intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỳ thi đang đến gần, hãy chuẩn bị thật tốt với tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn”. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp các em ôn tập có hệ thống, rèn luyện kỹ năng giải bài và làm quen với cấu trúc đề thi. Chúc các em học tốt và đạt điểm cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (Số câu) (Số câu) (Số câu) Kĩ năng Nội dung/đơn vị KT TT Tổng TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 4 0 4 1 0 1 10 1 Thơ lục bát 20 10 Tỉ lệ % điểm 20% 10% 60% % % Viết Viết bài văn kể lại một trải Số câu nghiệm về một lần em làm quen 0 1* 0 1* 0 2* 1 2 với người bạn mới. 20 Tỉ lệ % điểm 10% 10% 40% % Tỷ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100
  2. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá năng vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thức Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ của bài thơ. - Nhận biết được cụm từ loại: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong dòng thơ. 4TN - Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy) - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ. Thông hiểu: Đọc 1 Thơ lục - Hiểu được nghĩa của từ trong bài thơ. hiểu bát - Hiểu từ đồng âm và từ đa nghĩa sử dụng trong dòng thơ. - Hiểu được ý nghĩa của những hình ảnh thơ. 4TN,1TL - Hiểu được nội dung của đoạn thơ. - Nhận xét được ý nghĩa của câu thơ thể hiện qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ. Vận dụng: - Trình bày được suy nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. 1TL
  3. 2 Viết Nhận biết: HS nhận biết được các yêu cầu của đề bài 1* 1* 2* Viết bài văn để xác định được đối tượng, sự việc cần kể, ngôi kể. kể lại một Thông hiểu: trải nghiệm - Biết cách hình thành cốt truyện, lựa chọn chi tiết, sự về một lần việc, nhân vật, ... tiêu biểu em làm - Biết lập dàn ý cho bài văn. quen với Vận dụng: người bạn - Biết vận dụng sự hiểu biết về con người và cuộc sống mới giúp em kết hợp kiến thức, kĩ năng làm bài văn kể chuyện để thay đổi bản hoàn thành bài văn kể trải nghiệm của em. thân theo Vận dụng cao: hướng tích - Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt. cực. - Bài viết thể hiện sự sáng tạo trong cách kể. Lời kể hấp dẫn. Tổng 4 TN 4 TN1TL 2TL Tỉ lệ % 30% 40% 30% Tỉ lệ 70% 30% chung
  4. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Họ và tên: ...................................... NĂM HỌC 2024 - 2025 Lớp: 6/...... Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ “Gần lắm Trường Sa” và thực hiện các yêu cầu: Biết rằng xa lắm Trường Sa Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào. Viết làm sao, viết làm sao Câu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôi Ở nơi cuối bến, ở nơi cùng bờ Phải đâu chùm đảo san hô Cũng không như một chùm thơ ngọt lành Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa [….] Ở nơi sừng sững niềm tin Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần. (Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 – 17) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ năm chữ. B. Thể thơ lục bát. C. Thể thơ bốn chữ. D. Thể thơ tự do. Câu 2. Trong dòng thơ “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.” có mấy cụm tính từ? A. Một cụm tính từ. B. Hai cụm tính từ. C. Ba cụm tính từ. D. Bốn cụm tinh từ. Câu 3. Từ in đậm trong hai dòng thơ sau: “Ở nơi sừng sững niềm tin Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua” thuộc cấu tạo từ nào? A. Từ đơn. B. Từ láy. C. Từ ghép đẳng lập. D. Từ ghép chính phụ. Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con” là:
  5. A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ. Câu 5. Em hiểu như thế nào là “Quần đảo”? A. Một hòn đảo lớn. B. Một hòn đảo nhỏ. C. Hòn đảo ở xa đất liền. D. Một dãy hoặc một nhóm đảo nằm gần nhau. Câu 6. Từ “mũi” trong câu thơ “Tấm lòng theo mũi tàu ra” với từ “mũi” trong câu “Cô ấy có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp.” là: A. Từ đồng âm. B. Từ đa nghĩa. C. Từ đồng nghĩa. D. Từ trái nghĩa. Câu 7. Những hình ảnh được nhắc tới trong đoạn thơ như “đảo cuối trời xanh”, “trăm hạt thóc vãi thành đảo con”, “Sóng bào mãi vẫn không mòn”, … khiến em hình dung như thế nào về quần đảo Trường Sa? A. Là nơi xa xôi của tổ quốc, không có người ở. B. Là hòn đảo gần đất liền, là địa điểm du lịch hấp dẫn. C. Là nơi xa xôi của tổ quốc, tuy nhỏ bé mà kiên cường. D. Là nơi xa xôi của tổ quốc, con người chưa bao giờ đặt chân đến. Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? A. Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của quần đảo Trường Sa. B. Đoạn thơ thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả. C. Đoạn thơ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của tác giả. D. Đoạn thơ miêu tả bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển. Thực hiện các yêu cầu: Câu 9. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.”? Câu 10. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với biển đảo quê hương , với đất nước? Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm về một lần em làm quen với người bạn mới giúp em thay đổi bản thân theo hướng tích cực. _______Hết______ BÀI LÀM:
