intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 10 đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. SỞ GD& ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ văn lớp 10 ĐỀ MINH HOẠ Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC(4,0 điểm): Đọc văn bản sau: Xinh Nhã trả thù nhà Mấy ngày sau, cây kơ-lơng mới đổ. Xing Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng, ba tháng. Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc khiên không nổi. Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn. Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi xương cho cha, trả thù cho mẹ. […] Bang Ra và Xing Yuê – Ta hãy lấy bảy ché rượu ngon, bảy con trâu đực trắng, cũng cho Trời, cho Đất phù hộ con trai ta khoẻ mạnh. Ta hãy lấy con gà cúng thần Nước, ta lấy con lợn cúng Y Rít phù hộ con trai ta khôn lớn, đừng đi chết bỏ xương nơi đất khác. (Đoạn dưới đây miêu tả cuộc chiến đấu cuối cùng của Xing Nhã với anh em Gia- rơ Bú) […] Hai bên đánh nhau. Năm em trai của Gia-rơ Bú đã bỏ đầu tại gốc cây đa, bỏ thân tại núi lạ. Gia-rơ Bú bứt rứt, ngồi không yên, nằm không được, tay trái lấy chiếc khiên, tay phải nắm cán đao, Gia-rơ Bú đi vào rẫy của Hơ-bia Bơ-lao. Xing Nhã – (Gặp Gia-rơ Bú) Ơ Gia-rơ Bú, ai chạy trước? Gia-rơ Bú - Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh, hãy múa thử đi! Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó. Gia-rơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa về hướng nào. Gia-rơ Bú – Được, bây giờ ta không giất được mày thì ta sẽ tìm cách phá sạch làng mày! Té ra đứa nào cũng là đầu đen máu đỏ cả sao? Xing Nhã – (ngừng múa) Ơ Gia-rơ Bú! Ta đang đứng ở phái Mặt Trời mọc đây rồi. Bây giờ thì ngươi múa đi, ta đuổi theo. Gia-rơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc tóc, như sao lạc đường. Dường đao chỉ đâm vào giữa trống không. Xing Nhã mới đi một bước, đã chém trúng ngay chân Gia-rơ Bú. Xing Nhã – Ơ Gia-rơ Bú, máu gì chảy ở chân đấy? Gia-rơ Bú – Máu con vắt ở núi Hơ-mũ cắn tao. Gia-rơ Bú múa tiếp, Xing Nhã chém luôn cánh tay phải, chiếc đao rơi “rỏn rẻn”… Xing Nhã – Tại sao khiên của ngươi rơi mất rồi? Gia-rơ Bú – Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc cho trẻ con chơi, tiếng vù của con diều đói gió đấy! Gia-rơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp chở tay thì chiếc khiên đã bị Xing Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất. Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ – rong Mưng và Xing Nhã đánh nhau […] Trên trời, dưới đất, mây mưa mịt mù, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi. Hai bên đánh nhau từ khi trái khơ-la chín, đến mùa kê trổ, vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều kiệt sức, ngã trước chòi của Hơ-bia Bơ-lao
  2. (Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Hơ-bia Bơ-lao, Xing Nhã giết chết Pơ-rong Mưng – người cuối cùng trong bảy anh em nhà Gia-rơ Bú, trả thù cho cha, cứu mẹ già thoát khỏi cuộc sống nô lệ) (Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Tập I : Văn học dân gian, phần III, NXB Giáo dục, 1974. Tr.219-228) Chú thích: Buôn: giống như làng (người Việt), bản (người Thái, H’Mông…) Hơ-bia Bơ-lao: cô gái giữ rẫy cho Gia-rơ Bú và là người yêu của Pơrong Mưng. Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh: cách nói hàm chứa sự coi thường của Gia-rơ Bú dành cho Xing Nhã Đầu đen máu đỏ: ý nói cúng đầu cứng cổ, gan góc, chẳng kiêng nể ai Pơ –rong Mưng: em trai thứ bảu của Gia-rơ Bú Thực hiện yêu cầu: Câu 1 (0.75đ). Nhân vật chính trong văn bản là ai? Câu 2 (0.75đ).Trong câu chuyện, Xing Nhã đi tìm ai để trả thù? Câu 3 (0.75đ).Chiếc khiên mà Xing Nhã sử dụng có đặc điểm gì? Câu 4 (0.75đ).Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu sau? Nêu tác dụng? “Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó”. Câu 5 (0.5đ).Có thể khẳng định Xing Nhã là người anh hùng có sức mạnh phi thường không? Vì sao? Câu 6 (0.5đ). Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm như thế nào về người anh hùng? II. PHẦN VIẾT (4 điểm) Anh/ chị hãy viết một bài luận (khoảng 400 – 600 từ) thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm. ------- Hết ------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM ĐỀ MINH HỌA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2022 -2023 MÔN NGỮ VĂN 10(HDC gồm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Nhân vật chính: Xinh 0.75 Nhã Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.75đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 2 Trong câu chuyện, Xinh 0.75 Nhã đã đi tìm Gia-rơ Bú để trả thù Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng như đáp án: 0.75 - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 3 Đặc điểm của chiếc 0.75 khiên mà Xing Nhã sử dụng: - Khiên được làm bằng gỗ cây kơlong - Khiên được làm trong ba tháng - Khi múa khiên. Đất trời nổi dông giá mù mịt Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được đầy đủ ý theo đáp án: 0.75đ - Học sinh chỉ nêu được 02 ý: 0.5đ - Học sinh chỉ nêu được 01 ý: 0.25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 4 - Thủ pháp: Cường điệu 0.25 - Tác dụng:Giúp người 0.5 đọc hình dung một cáchcụ thể, sống động về nhân vật, đồng thời thể hiện sự ngưỡng mộ đối với với sức mạnh củaXinh Nhã. Hướng dẫn chấm:
  4. - Học sinh nêu đúng như đáp án: 0.75đ - Học sinh chỉ nêu được thủ pháp nghệ thuật, phần tác dụng chưa đầy đủ: 0,5đ - Học sinh chỉ nêu được thủ pháp nghệ thuật: 0.25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 5 Xing nhã là người anh 0.5 hùng có sức mạnh phi thường. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết: Xing Nhã đốn cây kơlơng làm khiên, Xing Nhã múa khiên, Xing Nhã đánh nhau với Gia- rơ Bú Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác: 0.5đ - Học sinh trả lời có ý đúng, chưa đầy đủ: 0.25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 6 HS trả lời theo quan 0.5 điểm cá nhân song đảm bảo nội dung cơ bản: Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm về người anh hùng: có sức mạnh, sự dũng cảm, nhân hậu Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày rõ ràng quan điểm về người anh hùng Tây Nguyên: 0,5đ - Học sinh trả lời có ý đúng: 0,25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ II PHẦN VIẾT 6,0
