intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án- Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án- Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án- Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức % Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng điểm cao TT Kĩ năng Tỉ Thời Tỉ Thời Tỉ Thời Tỉ Thời Số Thời lệ gian lệ gian lệ gian lệ gian câu gian % (phút % (phút % (phút % (phút hỏi (phút ) ) ) ) ) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 đoạn văn nghị luận xã hội 3 Viết bài 20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50 văn nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 06 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị kĩ năng cần kiểm tra nhận thức kiến kiến TT Vận thức/ thức/ Nhận Thông Vận dụng kĩ kĩ năng biết hiểu dụng cao năng 1 Đọc Truyện Nhận biết 2 1 1 0 4 hiểu hiện đại - Xác định được đề tài, cốt Việt Nam truyện, các chi tiết, sự (Ngữ liệu việc tiêu biểu... trong văn ngoài bản/đoạn trích. sách giáo khoa) - Nhận diện được phương thức biểu đạt, các biện pháp nghệ thuật, ngôi kể, hệ thống nhân vật... trong văn bản/đoạn trích. (1), (2) Thông hiểu - Hiểu được nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu; ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp....(3) - Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong văn bản, đoạn trích. Vận dụng - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong
  3. Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị Tổng dung kĩ năng cần kiểm tra nhận thức kiến TT kiến Vận thức/ Nhận Thông Vận thức/ dụng kĩ năng biết hiểu dụng kĩ cao năng văn bản/đoạn trích. (4) - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. - Phân biệt được truyện trung đại và truyện hiện đại về đề tài, kết cấu, nghệ thuật thể hiện. 2 Viết Nghị luận Nhận biết: 1* đoạn về một tư - Xác định được tư tưởng, văn tưởng đạo đạo lí cần bàn luận. nghị lí luận xã - Xác định được cách hội thức trình bày đoạn văn. (Khoả Thông hiểu: ng 150 - Diễn giải về nội dung, chữ) ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
  4. Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị Tổng dung kĩ năng cần kiểm tra nhận thức kiến TT kiến Vận thức/ Nhận Thông Vận thức/ dụng kĩ năng biết hiểu dụng kĩ cao năng Nghị luận Nhận biết: về một - Xác định được hiện hiện tượng đời sống cần bàn tượng đời luận. sống - Xác định cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/các mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng đời sống. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 Viết Nghị luận Nhận biết: 1* bài văn về một - Xác định được kiểu bài nghị tác phẩm, nghị luận, vấn đề nghị luận một đoạn luận. văn trích văn học xuôi: - Giới thiệu tác giả, tác
  5. Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị Tổng dung kĩ năng cần kiểm tra nhận thức kiến TT kiến Vận thức/ Nhận Thông Vận thức/ dụng kĩ năng biết hiểu dụng kĩ cao năng - Hai đứa phẩm, đoạn trích. trẻ - Nêu được cốt truyện, (Thạch đề tài, chủ đề, nhân vật, Lam ) các chi tiết, sự việc nổi - Chữ bật của tác phẩm/đoạn người tử trích. tù Thông hiểu: (Nguyễn - Diễn giải về giá trị nội Tuân) dung, giá trị nghệ thuật - Hạnh của tác phẩm/đoạn trích phúc của theo yêu cầu của đề: giá một tang trị hiện thực, tư tưởng gia (trích nhân đạo, nghệ thuật Số đỏ của trần thuật và xây dựng Vũ Trọng nhân vật, bút pháp hiện Phụng ) thực và lãng mạn... - Chí - Lí giải được một số đặc Phèo điểm của truyện hiện đại (Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ Cao) XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích/văn bản. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích/ văn bản, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác
  6. Nội Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị Tổng dung kĩ năng cần kiểm tra nhận thức kiến TT kiến Vận thức/ Nhận Thông Vận thức/ dụng kĩ năng biết hiểu dụng kĩ cao năng phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng). - Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học. - (1*) Một đoạn văn/bài văn đánh giá 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.
