intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Hình thức: Tự luận I/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Mức độ nhận thức % Tổng Tổng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm Kĩ cao TT năng Thời Thời Thời Thời Số Thời Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian câu gian (%) (%) (%) (%) (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc 15 10 10 5 5 5 0 0 4 20 30 hiểu 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20 đoạn văn nghị luận xã hội 3 Viết 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50 bài văn nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm. II/ BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA:
  2. TT Nội dung Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng kiến thức/ kiến kĩ năngcần kiểm tra, nhận thức Kĩ năng thức/Kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu dụng cao Thơ hiện * Nhận biết: 1 ĐỌC 2 1 1 0 4 đại Việt - Xác định được thể thơ, HIỂU Nam giai phương thức biểu đạt của bài đoạn từ thơ/đoạn thơ. 1945 đến - Xác định được đề tài, hình hết thế kỉ tượng nhân vật trữ tình trong XX bài thơ/đoạn thơ. (Ngữ liệu - Chỉ ra các chi tiết, hình ngoài ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ... sách giáo trong bài thơ/đoạn thơ. khoa) * Thông hiểu: - Hiểu được đề tài, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu, tình cảm của nhân vật trữ tình, những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. * Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. Nghị luận * Nhận biết: 2 VIẾT 1* về một tư - Xác định được tư tưởng, ĐOẠN tưởng, đạo lí cần bàn luận. VĂN đạo lí - Xác định được cách thức NGHỊ trình bày đoạn văn. LUẬN XÃ * Thông hiểu: HỘI - Diễn giải về nội dung, ý (khoảng nghĩa của tư tưởng, đạo lí. 150 chữ) * Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù
  3. TT Nội dung Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng kiến thức/ kiến kĩ năngcần kiểm tra, nhận thức Kĩ năng thức/Kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu dụng cao hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. * Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục. Nghị luận * Nhận biết: về một - Nhận diện hiện tượng đời hiện sống cần nghị luận. tượng đời - Xác định được cách thức sống trình bày đoạn văn. * Thông hiểu: - Hiểu được thực trạng/ nguyên nhân/ các mặt lợi - hại, đúng - sai của hiện tượng đời sống. * Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống. * Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục. Nghị luận * Nhận biết: 3 VIẾT BÀI 1* về một bài - Xác định được kiểu bài VĂN thơ, đoạn nghị luận; vấn đề cần nghị NGHỊ thơ: luận. LUẬN - Việt Bắc - Giới thiệu tác giả, bài thơ, VĂN (trích - Tố đoạn thơ. HỌC Hữu) - Nêu được nội dung cảm
  4. TT Nội dung Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng kiến thức/ kiến kĩ năngcần kiểm tra, nhận thức Kĩ năng thức/Kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu dụng cao - Đất hứng, hình tượng nhân vật Nước trữ tình, đặc điểm nghệ (trích thuật,... của bài thơ/đoạn thơ. -Nguyễn * Thông hiểu: Khoa - Diễn giải những đặc sắc về Điềm) nội dung và nghệ thuật của - Sóng các bài thơ/đoạn thơ theo yêu (Xuân cầu của đề bài: hình ảnh hai Quỳnh) cuộc kháng chiến và những tình cảm yêu nước thiết tha, những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư trong sáng; tính dân tộc và những tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh,... - Lí giải một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam 1945 - 1975 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. * Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí và đóng góp của tác giả. * Vận dụng cao: - So sánh với các bài thơ khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
  5. TT Nội dung Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng kiến thức/ kiến kĩ năngcần kiểm tra, nhận thức Kĩ năng thức/Kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu dụng cao Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng). - Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần Làm văn. - (1*) Một bài văn đánh giá 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); tỉ lệđiểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm. III/ ĐỀ KIỂM TRA:
  6. SỞ GDĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề chính thức I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ: “…Anh đã trải qua những gian khổ, hi sinh Đủ để cho em thơ kiêu hãnh Vì thế em ơi Cuộc đời anh không phải là bất hạnh! Anh lại về làng quê ta đây em Trong chiều xưa sâu thẳm Những trận đánh chỉ còn là kỉ niệm Cỏ chiến hào giờ chắc đã lên tươi… Người yêu anh đi lấy chồng rồi Bế con người, đứng đón anh, dưới bóng trúc Anh nghe tiếng nàng cười và nàng khóc Có gì đâu chuyện đó cũng thường thôi Nàng chờ anh đã quá lâu rồi Đồng đội báo về là anh đã … chết Anh sống lại từ cánh rừng hủy diệt Dưới bóng cây chập choạng, mù lòa […] Nếu anh lại trẻ trung mười tám tuổi Và Tổ quốc lại một lần lên tiếng gọi anh đi Anh lại bằng lòng vượt mọi hiểm nguy Đuổi giặc trong cánh rừng giặc rải đầy thuốc độc Gửi lại chiến hào Đôi mắt mẹ cho như ngà như ngọc Rồi lại về làng với chiếc gậy trong tay Với Độc lập Tự do cho tất thảy mọi người Thế hệ anh đã sống một thời Xứng đáng để thế hệ sau kiêu hãnh Vì thế, em ơi Cuộc đời anh đâu phải là bất hạnh!” (Trích “Về làng” - Trần Đăng Khoa - Điền Trì, 08-03-1982; Nguồn: Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Câu 3. Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên trong đoạn thơ như thế nào? (Học sinh trình bày ngắn gọn khoảng 4 – 5 dòng) Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về lối sống cống hiến, nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm) Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
  7. Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…” (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 120) ====================HẾT===================
