Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum
- (Đề gồm 12 câu, 03 trang)
SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - GIỮA KÌ I
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn
Lớp: 11
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
(Lược dẫn: “Tiễn dặn người yêu” là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái kể về chuyện tình yêu và hôn nhân của
đôi trai gái. Vì ham giàu nên bố mẹ cô gái gả cô cho người khác. Đoạn trích dưới đây nói về tâm trạng và hành động
của cô gái khi biết tin cha mẹ đã gả mình cho một người mà cô không yêu.)
[…]
Nghĩ đến anh mà nát ruột gan
Như nặn nến sáp không nên
Như ôm cây to không xuể
Em lập cập chạy vào đằng quản
Cất tiếng xa gần trách chú:
- “Giúp cháu với bác trai bác gái nhà trên
Giúp cháu với ơi chú ơi thím nhà dưới!”
- “Chúng ta không giúp nổi cháu ơi!
Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi
Gói cau con người mang tới dạm
Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”
Em yêu lại kêu:
- “Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà!”
Chị em dâu rể trong nhà cũng đáp:
- “Không giúp được em ơi!
Ta cũng ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi
Gói cau con người mang tới dạm
Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”
[…]
Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu
Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong
Như lá dong kia đã lót ủ men nồng
Dẫu van xin cha cũng không buông không thả
Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa
Bằng con chẫu chuộc thôi.
Trang 1, mã đề 141
- (Trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao, Mạc Phi dịch và giới thiệu, Nxb Văn học,
Hà Nội, 1973)
Tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm phương án đúng cho các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 8:
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai?
A. Cô gái
B. Chàng trai
C. Chú, thím
D. Chị, em, dâu, rể
Câu 2. Đoạn trích trên viết về đề tài gì?
A. Gia đình
B. Hôn nhân
C. Chiến tranh
D. Đất nước
Câu 3. Vì sao người thân từ chối giúp cô gái ?
A. Vì họ không thương cô gái
B. Vì họ đã nhận lễ vật của người dạm hỏi cô gái
C. Vì họ sợ cha mẹ của cô gái
D. Vì họ không muốn liên lụy đến bản thân
Câu 4. Câu thơ nào dưới đây thể hiện rõ nhất sự bất lực của cô gái khi bị ép buộc trong hôn nhân?
A. Dẫu van xin cha cũng không buông không thả
B. Không giúp được em ơi!
C. Chúng ta không giúp nổi cháu ơi!
D. Ta cũng ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi
Câu 5. Dòng nào sau đây sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm?
A. Giúp cháu với bác trai bác gái nhà trên!
B. Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà!
C. Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi
D. Nghĩ đến anh mà nát ruột gan
Câu 6. Các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau có đặc điểm gì?
Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu
Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong
Như lá dong kia đã lót ủ men nồng
A. Bình dị, tinh tế, phù hợp với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi.
B. Mang tính ước lệ tượng trưng, phù hợp với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi.
C. Độc đáo, mới mẻ, thể hiện sự sáng tạo trong cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi
D. Quen thuộc, gần gũi trong đời sống và trong cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nêu đúng nhất tâm trạng của nhân vật “em” trong đoạn trích?
Trang 2, mã đề 141
- A. Tâm trạng buồn bã, chán chường
B. Tâm trạng đau khổ, hoảng loạn
C. Tâm trạng nuối tiếc, xót xa
D. Tâm trạng giận dữ, tức tối
Câu 8. Ý nghĩa của 2 câu thơ cuối đoạn trích:
Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa
Bằng con chẫu chuộc thôi
A. Diễn tả nỗi phẫn uất của cô gái
B. Diễn tả sự đồng cảm cho số kiếp hồng nhan bạc phận
C. Diễn tả nỗi thương thân của cô gái
D. Lên án sự bất công đối với người phụ nữ
Trả lời vào giấy làm bài tự luận các câu hỏi từ Câu 9 đến Câu 11:
Câu 9 (1,0 điểm). Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ sau:
Nghĩ đến anh mà nát ruột gan
Như nặn nến sáp không nên
Như ôm cây to không xuể
Câu 10 (1,0 điểm). Hãy nhận xét nội dung, ý nghĩa của đoạn trích trên.
Câu 11 (1,0 điểm). Anh/Chị suy nghĩ gì về việc cha mẹ sắp đặt hôn nhân của con cái trong xã hội
phong kiến xưa?
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong câu nói của
liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời người phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
--------------- Hết ---------------
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không được giải thích gì thêm.
Trang 3, mã đề 141