  7. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích “Dì Hảo” –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định nhân vật chính trong đoạn trích. Câu 2: Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của chúng qua đoạn: “Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.”? Câu 3: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng? Câu 4: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao? II.LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của niềm đam mê trong cuộc sống? Câu 2(5,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra! ”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …” (Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, 2014, tr.146) -------------------Hết--------------------
  8. SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, Lớp: 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Dì Hảo. 0,75 Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định đúng nhân vật chính cho điểm tối đa. Không chấp nhận phương án khác 2 - Phép điệp, so sánh, liệt kê 0,75 - Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo. Hướng dẫn chấm: - HS chỉ cần trả lời đúng 1 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ nêu trên. 3 Đó là thân phận bất hạnh. Không chỉ nghèo vật chất, họ còn đối 1,0 diện với vô số những bất công, nhất là đối với người phụ nữ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 Khắc họa diễn biến tâm lí phức tạp, hướng vào mọi biểu hiện, mọi 0,5 chuyển biến trong thế giới nội tâm của con người, sử dụng những thủ pháp và phương tiện khác nhau để miêu tả tâm lí nhân vật.... Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0 mình về ý nghĩa của niềm đam mê trong cuộc sống? a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa của niềm đam mê trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu. Có thể theo hướng sau: Có thể triển khai theo hướng:
  9. + Niềm đam mê là sở thích ở mức độ cao và khát khao đạt được mục đích mà mình theo đuổi. + Những niềm đam mê tích cực luôn cần thiết cho tất cả chúng ta. + Một vài lĩnh vực của niềm đam mê: say mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật, say mê văn học nghệ thuật… + Biểu hiện của niềm đam mê: dồn tâm huyết và tình cảm cho niềm đam mê, luôn suy nghĩ và tìm cách để thực hiện, mong muốn và khát khao đạt được sở nguyện… + Con người không có đam mê sẽ mất đi nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao. + Không có đam mê, con người sẽ đánh mất động lực để hoàn thành sở nguyện của bản thân. + Ca ngợi, tôn vinh những ai dám theo đuổi đam mê và đem đam mê của mình để phục vụ cộng đồng. Phê phán những kẻ yếu hèn đã sớm giã từ đam mê khi gặp khó khăn, thử thách. + Biết nuôi dưỡng đam mê lành mạnh và theo đuổi đam mê đến cùng. + Sống cần phải có đam mê mới có cống hiến cho đời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt 0,5 mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích… 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
  10. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích… c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và luận đề 0,5 Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và luận đề: 0,25 điểm. *Cảm nhận nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích. 2,5 - Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần đầu của tác phẩm Chí Phèo, diễn tả tiếng chửi của Chí Phèo sau khi ở tù về. - Nhân vật Chí Phèo thể hiện qua tiếng chửi: + Chí Phèo chửi vì hắn say rượu. Hành động chửi của Chí đã thành qui luật thường kì: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi.” + Phạm vi tiếng chửi của Chí Phèo hẹp dần: Từ trời - đời - cả làng Vũ Đại - cha đứa nào không chửi nhau với hắn – đến cuối cùng là đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. + Nam Cao không nói rõ nguồn gốc của Chí Phèo: Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết... nhưng rõ ràng Chí Phèo là một hiện tượng có thật, một sản phẩm tất yếu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đẻ ra hiện tượng Chí Phèo chính là chế độ xã hội bất công thối nát đương thời. + Với Chí Phèo, chửi chính là một cách giao tiếp, một cách thức biểu hiện niềm khát khao được hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không ai lên tiếng đáp lại hắn, điều đó chứng tỏ Chí đã bị loại ra khỏi cuộc sống của làng Vũ Đại, rộng hơn là cuộc sống của loài người. + Tiếng chửi của Chí Phèo thể hiện tâm trạng bất mãn của con người bị xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Tiếng chửi chính là phản ứng của Chí Phèo với cuộc đời, với cái xã hội dửng dưng, lạnh lùng quay lưng lại với hắn, và với chế độ thực dân nửa phong kiến đã nhào nặn biến hắn từ một người lương thiện thành một “con quỉ dữ” bị cô lập. Mặt khác, tiếng chửi cũng bộc lộ sự bất lực, bế tắc, sự cô đơn tột độ của Chí giữa làng quê, giữa mọi người. - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp. Lời văn không đơn thuần là lời kể của tác giả (Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời.) mà là lời nhân vật (Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!..., Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha!.... Tưởng chừng như tác giả đã nhập vào Chí Phèo để nói lên những suy nghĩ trong nhân vật.
  11. Lời văn nửa trực tiếp thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông, yêu thương của tác giả đối với nhân vật của mình. + Lời văn thuật lại tiếng chửi của chí Phèo bằng một giọng văn kể chuyện lạnh lùng: tác giả gọi nhân vật là hắn, kể chuyện một cách khách quan, chân thực, không hề giấu giếm, che đậy hình ảnh xấu xí của nhân vật. Tuy nhiên, đằng sau lời văn lạnh lùng tưởng như vô cảm ấy, tác giả thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương dành cho nhân vật. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích : 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Đoạn trích thể hiện thành công bi kịch tha hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo, tiêu biểu cho số phận chung của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời cho thấy niềm xót xa, cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước nỗi đau của con người và niềm khát khao hòa nhập với cộng đồng để được làm người của họ. - Đoạn trích còn bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ, đi sâu vào khai thác diễn biến nội tâm của nhân vật… Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nam Cao; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0