  8. SỞ GDĐT BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN MÔN: NGỮ VĂN 12 – Năm học 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 90 phút (Đáp án gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Tự do 0,75 * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Không chấp nhận phương án khác 2 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: “Anh” 0,75 * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Không chấp nhận phương án khác 3 Hình ảnh nhân vật trữ tình “anh” trong đoạn thơ (HS trình bày ngắn 1,0 gọn khoảng 4 – 5 dòng) - “Anh” – một người lính từng tham gia chiến đấu ở chiến trường, bị thuốc độc của giặc làm mù đôi mắt, anh trở về làng với chiếc gậy trong tay. - Nhưng đối với “anh” những mất mát, hi sinh đó không phải là bất hạnh mà là sự kiêu hãnh, tự hào vì anh đã cống hiến tuổi trẻ, cuộc đời mình để đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc -> Lòng yêu nước, sự hi sinh cao cả vì đất nước. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời được: 0,0 điểm 4 Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn thơ: 0,5 - Lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước - Lối sống cống hiến - Ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc - Sự trân trọng, ngưỡng mộ, lòng biết ơn,… * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 1 trong các ý trên: 0,5 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị 2,0 luận (khoảng 150 chữ) bàn về lối sống cống hiến, nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lối sống cống hiến, nhất là đối với 0,25 thế hệ trẻ ngày nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS có thể chọn các thao tác lập luận để 0,75 triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải thể hiện
  9. được vấn đề: - Nêu vấn đề nghị luận: lối sống cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay. - Giải thích: “Lối sống cống hiến” là bỏ qua lợi ích cá nhân, đặt lợi ích chung lên hàng đầu, đóng góp trí tuệ và sức lực cho cộng đồng, xã hội. - Phân tích, chứng minh: + Biểu hiện của lối sống cống hiến: Tham gia nghĩa vụ quân sự (đối với nam); tham gia các hoạt động xã hội như từ thiện, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp cho các hoạt động công ích,...; sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng để phục vụ lợi ích chung, vì sự phát triển chung của cộng đồng;… (dẫn chứng) + Ý nghĩa của lối sống cống hiến: Giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước; giúp hoàn thiện tâm hồn, phẩm chất đạo đức; giúp cho đời sống của cá nhân được nâng cao và đem lại nhiều điều kỳ diệu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; được mọi người yêu quý, thán phục… - Khẳng định vấn đề: đây là một lối sống đẹp, cao cả. Ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (dẫn chứng). - Phê phán: một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỉ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân, đua đòi, tụ tập ăn chơi, không có ý chí học hành, sa vào các tệ nạn xã hội, trốn nghĩa vụ quân sự,...). Đó là những lối sống lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ. - Liên hệ bản thân - Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề và rút ra bài học cho bản thân. * Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,5 đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ: 5,0 “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu … Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài 0,25
  10. triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân 0,5 dân” – Nhân dân là những người đã hóa thân vào đất nước. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh không xác định được vấn đề nghị luận: 0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: 0,5 - Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, về đoạn trích “Đất Nước” - Khái quát nội dung đoạn thơ cần phân tích và trích dẫn đoạn thơ. * Thân bài: Phân tích tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” – Chính 2,5 Nhân dân là những người đã hóa thân làm nên Đất Nước. Một Đất Nước với nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, gắn với số phận, tính cách, phẩm chất, tâm hồn nhân dân (hòn Trống Mái, núi Vọng phu, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long,...) -> Đất Nước được quy tụ bằng những hình ảnh, những địa danh, những danh nhân. - Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những địa danh, thắng cảnh gắn với cuộc sống, tính cách, số phận của nhân dân: + Lối sống nghĩa tình, thủy chung, thắm thiết trong tình cảm vợ chồng (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái) + Sức mạnh bất khuất, truyền thống đánh giặc giữ nước (chuyện Thánh Gióng) + Cội nguồn thiêng liêng, quá trình dựng nước và giữ nước (hướng về đất Tổ Hùng Vương) + Truyền thống hiếu học (cách cảm nhận về núi Bút, non Nghiên) + Hình ảnh Đất Nước tươi đẹp: sông Cửu Long, vịnh Hạ Long (cách nhìn dân dã về núi con cóc, con gà, dòng sông,…) -> Đất Nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Một Đất Nước thống nhất trong máu thịt, trong tình cảm, ước vọng nên không một kẻ thù nào có thể chia cắt được. - Nhân dân đã hóa thân vào Đất Nước: Đất Nước là nơi quy tụ của những danh nhân:“Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…” “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/ Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” “…đi đâu ta cũng thấy những cuộc đời đã hóa núi sông ta…” -> Nhân dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi, con sông. * Đánh giá chung: - Nhà thơ đã liệt kê một loạt những kì quan thiên nhiên trải dài từ Bắc vào Nam, khẳng định mỗi địa danh chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn với tâm hồn, tính cách và lẽ sống của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước (truyền thống thuỷ chung, tình nghĩa; hiếu học; xây dựng đất nước và chống ngoại xâm,…) - Với kết cấu qui nạp, đi từ liệt kê các hình tượng cụ thể đến khái quát mang tính triết lí sâu sắc, khẳng định chính nhân dân đã tạo dựng nên Đất Nước; chính nhân dân đã đặt tên, ghi dấu vết trên mỗi tấc đất, ngọn núi, con sông này. => Vẻ đẹp của Đất Nước gắn với những con người bình dị vô danh.
  11. * Hướng dẫn chấm: - HS phân tích được tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - HS phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Phân tích sơ sài, chung chung, chưa rõ ràng: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Phân tích sơ lược: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh khái quát được 2 ý (cả nội dung và nghệ thuật): 0,5 điểm. - Học sinh khái quát được 1 ý (nội dung hoặc nghệ thuật): 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,5 vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Nguyễn Khoa Điềm (cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm khác với các nhà thơ khác viết về đề tài đất nước như Nguyễn Đình Thi,…); biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2