo quyệt, ranh ma, độc ác, nham hiểm… - Đá trên sông hòn chìm, hòn nổi cả “một chân trời đá”, “bày thạch trận trên sông”… phối hợp các luồng nước lập thành ba phòng tuyến 0,5 với cả tập đoàn cửa tử đầy những tướng đá, quân nước hung dữ…để bẫy con người vào chỗ chết. => Đá trên sông Đà như những tên lính thủy hung tợn, tên nào cũng sẵn sàng giao chiến. Nhận xét: Với vẻ đẹp dữ dội và hung bạo, sông Đà mang “Diện mạo và tâm địa như kẻ thù số một” của con người. Miêu tả sự hung dữ của 0,25 con sông Đà chính là thừa nhận nó là một dòng sông có nhiều tiềm lực mà con người có thể khai thác. Đó là “vàng trắng” quý báu của đất nước cùng với vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp xây dựng đất nước. * Nghệ thuật: - Vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, liên tưởng, so 0,5 sánh… - Vận dụng ngôn ngữ, kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để miêu tả sự dữ dội và hung bạo của con sông Đà. - Câu văn, hình ảnh giàu chất tạo hình, đoạn văn giàu tính nhạc… c. Đánh giá chung: - Vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của Sông Đà tiêu biểu cho một nét đẹp của thiên nhiên Tây Bắc: hùng vĩ, dữ dội. 0,5 - Thể hiện rõ quan điểm thẩm mĩ, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (tài hoa, uyên bác) cũng như tình yêu quê hương đất nước của ông. 4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, có những kiến 0,5 giải mới mẻ về nội dung và nghệ thuật của vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm toàn bài: Câu I + II = 10 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2