  5. 2 Anh/ chị hãy viết 6,0 một bài luận (khoảng 400 – 600 từ) thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm. a. Đảm bảo cấu trúc 0,5 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận: Thuyết phục người khác từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề 4.0 nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Thế nào là thái độ sống thờ ơ, vô cảm? Thờ ơ, vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưngvới những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án… Vô cảm là một trong những căn bệnh “ung thư tâm hồn” của một
  6. bộ phận người trong xã hội. Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. * Biểu hiện của thái độ sống thờ ơ, vô cảm: - Biểu hiện rõ nhất của người có lối sống vô cảm đó là hành động ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước mọi nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Gia đình mình cần sự trợ giúp, chia sẻ thì mình lại bơ đi không quan tâm đến, hay khi thấy một người đi đường gặp nạn thì lại bỏ qua và tỏ thái độ không quan tâm,... -Tự cô lập bản thân, tách biệt mình khỏi xã hội với những suy nghĩ tiêu cực. * Nguyên nhâncủa thái độ sống thờ ơ, vô cảm - Có thể những người vô cảm do họ bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống. - Do lối sống thực dụng, hưởng thụ… khiến người ta thấy
  7. cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu. - Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn. - Do phụ huynh nuông chiều con cái… dẫn đến sự ích kỉ,… mất kết nối với xung quanh - Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp * Tại sao cần từ bỏ thái độ sống thờ ơ, vô cảm - Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh. - Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời. - Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh. * Đề xuất cách từ bỏthái độ sống thờ ơ, vô cảm - Bạn cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và
  8. mọi người xung quanh. Sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng. - Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. - Bạn hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứtđược “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy. - Bạn hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau… * Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi được thuyết phục: - Thái độ sống thờ ơ, vô cảm là một thái độ xấu và cần được bạn xóa bỏ để phát triển, cải thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để lối sống thờ ơ, vô cảm trở thành vật cản con đường của hành trình đến với thành công của bạn.
  9. Hướng dẫn chấm: - Triển khai luận điểm đầy đủ, sâu sắc: 3.5 điểm. - Triển khai luận điểm chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2.0 điểm -2.5 điểm. - Luận điểm chung chung, sơ sài: 1.0 điểm - 1.5 điểm. * Ý nghĩa của việc từ bỏ thói vô cảm; liên hệ 0.5 và rút ra bài học: - Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về thái độ sống thờ ơ, vô cảm, biết xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Bạn cần chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta để trái tim và cuộc sống này tràn ngập yêu thương; cố gắng ra sức chống bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hằng ngày của bạn … và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo. Hướng dẫn chấm: - Trình bày tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Trình bày chưa đầy đủ: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,5 đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp TV Hướng dẫn chấm:. Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp
  10. e. Sáng tạo: Thể hiện 0,5 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm Tổng điểm 10,0 SỞ GD& ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ Nội Mức Tổng năng dung/ độ % điểm đơn nhận vị kĩ thức
  11. Vận Nhận Thôn Vận dụng biết g hiểu dụng cao (Số (Số (Số năng (Số câu) câu) câu) câu) TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Thơ 0 2 0 2 0 1 0 1 40 trữ tình 2 Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 60 bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Tỉ lệ 40% 0% 30% 0 20% 0 10% điểm từng 0% 100 loại câu hỏi Tỉ lệ 30% 20% 10% điểm các mức 40% độ nhận thức Tổng % điểm 70% 30% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  12. SỞ GD& ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến đánh giá thức/Kĩ năng Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao 1 Đọc Sử thi Nhận biết: 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu hiểu - Nhận biết được đặc điểm của TL TL TL TL không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi. - Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong sử thi. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong sử thi. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu vàphân tích được nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác
  13. phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong sử thi. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1 câu luận thuyết - Xác định được đúng yêu cầu về nội TL phục người dung và hình thức của bài văn nghị luận. khác từ bỏ - Nêu được thói quen hay quan niệm một thói mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ. quen hay - Xác định rõ được mục đích một quan (khuyên người khác từ bỏ thói quan/ niệm. quan niệm), đối tượng nghị luận (người/ những người mang thói quen/ quan niệm mang tính tiêu cực). Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Mô tả, lí giải được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen, quan niệm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  14. Vận dụng: Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2