  6. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 3 trang) I. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: Kiến thức và kĩ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời B A B B D B C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Tự luận Câu 9: (1.0 điểm) Nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.” vì: * Gợi ý đáp án: - Về mặt địa lí thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào. - Nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào. Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,50 đ) Mức 4 (0,25 đ) - Học sinh diễn - Học sinh diễn đạt - Học sinh diễn đạt - Học sinh diễn đạt đạt trôi chảy được 2 ý đảm bảo về được 2 ý đảm bảo về trôi chảy được 1 ý được 2 ý đảm nội dung, phù hợp với nội dung, phù hợp với đảm bảo về nội bảo về nội dung, chuẩn mực đạo đức chuẩn mực đạo đức dung, phù hợp với phù hợp với song còn mắc lỗi chính song còn chung chuẩn mực đạo chuẩn mực đạo tả, ý chưa trôi chảy. chung. đức. đức. *Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Câu 10. (1,0 điểm) Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm với biển đảo quê hương, với đất nước: * Gợi ý đáp án: - Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm trân quý, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. - Đọc đoạn thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm học tập, rèn luyện để xây dựng đất nước, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương. - Tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của biển đảo quê hương với bạn bè quốc tế. -…
  7. Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,50 đ) Mức 4 (0,25 đ) Mức 5 (0,0 đ) - Học sinh - Học sinh diễn đạt - Học sinh diễn - Học sinh diễn - Học sinh diễn đạt trôi được 2 ý đảm bảo đạt được 2 ý đảm đạt trôi chảy không nêu chảy được 2 ý về nội dung, phù bảo về nội dung, được 1 ý đảm được hoặc sai đảm bảo về hợp với chuẩn mực phù hợp với bảo về nội so với yêu nội dung, phù đạo đức song còn chuẩn mực đạo dung, phù hợp cầu đề. hợp với mắc lỗi chính tả, ý đức song còn với chuẩn mực chuẩn mực chưa trôi chảy. chung chung. đạo đức. đạo đức. *Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm a. Cấu trúc bài văn tự sự. 0,5 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 c. Triển khai đúng nội dung yêu cầu. 2,5 d. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 đ. Sáng tạo. 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí Tiêu chí đánh giá Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; Phần 0,5 thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biết cách sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng 0,25 tôi/em) hình thành cốt truyện, lựa chọn chi tiết, sự việc, nhân vật ... tiêu biểu. c. Triển khai đúng nội dung yêu cầu: Kể lại một trải nghiệm thú vị của em: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm một lần em làm quen với người bạn mới. Cảm 0,25 xúc, ấn tượng chung về những điều tốt đẹp đã được khơi gợi trong em trong lần gặp gỡ ấy. * Thân bài: Kể diễn biến của trải nghiệm: - Giới thiệu thời gian, không gian, hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa em và bạn. 2,0 + Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào). + Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, trường học, hồ bơi…). + Hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa em và bạn (ngày khai trường, cùng tham gia văn nghệ, cùng đi bơi….). - Những nhân vật có liên quan: hành động, việc làm, lời nói cụ thể của các nhân vật. (Miêu tả đôi nét về người bạn cùng em có những trải nghệm đáng nhớ: hình dáng, tính cách, giao tiếp, ứng xử với mọi người. Nêu đặc điểm mà em ấn tượng nhất về người bạn đó). - Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí: + Hoạt động bắt đầu trải nghiệm với bạn. + Những điều xảy ra tiếp. Điều đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên. + Những việc làm để giải quyết tình huống. - Điều đặc biệt của trải nghiệm với bạn khiến em nhớ đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân mình để sống tốt hơn
  8. - Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện ? (Chú ý: - Lựa chọn được câu chuyện sâu sắc, nội dung câu chuyện phong phú, hấp dẫn; các sự kiện, chi tiết rõ ràng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, hấp dẫn; biết bộc lộ cảm xúc suy nghĩ sâu sắc về trải nghiệm của bản thân; kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí, có hiệu quả, phù hợp.) * Kết bài: Kết thúc trải nghiệm, ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ trải nghiệm ấy. 0,25 d. Diễn đạt: Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, vốn từ ngữ 0,25 phong phú, các phần có sự liên kết chặt chẽ. đ. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, văn viết có cảm xúc, gây ấn tượng để tạo nên sức lay động, truyền cảm cho người đọc. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
360=>0