intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trung Tâm GDTX tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trung Tâm GDTX tỉnh Kon Tum" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trung Tâm GDTX tỉnh Kon Tum

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON TUM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRUNG TÂM GDTX TỈNH MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 Năm Học: 2023-2024 Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề) ( Đề gồm 1 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “ Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”và “nhận” trong cuộc đời này) “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác.Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương.Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất (Trích ― “Lời khuyên cuộc sống” theonguồn: radiovietnam.vn.) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? (0,75 điềm) Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? (0,75 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? ( 1 điểm) Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm : “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. (0,5 điểm) Câu 5: Quan điểm của anh / chị về sự CHO và NHẬN trong cuộc sống.( Viết đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng) ( 2,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm) Hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Chí kể từ sau khi gặp thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/ ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 5,0 Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận 1 0,75 2 0,75 Nôi dung: Cho và nhận trong cuộc sống Giải thích câu nói : Bởi vì cho đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình 3 yêu thương, không vụ lợi. 1,0 -Cho đi từ tâm sẽ nhận được sự bình an và hạnh phúc trong tâm hồn Học sinh có thể diễn đạt,bày tỏ suy nghĩ riêng nhưng phải phù hợp . Hiểu câu nói: 4 - Cho đi sẽ nhận lại được tình yêu thương, sự trân trọng của 0,5 người khác dành cho mình. - Cho đi sẽ giúp ta hạnh phúc hơn, hoàn thiện bản thân hơn, sống có ý nghĩa hơn trong cuộc đời. Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 5 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 2,0 tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận - Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Gợi ý: * Giải thích: “ Cho” và “ nhận “ đều là hạnh động đáng quý trong cuộc sống - Chúng ta cần phải biết trao đi tình cảm, giúp đỡ những người gặp
  3. khó khăn và ngược lại. * Bàn luận: - Tại sao chúng ta cần phải biết cho đi và nhận lại? - Hành động này mang lại sự hài lòng, hạnh phúc cho bản thân, và lan tỏa thông điệp cho toàn xã hội. * Mở rộng vấn đề: - Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương đẹp về sự “ Cho đi” - Dẫn chúng cụ thể: Nêu một vài tấm gương đẹp qua sách vở, đài báo, cuộc sống thực tế hàng ngày. - Những người này lan tỏa tình yêu thương và hỗ trợ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: “ Sống trên đời sống cần có một tấm lòng”. * Phản đề: - Còn tại tại những người ích kỷ, lãnh đạm, không quan tâm đến nỗi đau của người khác. Hành động này thiếu nhân văn và đáng phê phán. Bài học nhận thức và hành động: -Cho và nhận là đức tính quý báu giúp ta hành động đúng đắn. Mang lại sự hài lòng, hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. II Làm văn 5,0 Hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Chí kể từ 1 sau khi gặp thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của tác giả Nam Cao. a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Chí kể từ sau khi gặp thị Nở trong truyện Chí Phèo – Nam Cao. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
  4. * Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao (0,25 điểm), truyện ngắn Chí Phèo và nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm). 0,5 - Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của ông thường xoay quanh hai đề tài chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. - Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày, tác giả đặt lại tên là Chí Phèo. Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao Lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. . Về nội dung: - Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi 2,5 thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng. - Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất → lương thiện đích thực: + Cày cấy thuê để kiếm sống. + Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục → có lòng tự trọng. + Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải… => Là một người lương thiện. - Sau đó, bị nhà tù thực dân nhào nặn, Chí trở thành con người khác hẳn – dị dạng về hình hài, không còn ý thức về phẩm giá con người. - Chí trở thành tay sai, thành công cụ của Bá Kiến, Chí trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại. * Diễn biến tâm trạng, hành động của Chí sau khi gặp thị Nở, được thị chăm sóc: ( + ) Từ tỉnh rượu tới tỉnh ngộ - Tỉnh rượu: Lần đầu tiên sau hơn mười năm Chí Phèo tỉnh rượu, hết say và hoàn toàn tỉnh táo.  Lần đầu tiên sau hơn mười năm sống kiếp của một con quỷ dữ, Chí được hồi sinh lại tâm lí của một con người + Chí cảm nhận được “Mặt trời đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”. + Chí nghe thấy, cảm nhận thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá + Chí thấy lòng “bâng khuâng” và “mơ hồ buồn”. -Tỉnh ngộ: Nghĩ về cuộc đời mình: + Nhớ về quá khứ . + Quay về hiện tại. + Nghĩ tới tương lai.
  5. Như vậy, sau những ngày tháng sống trong vô thức, Chí đã tỉnh táo suy nghĩ, nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình. ( + ) Từ ngạc nhiên, xúc động đến khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc: - Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo: + Chí hết sức ngạc nhiên và xúc động mạnh. Nhìn “nồi cháo hành còn nóng nguyên”, →hành động chăm sóc đầy tình cảm yêu thương). + Chí bâng khuâng, vui buồn lẫn lộn + Chí khao khát được trở lại làm người, một nguời dân hiền lành lương thiện, khao khát có một mái ấm gia đình. + Chí đã tìm ra con đường để thực hiện khao khát mãnh liệt đó của mình: đó là Thị Nở. . Về nghệ thuật: + Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. + Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lo gích. + Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính. + Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt. * Đánh giá -Cuộc gặp gỡ với thị Nở đã thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị 0,5 vùi lấp ở Chí Phèo để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Chính sự quan tâm, chăm sóc của thị Nở đã giúp Chí dần cởi bỏ được cái vỏ “quỷ dữ” để sống lại làm người .Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc , có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2